Lãi vay ngân hàng đè nặng doanh nghiệp BOT giao thông

Đặng Tiến |

Việc phải hạch toán lãi vay ngay tại thời điểm phát sinh đối với các khoản vay chiếm tới 85% chi phí đầu tư công trình đang làm biến dạng tình hình tài chính của doanh nghiệp BOT giao thông. Cùng với đó do ảnh hưởng của dịch bệnh, các trạm thu phí BOT đang sụt giảm trên 80% khiến các nhà đầu tư đang khó chồng khó.

Rào cản cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn

Theo đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Tasco, đơn vị có gần 10 dự án đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang trong giai đoạn thu phí hoàn vốn. Các dự án hạ tầng giao thông triển khai theo hình thức PPP, trong khi hợp đồng BOT có rất nhiều điểm khác biệt so với các dự án sản xuất kinh doanh thông thường.

Nếu Bộ Tài chính không sớm ban hành quy định riêng về hạch toán, phân bổ lãi vay cho doanh nghiệp BOT giao thông, thì nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực này sẽ bị hủy niêm yết, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nhà đầu tư

Trưởng phòng Marketting Tasco - ông Ngô Quốc Đông - cho biết, tổng vốn đầu tư dự án BOT thường rất lớn (từ 1.000 tỉ đồng đến 25.000 tỉ đồng), cùng đó phần lớn giá trị đầu tư được thực hiện bằng vốn vay (chiếm 80 - 85% tổng mức đầu tư), nên khoản chi phí lãi vay những năm đầu thường rất cao (do số dư tính lãi vay vốn lớn), sau đó, số dư tính lãi vốn vay giảm dần và chi phí lãi vay giảm theo. Trong khi đó, doanh thu của các dự án BOT trong các năm đầu thường rất thấp. Doanh thu thu phí sẽ tăng dần cùng với tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe, điều chỉnh giá vé sử dụng đường bộ (do trượt giá) và lên đến đỉnh sau khoảng 3/4 thời gian thu phí hoàn vốn.

Một điểm khác biệt rất lớn nữa là, nếu như các dự án sản xuất kinh doanh thông thường, lợi nhuận của nhà đầu tư thường không chắc chắn, luôn xuất hiện rủi ro thua lỗ, thì lợi nhuận của nhà đầu tư dự án BOT lại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chốt ngay trong hợp đồng dự án. Các doanh nghiệp dự án BOT sẽ phải ghi nhận các khoản lỗ lũy kế rất lớn trong 2/3 - 3/4 vòng đời dự án, trong khi toàn bộ lợi nhuận của dự án lại dồn vào những năm cuối cùng.

Theo đó, để phù hợp thực tiễn của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BOT, chi phí lãi vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án BOT (không bao gồm chi phí lãi vay trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định đã vốn hóa) cần tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định tương ứng theo doanh thu tính thuế trong kỳ.

Theo các chuyên gia tài chính, việc hạch toán lãi vay theo quy định hiện hành đang gây ra những khó khăn, rào cản cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốn huy động khác và vốn huy động trên thị trường chứng khoán… Do vậy, cần có hướng dẫn riêng về hạch toán áp dụng cho dự án BOT để đảm bảo các số liệu tài chính được thể hiện phù hợp với tính chất dự án, phản ánh được hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư.

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả - ông Trần Văn Thế - cho biết, bài toán ngược trong việc hạch toán chi phí lãi vay đối với các dự án BOT giao thông cần sớm được các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, tránh để kéo dài gây thêm thiệt hại cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Khó chồng khó

Đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) - ông Trần Anh Tú - cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hiện doanh thu một ngày chỉ đạt khoảng 20% so với kế hoạch. Chưa kể trước đó để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đơn vị đã giảm 30% giá vé cho các phương tiện, đơn vị cũng đã có kiến nghị với Tổng cục Đường bộ và Bộ GTVT. Nhưng đây là thời gian cực kỳ khó khăn với doanh nghiệp, trong bối cảnh khó chung của cả nước nên hiện tại đơn vị chỉ tập trung duy trì hoạt động, đảm bảo tốt nhất đời sống người lao động.

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành (nhà đầu tư BOT cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) - cho biết, từ ngày 23.7.2021, khi UBND TP.Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ giãn cách toàn thành phố, đơn vị chấp hành nghiêm chỉ đạo và tạm dừng thu phí đến khi có thông báo mới.

Ông Khôi cho biết, trung bình một tháng doanh thu của trạm được khoảng 70 tỉ đồng, hiện không có nguồn thu, 360 người lao động phải nghỉ việc luân phiên và hưởng lương cơ bản (không có lương sản phẩm). Vẫn phải trực 24/24 tại các trạm và duy trì hệ thống, máy móc và hoạt động an toàn toàn tuyến và tham gia chống dịch cùng các lực lượng của UBND TP.Hà Nội.

Để gỡ khó, doanh nghiệp đề nghị Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất và giữ nguyên nhóm nợ đối với dự án không đủ nguồn thu. Đến khi trở lại trạng thái bình thường sẽ cơ cấu, tính toán lại giữa nhà đầu tư, ngân hàng và Bộ GTVT để kiến nghị Chính phủ có phương án khả thi để hoàn vốn trả lãi và gốc cho ngân hàng.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp lao đao, BOT giao thông vẫn đạt doanh thu lớn

Đặng Tiến |

Ảnh hưởng của COVID-19 đang khiến không ít các doanh nghiệp vận tải đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó, hầu hết các trạm BOT giao thông vẫn đạt doanh thu lớn. Để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, cần sớm có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, nới giảm chi phí tác động trực tiếp tới giá cước vận chuyển.

Tăng sức hấp dẫn của mô hình BOT giao thông

Đặng Tiến |

Tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, xây dựng các phương án tài chính riêng cho từng đoạn tuyến cao tốc có lưu lương khác nhau và cho phép giao đồng bộ cho một nhà đầu tư được quyền khai thác quảng cáo trên tuyến là những gợi ý giải pháp nhằm tăng tính hấp dẫn của mô hình BOT để thu hút các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư hệ thống đường cao tốc.

Hàng loạt doanh nghiệp BOT giao thông trước nguy cơ phá sản

Đặng Tiến |

Nhiều nhà đầu tư BOT đường bộ đang trong tình trạng “chết lâm sàng” khi doanh thu giảm sâu. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thể vỡ nợ, từ đây để lại hệ lụy lớn và khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với BOT.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Doanh nghiệp lao đao, BOT giao thông vẫn đạt doanh thu lớn

Đặng Tiến |

Ảnh hưởng của COVID-19 đang khiến không ít các doanh nghiệp vận tải đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó, hầu hết các trạm BOT giao thông vẫn đạt doanh thu lớn. Để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, cần sớm có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, nới giảm chi phí tác động trực tiếp tới giá cước vận chuyển.

Tăng sức hấp dẫn của mô hình BOT giao thông

Đặng Tiến |

Tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, xây dựng các phương án tài chính riêng cho từng đoạn tuyến cao tốc có lưu lương khác nhau và cho phép giao đồng bộ cho một nhà đầu tư được quyền khai thác quảng cáo trên tuyến là những gợi ý giải pháp nhằm tăng tính hấp dẫn của mô hình BOT để thu hút các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư hệ thống đường cao tốc.

Hàng loạt doanh nghiệp BOT giao thông trước nguy cơ phá sản

Đặng Tiến |

Nhiều nhà đầu tư BOT đường bộ đang trong tình trạng “chết lâm sàng” khi doanh thu giảm sâu. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thể vỡ nợ, từ đây để lại hệ lụy lớn và khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với BOT.