Kỳ vọng đường sắt TPHCM - Cần Thơ tạo đột phá kinh tế vùng

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ dài 174km với tổng vốn 7 tỉ USD được kỳ vọng hoàn thành, giúp tăng năng lực giao thương hàng hoá giữa TPHCM với Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Từ TPHCM đi Cần Thơ chỉ còn 75 - 80 phút

Theo đơn vị tư vấn dự án tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ (liên danh Tedi South - Tricc – Tedi), tuyến đường sắt này có điểm đầu ở ga An Bình (Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương), điểm cuối đến ga Cái Răng (Thành phố Cần Thơ).

Tuyến dài hơn 174km, có tổng đầu tư hơn 169.000 tỉ đồng (khoảng 7 tỉ USD), đi qua 6 địa phương gồm tỉnh Bình Dương, TPHCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ với 13 ga.

Đây là tuyến đường đôi, sử dụng khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435 mm, tốc độ thiết kế khoảng 190km/h cho tàu khách và 120km/h cho tàu hàng.

Với vận tốc trên, thời gian đi từ Cần Thơ đến TPHCM mất 75-80 phút thay vì 180-240 phút đi đường bộ như hiện nay.

Phương án hướng tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ
Phương án hướng tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ.

Đơn vị tư vấn đánh giá đường sắt có ưu điểm nổi bật hơn so với các phương tiện vận tải khác. Một tuyến đường đôi khổ 1.435 mm có năng lực vận tải bằng 10 tuyến đường bộ cao tốc 10 làn. Đây là phương tiện có khối lượng chở lớn, an toàn, đúng giờ... và có thể phát triển giao thông kết hợp đô thị xung quanh các khu vực nhà ga hành khách và ga hàng hóa (mô hình TOD).

Khi đường sắt TPHCM – Cần Thơ đi vào vận hành, tốc độ tối đa là 200km/h, giá thành dự kiến cao hơn vận tải bằng đường sắt thông thường khoảng 5-10%. Hiện đường sắt thông thường, vận tải hành khách tốc độ từ 55-60km/h và giá vé từ 600 - 1.000 đồng/km, vận tải hàng hóa tốc độ khoảng 45km/h và giá thành khoảng 400 đồng/km.

Đơn vị tư vấn đặt mục tiêu năm nay hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ. Sau đó, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ, trước khi trình Quốc hội xin thông qua chủ trương đầu tư năm 2024.

Cần chú ý vị trí xây nhà ga

Ông Hà Ngọc Trường - Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM, đánh giá tuyến đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ hình thành kết nối giao thông hiện đại giữa TPHCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, góp phần đưa kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long đi lên, đánh động toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

“Tôi kỳ vọng trong năm 2024, dự án hoàn thành phương án thiết kế để lên phương án mời gọi các nhà đầu tư tham gia cùng thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Để phát huy được tiềm năng, giá trị của tuyến đường sắt này, xung quanh những nhà ga, ngoài giao thông, cần kết hợp với quy hoạch phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thương mại” - ông Trường nói.

Tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ được kỳ vọng “chia lửa” cho giao thông đường bộ giữa TPHCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Minh Quân
Tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ được kỳ vọng “chia lửa” cho giao thông đường bộ giữa TPHCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Minh Quân

Tiến sĩ Trần Du Lịch - chuyên gia kinh tế cho rằng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò nối kết chiến lược và lâu dài với Đông Nam bộ, nhưng trong suốt thời gian dài, các vùng chỉ dựa vào quốc lộ 1 để giao thương; hệ thống giao thông thủy không được khai thác tối đa lợi thế. Trong khi đó, yếu tố quyết định kết nối là đường sắt TPHCM - Cần Thơ dù đã đề xuất từ rất lâu, vẫn chưa có.

“Nếu làm được tuyến đường sắt thì vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, hành khách khi chỉ mất 1,5 giờ từ Cần Thơ là lên đến TPHCM” – ông Lịch nói.

Với tổng mức đầu tư khoảng 7 tỉ USD, ông Trần Du Lịch đề xuất nên tách riêng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, không tính vào dự án mà tính riêng để thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Tại buổi làm việc của Bộ GTVT với các địa phương về phương án đầu tư tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đề nghị các địa phương cùng đơn vị tư vấn chú ý vị trí xây nhà ga, nhất là ga hàng hóa nhằm kết nối nguồn hàng, các trung tâm logistics... Điều này giúp khai thác tối đa lợi thế vận chuyển hàng hóa của tàu.

Ngoài ra, các tỉnh thành cần sớm đưa dự án vào quy hoạch chung để có pháp lý về phạm vi thực hiện, hướng tuyến.

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030, ở phía Nam ngoài tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ, còn có 3 tuyến đường sắt khác gồm: tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu dài 84km tổng mức đầu tư 50.822 tỉ đồng; tuyến Thủ Thiêm – Long Thành dài 37,5 km có vốn đầu tư 40.566 tỉ đồng; tuyến TPHCM - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư) dài 128km với tổng mức đầu tư khoảng 948,6 triệu USD.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Bộ GTVT phản hồi TPHCM về loạt dự án cao tốc, đường sắt

MINH QUÂN |

TPHCM - Bộ GTVT vừa phản hồi UBND TPHCM về các kiến nghị liên quan đến dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Long Thành - Dầu Dây, Bến Lức - Long Thành, đường sắt TPHCM - Cần Thơ...

TPHCM phản hồi Đồng Nai về làm tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành

MINH QUÂN |

TPHCM - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản phản hồi tỉnh Đồng Nai về việc tỉnh này muốn là cơ quan có thẩm quyền đầu tư thực hiện dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành.

Kiến nghị Bộ GTVT đẩy nhanh làm tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ

MINH QUÂN |

TPHCM kiến nghị Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ vỡ đê biển Đông, Bạc Liêu khẩn cấp ứng phó

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 30m, ăn sâu vào chân đê, gây ra nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Bộ GTVT phản hồi TPHCM về loạt dự án cao tốc, đường sắt

MINH QUÂN |

TPHCM - Bộ GTVT vừa phản hồi UBND TPHCM về các kiến nghị liên quan đến dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Long Thành - Dầu Dây, Bến Lức - Long Thành, đường sắt TPHCM - Cần Thơ...

TPHCM phản hồi Đồng Nai về làm tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành

MINH QUÂN |

TPHCM - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản phản hồi tỉnh Đồng Nai về việc tỉnh này muốn là cơ quan có thẩm quyền đầu tư thực hiện dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành.

Kiến nghị Bộ GTVT đẩy nhanh làm tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ

MINH QUÂN |

TPHCM kiến nghị Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ.