Làm gì để hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2050, GDP đầu người đạt 32.000 USD

Anh Tuấn |

Việt Nam phấn đấu năm 2030 là "nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao" và năm 2050 thành "nước phát triển, thu nhập cao", với GDP thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 32.000 USD. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, mấu chốt để hiện thực hóa mục tiêu trên chính là yếu tố con người, chất lượng nguồn nhân lực.

Yếu tố con người, chất lượng nguồn nhân lực là mấu chốt

Theo Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường, Việt Nam phấn đấu tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 7% một năm trong 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Đến năm 2050, Việt Nam sẽ là nước phát triển, thu nhập cao. Nền kinh tế vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu.

Ở giai đoạn này, dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 6,5-7,5% một năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người khoảng 27.000-32.000 USD; tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70-75%.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Ảnh: Ngọc Tiến
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Ảnh: Ngọc Tiến

Trao đổi với phóng viên Lao Động bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai khoá XV, bà Phạm Thị Hồng Yến - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, mục tiêu của Quy hoạch tổng thể Quốc gia là kim chỉ nam, là động lực để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng và có những phương án huy động nguồn lực.

Quy hoạch đã định hướng sự hình thành phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây dựa trên các đường quốc lộ, cao tốc, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế. Ưu tiên phát triển hành lang kinh tế gắn với vùng động lực quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Có như vậy mới hiện thực hoá được mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao; củng cố thế và lực của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cũng cho rằng, mấu chốt chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu trên chính là yếu tố con người, chất lượng nguồn nhân lực.

Theo bà Nga, trong 10 năm qua, chúng ta đang tận dụng lợi thế nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ nhưng hiện tại, đó không còn là lợi thế nữa. Nguồn nhân lực phải có chất lượng, có trình độ, tay nghề, có ý thức kỷ luật cao. Nếu như không quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta sẽ mãi loay hoay và không thể hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam đến năm 2050 thành nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người khoảng 27.000-32.000 USD.

"Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học sư phạm: Trên thực tế, hệ thống các trường quá nhiều và thậm chí tràn lan.

Thậm chí, mỗi tỉnh có vài trường đại học, đào tạo các ngành giống nhau, tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trong tuyển sinh. Các trường cấp tỉnh phải hạ chỉ tiêu tuyển sinh, dẫn tới chất lượng đầu vào chưa cao", bà Nga nói.

Vẫn còn lo ngại

Trong khi đó, tại phiên họp tổ bàn về Nghị quyết Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) nêu băn khoăn về tính khả thi của mục tiêu nêu trên. Bởi theo ông, vượt qua bẫy trung bình đã khó, còn vượt xa như vậy sẽ là thách thức.

Trong khi đó, đặt ra được mục tiêu khả thi thì mới tính toán được các bước đi, giải pháp tiếp theo, còn nếu mục tiêu không khả thi thì các bước đi sẽ gặp khó khăn.

"Tôi rất băn khoăn về mục tiêu, tầm nhìn này. Mục tiêu thu nhập bình quân đầu người tới năm 2050 tối đa 32.000 USD là mục tiêu khá khó khăn cho năm 2050", ông Hùng nói.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) cho biết, GDP bình quân đầu người hiện mới chỉ đạt hơn 4.000 USD.

Đại biểu tính toán, nếu Việt Nam tăng trưởng kinh tế ở mức 7% thì GDP bình quân đầu người giai đoạn 2021-2030 chỉ khoảng hơn 6.000 USD. Với mục tiêu này, ông đề nghị cơ quan lập quy hoạch tính toán lại trong tương quan tăng trưởng toàn nền kinh tế. Chỉ khi đánh giá kỹ thực trạng hiện nay thì mới có những giải pháp phù hợp, khắc phục được những điểm cản trở, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

GDP đạt 7%, bình quân đầu người 7.500 USD và những mục tiêu 2021 - 2030

Bảo Bình - Dương Anh |

Trong Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có một số mục tiêu đáng chú ý như GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030...

Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người của nước ta đạt 7.500 USD

Nhóm PV |

Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Dự báo tăng trưởng GDP 2023: Không nên ngủ quên trên chiến thắng

Đức Mạnh |

Đà tăng trưởng GDP 8,02% của Việt Nam trong năm 2022 được kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên ngủ quên trên chiến thắng khi những khó khăn trong thương mại đang mạnh lên.

Cháy lớn tại Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đang điều động xe cứu hỏa đến hiện trường để chữa đám cháy lớn ở Công ty Cổ phần One One miền Trung.

Dự báo thời tiết 21.3: Miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt nhanh, trời nắng oi

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 21.3, miền Bắc tăng nhiệt, ngày trời nắng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32 độ C. Khu vực vùng núi phía tây từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng, nhiệt độ lên đến 35 - 37 độ C.

Du khách Trung Quốc sẽ tăng dần theo tốc độ phục hồi hàng không

Ý Yên |

Ngay từ 15.3 - ngày Trung Quốc chính thức cho phép tổ chức tour đến Việt Nam theo chương trình thí điểm mở cửa du lịch đợt 2, các địa phương từ Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh... đã đón hàng trăm khách du lịch theo đoàn. 

Hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng

Khánh Minh |

Ngày 19.3, một số ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới đã hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai nước này - trong một thoả thuận lịch sử.

Thu nhập thấp, áp lực công việc lớn, nhiều giáo viên xin thôi việc

Chu Trang |

Gánh nặng "cơm áo gạo tiền" cộng với áp lực công việc ngày càng cao nên đã có nhiều giáo viên xin thôi việc trong năm qua.

GDP đạt 7%, bình quân đầu người 7.500 USD và những mục tiêu 2021 - 2030

Bảo Bình - Dương Anh |

Trong Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có một số mục tiêu đáng chú ý như GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030...

Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người của nước ta đạt 7.500 USD

Nhóm PV |

Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Dự báo tăng trưởng GDP 2023: Không nên ngủ quên trên chiến thắng

Đức Mạnh |

Đà tăng trưởng GDP 8,02% của Việt Nam trong năm 2022 được kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên ngủ quên trên chiến thắng khi những khó khăn trong thương mại đang mạnh lên.