Làm sao để vật nuôi không kịp thấy đau, không kịp kêu khi giết mổ?

Thành Trung |

Luật Chăn nuôi quy định rõ phải có biện pháp để vật nuôi không kịp kêu, không kịp thấy đau khi giết mổ.

Quy định trên khiến nhiều người thắc mắc vì sao phải làm cho động vật không kịp kêu, không kịp thấy đau trước khi giết mổ?

Lý giải về điều này, PGS.TS Phạm Kim Đăng - Phó khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Điều 68 Luật Chăn nuôi đã quy định rõ phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

Việc gây ngất này nhằm đảm bảo 3 yếu tố quan trọng, đó là tính nhân văn (phúc lợi động vật), đúng luật và chất lượng thịt.

Vật nuôi được coi là đảm bảo về phúc lợi cần đáp ứng được "5 không" gồm: Không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật; Không bị khó chịu; Không bị sợ hãi và căng thẳng; Không bị hạn chế các tập tính tự nhiên.

Việc gây ngất vật nuôi khi giết mổ cũng giống với quy định cấm giết vật nuôi trước mặt đồng loại, nhằm tránh vật nuôi bị sợ hãi, stress.

Vì những vật nuôi bị giết mổ khi đang sợ hãi hay stress sẽ sản sinh ra một loại hooc-môn tên là cortisol và huy động năng lượng để chống lại điều này.

Thịt của những con bị giết mổ trong trạng thái sợ hãi, stress sẽ bị biến đổi về mặt chất lượng rất nhanh, thịt không ngon.

Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của sản phẩm thịt và quyền lợi của người tiêu dùng.

Phó khoa Chăn nuôi cho biết, hiện có nhiều biện pháp gây ngất vật nuôi khi giết mổ như chích điện, dùng khí,.. nhưng phần lớn các lò mổ ở Việt Nam hiện nay dùng điện.

Khi chích điện, con vật sẽ bị ngất tức thì, không kịp phản ứng, không kịp kêu, không kịp cảm thấy đau đớn.

Trước câu hỏi vì sao việc đảm bảo phúc lợi động vật lại quan trọng trong giết mổ vật nuôi? Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, việc đảm bảo phúc lợi động vật hướng đến sự nhân văn. Đây là điều kiện để hội nhập, trao đổi sản phẩm chăn nuôi với thế giới, vì một số nước phát triển coi đây là một trong những điều kiện để trao đổi với nhau.

Cũng theo ông Dương, nếu như chỉ có năng suất cao, giá thành hạ, chất lượng tốt mà không đối xử nhân đạo với vật nuôi thì "người ta cũng từ chối sản phẩm đó".

Đơn cử như nước Úc đã từ chối cung cấp bò thịt sang các nước không có quy trình giết mổ nhân đạo với vật nuôi.

Ngoài ra, một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ… cũng đã đưa vào luật những quy định về việc đối xử nhân đạo với vật nuôi để đảm bảo con vật được đối xử tốt nhất”.

Quyền Cục trưởng Chăn nuôi cho biết thêm, về mặt khoa học, vật nuôi bị hành quyết đau đớn sẽ tiết ra nhiều độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng lớn đến chất lượng thịt và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu thụ.

Vì vậy, việc đưa ra quy định nhân đạo với vật nuôi không những đáp ứng được vấn đề an toàn thực phẩm, mà còn đáp ứng được tính nhân văn với vật nuôi với các nước trên thế giới.

Điều 68 Luật Chăn nuôi quy định về phúc lợi cho vật nuôi trong giết mổ.

Trong đó, chủ cơ sở giết mổ phải thực hiện các yêu cầu sau:
1. Cơ sở giết mổ phải có nơi nhốt vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ bảo đảm vệ sinh. Vật nuôi phải được cung cấp đầy đủ nước uống.
2. Không đánh đập, hành hạ; hạn chế gây sợ hãi, căng thẳng, đau đớn cho vật nuôi; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Cấm giết vật nuôi trước mặt đồng loại, nhớ lại lệnh cấm XK bò của Úc

Thành Trung |

Quy định cấm giết động vật trước mặt đồng loại gây nhiều chú ý. Từ đó, nhiều người đã nhắc câu chuyện Úc cấm xuất khẩu bò từ 1 công ty ở Hải Phòng hồi giữa năm 2016.

Lý giải vì sao không được giết vật nuôi trước mặt đồng loại

Thành Trung |

Việc cấm giết vật nuôi trước mặt đồng loại đã được quy định rõ tại Điều 68 - Luật Chăn nuôi vừa được Quốc hội thông qua cách nay 1 tháng.

Xây dựng nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 12.12, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII chính thức khai mạc với chủ đề “Dân chủ-Đoàn kết-Đổi mới-Hội nhập-Phát triển”.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cấm giết vật nuôi trước mặt đồng loại, nhớ lại lệnh cấm XK bò của Úc

Thành Trung |

Quy định cấm giết động vật trước mặt đồng loại gây nhiều chú ý. Từ đó, nhiều người đã nhắc câu chuyện Úc cấm xuất khẩu bò từ 1 công ty ở Hải Phòng hồi giữa năm 2016.

Lý giải vì sao không được giết vật nuôi trước mặt đồng loại

Thành Trung |

Việc cấm giết vật nuôi trước mặt đồng loại đã được quy định rõ tại Điều 68 - Luật Chăn nuôi vừa được Quốc hội thông qua cách nay 1 tháng.

Xây dựng nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 12.12, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII chính thức khai mạc với chủ đề “Dân chủ-Đoàn kết-Đổi mới-Hội nhập-Phát triển”.