Kỷ niệm tiến vào giải phóng Đà Nẵng

Xuân Hùng (ghi) |

Thiếu tá Nguyễn Trường Tộ, nguyên cán bộ Trung đoàn 38 Sư đoàn 2, Quân khu 5 là người cùng đồng đội chinh chiến trên nhiều mặt trận với biết bao kỷ niệm. Trân trọng giới thiệu bài viết của Thiếu tá Nguyễn Trường Tộ nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tiến về giải phóng Đà Nẵng

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã đi qua tròn bốn mươi lăm năm. Cứ mỗi mùa xuân đến, trong tôi lại trào dâng những kỷ niệm về những mùa xuân của thời chiến tranh mà tôi may mắn được tham gia: Xuân Mậu Thân 1968 ở Huế, xuân 1972 ở thung lũng Hiệp Đức, Quế Sơn, xuân 1975 thần tốc tiến về giải phóng Đà Nẵng.

Sư đoàn 2 Quân khu 5 chúng tôi sau khi tiến công giải phóng Tiên Phước ngày 11.3.1975, Tam Kỳ ngày 24.3.1975, ngày 26.3.1975 nhận được lệnh của Tư lệnh Quân khu 5: Bỏ qua các mục tiêu nhỏ, nhanh chóng tiến về giải phóng Đà Nẵng.

 
Tác giả ở bãi biển Đà Nẵng trong ngày giải phóng năm 1975. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Ngày 26.3, tôi được Ban Quân lực Sư đoàn phân công đi cùng Trung đoàn Bộ binh 38 (eBB38), đang tạm dừng ở căn cứ Tuần Dưỡng, Sở chỉ huy của e5f2 quân Việt Nam Cộng hòa mà eBB38 vừa đánh chiếm hôm 24/3 thì nhận được lệnh quay trở lai kho đạn của Sư đoàn ở  Phước Hà, Tiên Phước, tổ chức vận chuyển đạn dược, khí tài thông tin đuổi theo đội hình hành tiến của Sư đoàn đến ngã ba Hương An trên Quốc lộ 1 thuộc huyện Quế Sơn, Quảng Nam.

Trên đường đi, xe của chúng tôi đi qua nhiều đồn bốt mà mới vài ngày trước đây, quân địch còn kìm kẹp đồng bào ta trong các khu dồn, nay đã tan hoang, người dân ùn ùn đi ngược chiều chúng tôi kéo về vùng giải phóng.

Gần 2 giờ chiều ngày 28.3, hai chiếc xe Hồng Hà chở hơn 5 tấn đạn và dây thông tin mới đến được ngã ba Hương An. Lúc này, các đơn vị của sư đoàn đã giải phóng thị trấn Nam Phước huyện Duy Xuyên và tiến qua cầu Bà Rén.

Đến Hương An, tôi phải cho bốc đạn xuống để xe trở lại kho chuyển tiếp hàng. Tôi và hai nhân viên quân giới loay hoay không biết làm sao chuyển tiếp đạn lên phía trước. Mấy ngày vừa đi vừa đánh, giờ này đạn dược các đơn vị chắc đã tiêu hao nhiều.

Từ phía nam, hai chiếc xe đò chở đầy khách từ từ tiến về phía chúng tôi. Tôi liền nảy ra ý định trưng dụng xe của dân để phục vụ chiến đấu. Tôi bước ra giữa đường giơ tay ra hiệu dừng xe. Hai chiếc xe dừng lại, hai người lái xe vội bước xuống, vẻ lo lắng tiến lại phía tôi:

- Thưa ông, xe hai chúng tôi đươc các ông ở Ủy ban Quân quản Tam Kỳ cho phép chở bà con trở về quê ở Duy Xuyên, Đại Lộc. Hai người cùng chìa về phía tôi tờ giấy do Ủy ban Quân quản Tam Kỳ cấp.

Tôi ôn tồn nói nhẹ nhàng để người lái xe khỏi sợ.

- Tôi biết, song nay tôi cần các anh giúp đỡ chở số đạn dược khí tài này ra phía trước để bộ đội vào giải phóng Đà Nẵng. Người lái xe có vẻ bình tĩnh lại và nói:

- Nhờ ông nói lại với bà con giùm.

Tôi bước lên xe, trên xe chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, chỉ có khoảng mươi người đàn ông.

- Thưa bà con, quân giải phóng cần bà con giúp đỡ, bây giờ bà con tạm xuống xe để lái xe giúp chúng tôi vận chuyển số vũ khí đạn dược này - tôi chỉ đống đạn chất ở bên đường - cho quân giải phóng vào giải phóng Đà Nẵng, sau khi chuyển xong tôi sẽ cho xe quay lại chở tiếp bà con về quê.

