Kỳ vọng cuối năm 2021 sẽ có vaccine COVID-19 cho người Việt Nam

Thùy Linh |

“Việt Nam hiện đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, cách ly xã hội hay giãn cách xã hội chỉ là biện pháp tạm thời để hạn chế số ca lây nhiễm mới và ngăn chặn sự phát triển, bùng phát của đại dịch COVID-19. Tuy còn nhiều điều về virus SARS-CoV-2 mà chúng ta vẫn cần tiếp tục tìm hiểu, nhưng giải pháp hiệu quả nhất để thực sự đẩy lùi dịch bệnh này là vaccine phòng COVID-19” - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói.

Phải tự chủ vaccine

Ngày 22.7, Bộ Y tế tổ chức hội thảo “Triển khai nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký, sử dụng vaccine COVID-19 tại Việt Nam”, nhằm thống nhất chủ trương, nguyên tắc và kế hoạch triển khai các hoạt động nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng và cấp đăng ký, sử dụng vaccine COVID-19 tại Việt Nam, hoàn thiện Hướng dẫn nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký sử dụng vaccine COVID-19 trong tình trạng y tế khẩn cấp.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc nghiên cứu sản xuất và làm chủ nguồn cung cấp vaccine phòng COVID-19 trong nước là hết sức quan trọng.

Việt Nam đã có Hệ thống quản lý chất lượng vaccine (NRA) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, do đó nếu thành công vaccine COVID-19 trong nước có thể xuất khẩu góp phần phòng đại dịch cho các nước trên thế giới. Việt Nam hiện có 4 nhà sản xuất trong nước đang nghiên cứu sản xuất vaccine COVID-19. Mỗi nhà sản xuất đi theo hướng khác nhau, bước đầu cũng cho thấy kết quả khả quan.

Theo GS Long, Việt Nam là 1 trong 42 quốc gia có thể sản xuất vaccine. Với dịch bạch hầu ở Tây Nguyên, một số tỉnh miền Trung, Việt Nam hoàn toàn chủ động được việc sản xuất, cung cấp đủ cho nhu cầu của các địa phương. Tương tự với COVID-19, chúng ta cũng đặt vấn đề sản xuất để đảm bảo an ninh vaccine. Việt Nam cũng là một trong 38 quốc gia có cơ quan quản lý vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, mở ra cơ hội hợp tác, xuất khẩu vaccine với các nước.

“Chúng ta kỳ vọng có thể tự chủ được vaccine. Vấn đề là cần thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có vaccine COVID-19 cho người Việt Nam, đồng thời có cơ chế đặc biệt để có thể tiếp cận nguồn vaccine trên thế giới nhanh nhất”, GS Long nói.

Ông Vũ Hương, Cố vấn kỹ thuật Khu vực, Trung tâm Sáng kiến và Tiếp cận Vaccine cho hay, tính tới ngày 15.7, toàn cầu có 163 ứng viên vaccine COVID-19 đang được nghiên cứu phát triển. Trong đó, 23 vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người, còn lại 140 ứng viên đang ở giai đoạn tiền lâm sàng. Về công nghệ vaccine ở thời điểm hiện tại gồm: Những nỗ lực toàn cầu trong phát triển vaccine COVID-19 để khống chế đại dịch như hiện nay là chưa từng có tiền lệ về mặt quy mô, công nghệ và tốc độ phát triển vaccine.

Hầu hết nhà quản lý quốc gia đều có những chính sách tạo điều kiện thúc đẩy nghiên cứu phát triển vaccine. Các sáng kiến về tiếp cận công bằng vaccin do WHO khởi tạo cũng được đưa ra rất sớm trong khi các nhà nghiên cứu và sản xuất đang gấp rút phát triển vaccine.

Rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện

GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định, mục tiêu lớn nhất là sớm có vaccine COVID-19 cho người Việt Nam dù là sản xuất trong nước hay từ nước ngoài. “Làm sao cung cấp vaccine có hiệu quả, có chất lượng và an toàn cho người dân để ngăn ngừa COVID-19. Đây là mục tiêu cao nhất. Chúng ta cũng ưu tiên nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước, để đảm bảo tính chủ động trong vấn đề vaccine. Chúng tôi đặt ra bài toán, giả sử 2021 thế giới sẽ có vaccine, nhưng Việt Nam sẽ nằm ở đâu trong tiến trình này là vấn đề quan trọng. Đây là câu hỏi lớn, cần phải trả lời”.

Việt Nam tham gia vào các liên minh, tất cả các tiến trình nghiên cứu và sản xuất vaccine của thế giới, vậy khi toàn cầu có vaccine, bao giờ chúng ta có vaccine? Vì vậy, Bộ Y tế đặt ưu tiên cao cho nghiên cứu sản xuất chủ động vaccine trong nước. GS Nguyễn Thanh Long cho rằng, Việt Nam có kinh nghiệm, có điều kiện, có trình độ khoa học kỹ thuật, có hỗ trợ hợp tác của quốc tế, việc đạt được kết quả tốt hoàn toàn có hy vọng.

Bộ Y tế hoan nghênh, khuyến khích các cơ quan, kể cả các đơn vị chưa bao giờ sản xuất vacccine và tạo mọi điều kiện, khuyến khích để cùng tham gia vào lĩnh vực này. Bộ Khoa học - Công nghệ cùng làm việc với Bộ Y tế, hai cơ quan sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau, để làm sao sớm có kết quả trong vấn đề vaccine chống COVID-19.

