Làm nhiều nhưng giữ lại ít, TPHCM không có tiền đầu tư cho giao thông

MINH QUÂN |

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng tổng thu ngân sách của TPHCM lớn nhất nước nhưng được giữ lại quá ít, không đủ để đầu tư cho hạ tầng, dẫn đến tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng.

Muốn phát triển TPHCM phải có đường vành đai, cao tốc

Chiều 12.4, làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo TPHCM, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, 85% diện tích của TPHCM đã đô thị hóa, muốn có thêm động lực phát triển thì cần phải có hệ thống đường vành đai, cao tốc, vệ tinh.

Tuy nhiên, được quy hoạch 6 cao tốc, 4 tuyến đường vành đai nhưng TPHCM hiện chưa hoàn thành đến 1/3 do thiếu vốn.

Ông Thể dẫn chứng, trong quy hoạch, TPHCM có 4 đường vành đai, đến nay chỉ có đường vành đai 2 đã được thi công nhưng chưa khép kín được (còn 13km nữa). Các đường vành đai 3, 4 cực kỳ quan trọng nhưng chưa thể triển khai.

Theo ông Thể, nếu không sớm hình thành các tuyến đường vành đai này thì chắc chắn giao thông ở TPHCM sẽ vô cùng hỗn độn, bởi không có đường vành đai thì xe cộ phải chạy xuyên tâm.

Bộ trưởng GTVT nhận định, tuyến vành đai 3 và 4 chắc chắn phải làm và nên làm sớm chứ nếu đợi khi có vốn mới làm thì tiền giải phóng mặt bằng sẽ lên rất cao.

"Nếu đợi có vốn mới làm khi đó sẽ cần 5.000-7.000 tỉ đồng tiền giải phóng mặt bằng chứ không phải 3.000 tỉ như hiện nay. Do đó việc giải phóng mặt bằng đường vành đai 3 nên tiến hành sớm như đề xuất của TPHCM" - ông Thể nói.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong buổi làm việc chiều nay. Ảnh: Hữu Công
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong buổi làm việc chiều nay. Ảnh: Hữu Công

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thể, TPHCM được quy hoạch 6 cao tốc kết nối với các tỉnh nhưng mới có 2 tuyến TPHCM - Trung Lương và TPHCM - Long Thành. Cả hai tuyến này đều đang quá tải. Riêng cao tốc Bến Lức - Long Thành, Bộ GTVT gấp rút triển khai, dự kiến cuối năm 2020, hoặc đầu năm 2021 sẽ khép kín tuyến đường này. Ba tuyến còn lại là TPHCM - Tây Ninh, TPHCM - Chơn Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu.

"TPHCM là đô thị lớn nhất nước, đông dân nhất nước và cũng ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhất nước. Việc này gây lãng phí, ảnh hưởng sự phát triển. Đường vành đai và cao tốc là lối ra cho thành phố" - ông Thể nói.

Bộ trưởng GTVT cũng cho rằng, đô thị lớn như TPHCM không thể không có metro. Ông đề nghị các bộ liên quan sớm tham mưu, ứng vốn cho thành phố hoặc cho thành phố tự ứng ngân sách để bảo đảm tiến độ tuyến metro số 1.

Không có nguồn lực đầu tư cho hạ tầng

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, tổng thu ngân sách của TPHCM lớn nhất nước nhưng được giữ lại quá ít, không đủ để đầu tư cho hạ tầng. Ông Nhân dẫn chứng, TPHCM đóng góp 27% GDP cả nước nhưng được sử dụng có 5,2% nguồn thu.

Theo ông đây là một sự mất cân đối, bởi lẽ ra với dân số chiếm 9,5% dân số cả nước thì được dùng 9,5% ngân sách. “Chính việc mất cân đối này khiến TPHCM không có nguồn lực tài chính công để đầu tư cho hạ tầng” – ông Nhân nói.

Theo, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, TPHCM đóng góp nhân sách nhiều nhưng giữ lại ít nên không đủ đầu tư cho hạ tầng
Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, TPHCM đóng góp ngân sách nhiều nhưng được giữ lại ít nên không đủ đầu tư cho hạ tầng

Cũng theo Bí thư Nhân, lâu nay các công trình giao thông lớn ở TPHCM đều do Bộ quản lý, thành phố muốn làm cũng không được. Chẳng hạn như đường vành đai 3 do Bộ GTVT "chủ trì".

Vì vậy, để sớm khởi công đường vành đai 3, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết TPHCM xin cơ chế cho thành phố đi vay rồi Trung ương trả sau. Theo ông Nhân, nếu tuyến đường này không làm sớm mà để sang nhiệm kỳ sau (2021-2025) mới làm, khi đó dân số thành phố thêm 1 triệu dân thì giao thông ách tắc, không đi được nữa.

“Vành đai 3 là của Trung ương, TPHCM và các tỉnh xin bỏ tiền đền bù giải phóng mặt bằng trước. Và không chỉ đường vành đai 3, TPHCM xin luôn cơ chế này cho đường vành đai 4” – ông Nhân nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận vấn đề giao thông tại TPHCM đang rất cấp bách. Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức một hội nghị riêng về việc kết nối giao thông giữa thành phố và các tỉnh miền Tây, miền Đông để tháo gỡ các vướng mắc và bàn kĩ hơn. Ngoài ra cũng có một hội nghị khác về phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà trong đó thành phố là trung tâm.

Thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, TPHCM kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương cho triển khai dự án tuyến đường vành đai 3, đoạn qua địa bàn TPHCM; đồng thời cho phép thành phố tạm ứng ngân sách để bồi thường giải phóng mặt bằng trong khi chờ Trung ương triển khai thủ tục và phương thức đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án; ngân sách Trung ương sẽ bố trí hoàn trả lại theo hướng bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đối với chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

"Mắt thần" kỳ vọng giải cứu ùn tắc giao thông TPHCM

MINH QUÂN |

Với 732 camera giám sát cùng 136 camera đo đếm lượng giao thông, trung tâm giám sát và điều khiển giao thông TPHCM được xem như “mắt thần” hiện đại nhằm giúp người dân né các điểm kẹt xe, chống ùn tắc, xử lý các sự cố hạ tầng hữu hiệu.

Giao thông TPHCM: Giảm kẹt xe bằng cách nào?

Minh Quân |

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải, TPHCM có tổng cộng 5 tuyến đường bộ trên cao với tổng chiều dài là 70,7km, góp phần giải quyết giao thông cho TP có 10 triệu dân.

“Vỡ trận” quy hoạch taxi, giao thông TPHCM tắc nghẽn

Huyền Trân |

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, dự báo số lượng taxi tại TPHCM đến năm 2020 đạt khoảng 12.700 xe. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, số lượng taxi tại TPHCM thực tế là 26.404 xe (gồm 11.060 xe taxi truyền thống + 15.344 xe dạng Uber, Grab), vượt gấp đôi mức dự báo của năm 2020. Với số lượng taxi tăng đột biến thời gian vừa qua, trong khi hệ thống bến bãi gần như bằng “0” đã làm phá vỡ quy hoạch taxi trên địa bàn thành phố, và đây cũng là một nguyên nhân gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

"Mắt thần" kỳ vọng giải cứu ùn tắc giao thông TPHCM

MINH QUÂN |

Với 732 camera giám sát cùng 136 camera đo đếm lượng giao thông, trung tâm giám sát và điều khiển giao thông TPHCM được xem như “mắt thần” hiện đại nhằm giúp người dân né các điểm kẹt xe, chống ùn tắc, xử lý các sự cố hạ tầng hữu hiệu.

Giao thông TPHCM: Giảm kẹt xe bằng cách nào?

Minh Quân |

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải, TPHCM có tổng cộng 5 tuyến đường bộ trên cao với tổng chiều dài là 70,7km, góp phần giải quyết giao thông cho TP có 10 triệu dân.

“Vỡ trận” quy hoạch taxi, giao thông TPHCM tắc nghẽn

Huyền Trân |

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, dự báo số lượng taxi tại TPHCM đến năm 2020 đạt khoảng 12.700 xe. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, số lượng taxi tại TPHCM thực tế là 26.404 xe (gồm 11.060 xe taxi truyền thống + 15.344 xe dạng Uber, Grab), vượt gấp đôi mức dự báo của năm 2020. Với số lượng taxi tăng đột biến thời gian vừa qua, trong khi hệ thống bến bãi gần như bằng “0” đã làm phá vỡ quy hoạch taxi trên địa bàn thành phố, và đây cũng là một nguyên nhân gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.