Mọi người vui vẻ mang theo khá nhiều đồ đạc xuống xe. Khi bà con xuống hết, tôi yêu cầu lái xe lùi vào chỗ để đạn. Ba anh em chúng tôi khệ nệ bê những hòm đạn cối 82 li, DKZ lên xe. Thấy vậy, không ai bảo ai, các má, các anh chị và cả mấy em học sinh mỗi người một tay cùng chúng tôi chuyển đạn lên xe. Trong số đàn ông có hai người còn trẻ, quần áo xộc xệch như đồ đi mượn nhưng khuân vác rất khỏe và nhanh nhẹn. Một bà má chừng ngoài sáu mươi tuổi, lưng hơi còng tiến đến cạnh tôi khi hai người đàn ông vác đạn lên xe. Má đặt tay lên vai và ghé sát tai tôi nói nhỏ: “Hai đứa kia là lính Cộng hòa đó”. Tôi hơi giật mình nhưng kịp trấn tĩnh tỏ ra như mình đã biết họ là ai và trả lời:

- Thưa má, họ cũng là người bị bắt buộc cầm súng thôi, đây là cơ hội để họ lập công chuộc tội với đồng bào mình, con thấy họ làm tốt đấy chứ ạ.

Tôi cố ý nói to để hai người lính của chế độ Việt Nam Cộng hòa cùng nghe  thấy. Một người lại gần tôi nói nhỏ:

- Ông tin chúng em thật chứ ạ?

- Thật chứ – tôi trả lời. Các anh tin tôi nên các anh mới giúp, sao tôi lại không tin các anh?

Chỉ một loáng sau, đạn đã được bốc lên xe, tôi dặn hai người lái xe chạy từ từ để bảo đảm an toàn.

Tôi theo hai chiếc xe chạy đến cầu Bà Rén thì xe không qua được vì địch đã đốt  mất  mặt cầu. Xe kéo pháo cao xạ, xe bọc thép ùn một dãy. Phía hạ lưu, công binh đang bắc cầu phao. Đành phải bốc đạn xuống. Thấy chúng tôi nặng nhọc bốc đạn, mấy đồng chí bộ đội công binh, cao xạ 37 và bộ đội địa phương, du kích chôt bảo vệ cầu xúm vào giúp chúng tôi.

Tôi theo xe quay lai chuyển chuyến thứ hai. Thấy bà con ngồi chờ dưới nắng gắt có vẻ sốt ruột, tôi lại dừng những người chạy xe Honda nhờ giúp đỡ chuyển số dây thông tin. Mỗi xe chở 10 đến 12 cuộn, không dám chở đạn vì sợ đổ xe có thể gây nguy hiểm.

Thế là sau hơn hai giờ đồng hồ, toàn bộ số đạn và khí tài thông tin được chuyển hết đến cầu Bà Rén.

 
Thiếu tá Nguyễn Trường Tộ. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Đi giải phóng quê hương lẹ lên con

Có một chuyện đến giờ tôi vẫn thấy vui vui và cả buồn cười nữa. Cứ sau mỗi chuyến chở giúp tôi, mọi người lại yêu cầu tôi viết cho họ một giấy xác nhận: “Ông... đã giúp đỡ quân giải phóng tiếp đạn cho bộ đội vào giải phóng Đà Nẵng”. Một mảnh giấy viết tay, thay mặt quân giải phóng, rồi tôi ký tên. Không chức vụ, không con dấu, không đơn vị, vậy mà bà con rất hả hê, trân trọng. Cả những người giúp tôi bốc đạn cũng được tôi cấp giấy. Mấy người chạy Honda có người được tôi cấp tới 3 - 4 giấy.

Xong việc, tôi cảm ơn mọi người và xin lỗi các mẹ, các chị và bà con đã vì tôi mà phải chờ đợi lâu. Bà mẹ lưng còng gặp tôi lúc trước nói: Chúng ta giúp cách mạng chứ có phải giúp việc cá nhân con đâu mà con cảm ơn. Thôi các con đi giải phóng quê hương lẹ lên nghe.

Hai tay mẹ nắm chặt tay tôi lắc lắc, đôi mắt mẹ ánh lên niềm tin tưởng mãnh liệt. Mẹ kêu tôi bằng con, lòng tôi rưng rưng nhớ tới mẹ tôi nơi quê hương Phú Thọ cũng đang mong ngày chiến thắng đến sớm để được đón tôi trở về.