Đại diện Bộ Y tế cho hay, ưu tiên hơn với những đơn vị có kết quả đi đầu vì thời gian là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến với SARS-CoV-2 này. “Càng nhanh có vaccine càng tốt, vì vậy, có một số quy trình, công đoạn, kể cả vấn đề về đầu tư cũng phải rút ngắn. Đề nghị các đơn vị đã có những lô thử nghiệm có kết quả, Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện đầu tư. Tôi xin nhấn mạnh là chỉ cải cách, rút gọn quy trình, thủ tục mang tính hành chính còn vấn đề khoa học, chuyên môn vấn đề sản xuất là không rút gọn, phải đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của vaccine” - ông Long nhấn mạnh.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan tham chiếu với các quy định, đưa ra quy trình rút gọn về hành chính. Bộ Y tế sẽ chỉ đạo sát sao, không có chuyện lòng vòng trong các cơ quan khác nhau. Nguyên tắc là cơ quan quản lý, nhà khoa học, cơ quan sản xuất sẽ cùng với nhau để làm việc, đây là một cơ chế mà ông cho rằng hiệu quả.

“Tôi đề nghị Cục KHCN, Cục Quản lý dược, Cục Y tế dự phòng, Vụ Kế hoạch - Tài chính khẩn trương làm việc với các đơn vị có tiềm năng, có khả năng, sớm có đầu tư ngân sách cho khu vực này, sớm có kế hoạch đưa ra sản xuất hàng loạt. Song song quy mô trong phòng thí nghiệm, phải tiếp cận, tối ưu hóa quy mô công nghiệp, phải có kế hoạch sản xuất hàng loạt. Nếu sản xuất quy mô nhỏ, thì ai sẽ dùng, ai sẽ không dùng?” - ông Long đặt vấn đề.

Vaccine sẽ được sử dụng có tất cả người dân, nhưng chúng ta cũng sẽ có sự ưu tiên theo từng giai đoạn, từng khả năng cung cấp vaccine, bảo vệ cho đối tượng nào có nguy cơ cao, có nguy cơ tử vong cao. Đây là những vấn đề sẽ cần tiếp tục thảo luận để đưa ra những ý kiến.

“Tập trung tối ưu cho việc nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước. Tạo điều kiện cải cách về mặt hành chính, sớm có vaccine đưa vào thử nghiệm, sớm có vaccine đưa vào sản xuất và sử dụng. Chúng tôi rất kỳ vọng cuối 2021 sẽ có vaccine để sử dụng cho người Việt Nam” - GS Long kỳ vọng.

Sẽ phối hợp thử nghiệm trên quy mô toàn cầu

Về thử nghiệm, GS Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Việt Nam có 3 trung tâm thử nghiệm quy mô toàn quốc. Đồng thời sẵn sàng tham gia, phối hợp với quốc tế để thử nghiệm trên quy mô toàn cầu. Phải phối hợp các nước để thử nghiệm vì chúng ta không có bệnh nhân, có rất ít bệnh nhân, không đạt được số mẫu mong muốn, vì vậy phải phối hợp với các quốc gia khác để thử nghiệm. Chúng ta thừa nhận kết quả của các đơn vị thử nghiệm đó.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bao giờ Việt Nam có vaccine COVID-19?

Thùy Linh |

"Tập trung tối ưu cho việc nghiên cứu sản xuất vaccine COVID-19 trong nước. Tạo điều kiện cải cách về mặt hành chính, sớm có vaccine đưa vào thử nghiệm, sớm có vaccine đưa vào sản xuất và sử dụng. Chúng tôi rất kỳ vọng cuối 2021 sẽ có vaccine để sử dụng cho người Việt Nam"- quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc bước vào giai đoạn cuối cùng

HỒNG HẠNH |

Một loại vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào ngày 21.7 tại Brazil.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Cần thúc đẩy nhanh nghiên cứu vaccine COVID-19

Thùy Linh |

“Chúng ta kỳ vọng có thể tự chủ được vaccine. Vấn đề là cần thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có vaccine COVID-19 cho người Việt Nam, đồng thời có cơ chế đặc biệt để có thể tiếp cận nguồn vaccine trên thế giới nhanh nhất”.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Bao giờ Việt Nam có vaccine COVID-19?

Thùy Linh |

"Tập trung tối ưu cho việc nghiên cứu sản xuất vaccine COVID-19 trong nước. Tạo điều kiện cải cách về mặt hành chính, sớm có vaccine đưa vào thử nghiệm, sớm có vaccine đưa vào sản xuất và sử dụng. Chúng tôi rất kỳ vọng cuối 2021 sẽ có vaccine để sử dụng cho người Việt Nam"- quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc bước vào giai đoạn cuối cùng

HỒNG HẠNH |

Một loại vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào ngày 21.7 tại Brazil.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Cần thúc đẩy nhanh nghiên cứu vaccine COVID-19

Thùy Linh |

“Chúng ta kỳ vọng có thể tự chủ được vaccine. Vấn đề là cần thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có vaccine COVID-19 cho người Việt Nam, đồng thời có cơ chế đặc biệt để có thể tiếp cận nguồn vaccine trên thế giới nhanh nhất”.