Người lái xe tên Thành đến gần tôi vẻ thân tình: “Giờ này chắc các chú cũng đói rồi, mời  các chú vào quán ăn với tụi tôi tô mì rồi hãy đi, quán mì Quảng đã mở lại rồi đây chú”. Tôi chỉ nắm cơm đeo ở thắt lưng và nói: “Cảm ơn các anh, tôi có cơm vắt đây rồi, bây giờ tôi còn phải nhờ anh đây - tôi chỉ người lái Honđa - đưa tôi ra cầu Bà Rén nữa, anh em đang chờ tôi về cấp đạn cho các đơn vị ở đó”.

Sau khi được bổ sung đạn dược, đêm 28.3, Sư đoàn 2 chúng tôi vượt sông Câu Lâu thẳng tiến vào giải phóng Đà Nẵng.

***

Bốn mươi lăm năm đã trôi qua, tôi vẫn coi câu chuyện trên là một kỉ miệm đẹp trong đời lính của mình. Mỗi lần nghĩ về kỉ niệm đẹp đó, tôi lại rưng rưng một điều: “Trong mùa xuân đại thắng ấy, cả dân tộc ta đã hòa làm một”.  Bởi thế, chỉ sau hơn hai tháng của chiến dịch mùa khô 1975, những tên xâm lược Mỹ cuối cùng đã phải cuốn cờ tháo chạy khỏi nóc tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã toàn thắng.

 
Họp quyết định Sư đoàn 2 bàn giao bộ binh 4 và các đơn vị trực thuộc cho Bộ tư lệnh hải quân. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Đất nước lại chuẩn bị đón mừng Lễ kỷ niệm 45 năm ngày toàn thắng (30.4.1975 - 30.4.2020). Giờ này những người tôi gặp và giúp đỡ tôi ở ngã ba Hương An, huyện Quế Sơn mùa xuân ấy, không biết có ai còn nhớ đến kỉ niệm đẹp đó không?

Tôi cầu chúc cho họ mạnh khỏe, sống lâu và vượt qua mùa dịch COVID -19, đón lễ kỉ niêm 45 năm ngày toàn thắng thật vui vẻ, hạnh phúc.

Tháng 4/2020 

Xuân Hùng (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Hồi ức lịch sử của người đầu tiên nghe tin miền Nam giải phóng

Tùng Giang- Tạ Quang |

Là người đầu tiên tại Hà Nội nghe tin báo miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động khi kể lại thời khắc lịch sử, ký ức hào hùng về mùa xuân đại thắng của toàn dân tộc 30.4.1975.

Hồi ức lịch sử khi nghe tin miền Nam đã giải phóng: Hạnh phúc vỡ oà

Vương Trần - Phạm Đông |

“Chúng tôi vỡ oà trong niềm hạnh phúc, phải lấy giấy bút để ghi lại cho chắc chắn thông tin từ phía bên kia đầu dây điện thoại thông báo quân ta đã giải phóng miền Nam” – ông Nguyễn Túc nhớ lại giây phút nghe tin báo về giờ phút lịch sử ngày 30.4.1975.

Kỉ niệm 45 năm giải phóng Trường Sa: Diện mạo mới trên đảo tiền tiêu

Hoàng Anh |

Sau gần 20 ngày chuẩn bị và tổ chức chiến đấu đến 9 giờ sáng ngày 29.4.1975, quần đảo Trường Sa (nay là huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được giải phóng hoàn toàn. 45 năm sau ngày giải phóng, vượt qua muôn vàn khó khăn quân và dân ta đã giữ vững và xây dựng huyện đảo Trường Sa ngày càng phát triển.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hồi ức lịch sử của người đầu tiên nghe tin miền Nam giải phóng

Tùng Giang- Tạ Quang |

Là người đầu tiên tại Hà Nội nghe tin báo miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động khi kể lại thời khắc lịch sử, ký ức hào hùng về mùa xuân đại thắng của toàn dân tộc 30.4.1975.

Hồi ức lịch sử khi nghe tin miền Nam đã giải phóng: Hạnh phúc vỡ oà

Vương Trần - Phạm Đông |

“Chúng tôi vỡ oà trong niềm hạnh phúc, phải lấy giấy bút để ghi lại cho chắc chắn thông tin từ phía bên kia đầu dây điện thoại thông báo quân ta đã giải phóng miền Nam” – ông Nguyễn Túc nhớ lại giây phút nghe tin báo về giờ phút lịch sử ngày 30.4.1975.

Kỉ niệm 45 năm giải phóng Trường Sa: Diện mạo mới trên đảo tiền tiêu

Hoàng Anh |

Sau gần 20 ngày chuẩn bị và tổ chức chiến đấu đến 9 giờ sáng ngày 29.4.1975, quần đảo Trường Sa (nay là huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được giải phóng hoàn toàn. 45 năm sau ngày giải phóng, vượt qua muôn vàn khó khăn quân và dân ta đã giữ vững và xây dựng huyện đảo Trường Sa ngày càng phát triển.