Kỹ năng cơ bản cần nắm vững để tự thoát nạn nếu xảy ra cháy nổ

thuỳ linh thực hiện |

Vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân (Hà Nội) là bài học đau thương để mỗi cá nhân luôn tự ý thức trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân nếu chẳng may xảy ra sự cố cháy nổ. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng ông Bùi Xuân Thái - Chuyên gia đến từ Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH) Việt Nam xoay quanh vấn đề này.

Theo ông, trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra, người dân cần làm gì?

- Trong các tình huống cháy nổ nói chung, cháy nổ tại các ngôi nhà dạng ống nói riêng, điều quan trọng trước tiên với người dân trong ngôi nhà xảy ra hỏa hoạn là phải thật bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các bước xử lý như sau:

Bước 1: Báo động

Người đầu tiên phát hiện đám cháy cần nhanh chóng báo động để mọi người trong nhà biết.

Bước 2: Khống chế đám cháy và/hoặc tổ chức thoát nạn

Quan sát đám cháy, nếu đám cháy nhỏ hoặc mới bùng phát thì ngắt ngay nguồn điện và sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu (như bình chữa cháy xách tay, nguồn nước trong nhà, chăn nhúng nước…) để nhanh chóng dập tắt đám cháy.

Trường hợp đám cháy đã lớn, không có khả năng dập tắt bằng phương tiện chữa cháy ban đầu, cần gọi ngay đến số 114 để báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH.

Đồng thời quan sát nguồn cháy và thực trạng đám cháy để xác định lối thoát nạn an toàn cho mọi người trong nhà.

Nhanh chóng thoát ra qua lối cửa chính nếu lối đi này chưa bị lửa, khói bao trùm. Trong quá trình di chuyển, cần bình tĩnh, sử dụng mặt nạ phòng khói (nếu có) hoặc dùng khăn, áo thấm ướt bịt vào mũi và miệng, cúi thấp người để tránh hít phải khói, khí độc hoặc bị lửa tạt gây bỏng hoặc cháy quần áo.

Nếu cửa chính tại tầng 1 đã bị lửa, khói bao trùm, tìm lối thoát nạn an toàn khác như: Di chuyển ra ban công; di chuyển lên tầng thượng hoặc lên mái và tìm cách thoát qua các nhà, công trình lân cận nếu có thể. Trong quá trình di chuyển, cần sử dụng khăn, áo thấm ướt bịt vào mũi, miệng nhằm hạn chế hít phải khói, khí độc.

Đối với các nhà có lồng sắt bao bọc phía ngoài nhà, có thể thoát qua ô cửa trên các lồng sắt đó để sang các nhà, công trình liền kề. Nếu trên các lồng sắt đó không có sẵn các cửa thoát hiểm, hãy bình tĩnh tìm kiếm các vật dụng như búa, rìu,... nhằm bẻ gãy hoặc banh rộng các ô trên lồng sắt để mọi người có thể chui qua và sang công trình liền kề hoặc xuống nơi an toàn.

Trường hợp không thể thoát ra ngoài, cần hô hoán, tạo tiếng động hoặc các tín hiệu gây sự chú ý để người dân xung quanh biết và hỗ trợ.

Người dân cần lưu ý tuyệt đối không chạy vào nhà vệ sinh để ẩn nấp, bởi rất dễ bị ngạt khói và bị lửa thiêu khi đám cháy lan ra toàn bộ căn nhà.

Người dân cần những lưu ý gì khi xây dựng, bố trí đồ đạc, sinh hoạt để đảm bảo các điều kiện về PCCC?

- Cần đảm bảo bố trí đủ 2 lối thoát nạn gồm cửa ra vào chính và lối thoát nạn khẩn cấp bên trên (như lối ra ban công, lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái).

Hệ thống điện trong nhà: Khi xây dựng cần giám sát để thi công hệ thống điện đúng thiết kế; sử dụng vật tư như dây dẫn điện, công tắc điện, ổ cắm điện, phích cắm điện và thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện.

Trang bị bình chữa cháy xách tay trong nhà, đặt nơi thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy và hướng dẫn cho tất cả thành viên sử dụng thành thạo bình chữa cháy.

Nếu có điều kiện thì trang bị hệ thống báo cháy, thang dây, dây hạ chậm, mặt nạ phòng khói trong nhà.

Tuyệt đối không cất trữ hóa chất dễ cháy nổ (xăng, dầu,…) trong nhà.

Không để các hàng hóa, vật dụng, đồ dùng dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Bố trí đồ đạc, vật dụng trong nhà một cách khoa học để không làm cản trở các lối thoát nạn trong nhà.

Hiệp hội PCCC & CNCH có những lưu ý gì đối với người dân cũng như các hộ gia đình để đảm bảo an toàn PCCC?

- Mỗi hộ gia đình cần đảm bảo có 2 lối thoát nạn (bên trên và bên dưới). Đối với lối thoát nạn bên trên, các gia đình cần đánh giá tình trạng an ninh trên địa bàn để cân nhắc tháo bỏ chuồng cọp. Hai là, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng an toàn các thiết bị điện và hệ thống điện, bao gồm:

Kiểm tra hệ thống đường dây dẫn điện, nhất là các dây dẫn đi nổi. Trường hợp dây dẫn không đảm bảo an toàn thì cần thay thế dây mới đảm bảo đủ tải an toàn cho các thiết bị điện sử dụng trong nhà.

Kiểm tra các phích cắm và ổ cắm điện, thay thế các phích cắm, ổ cắm không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về điện.

Kiểm tra các thiết bị sử dụng điện, nhất là quạt điện, điều hòa. Đảm bảo các thiết bị đạt tiêu chuẩn an toàn điện, dây dẫn không có mối nối để trách chập, cháy.

Cần trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy xách tay. Chủ hộ cần hướng dẫn cho mọi người trong nhà (kể cả trẻ em) sử dụng thành thạo bình chữa cháy xách tay.

thuỳ linh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Kĩ năng cần phải biết để sống sót trong đám cháy

Trà My |

Trung tá, TS Ngô Văn Anh - Phó Trưởng khoa Chữa cháy, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy - chia sẻ một số kĩ năng cần có để sống sót khỏi một vụ cháy.

Xót xa những học sinh mất cả gia đình trong vụ cháy chung cư mini

Vân Trang |

Trong 29 học sinh gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đêm 12.9, có em mất cả gia đình.

Hai phút ghi nhớ kĩ năng "nằm lòng" để thoát nạn cháy chung cư

Trà My |

Gần đây, cả nước xảy ra nhiều vụ cháy thiệt hại lớn về người và tài sản. Dưới đây là một số kĩ năng thoát nạn khi cháy chung cư.

Man United nhận thất bại thứ 3 sau 5 trận

Thanh Vũ |

Dù thi đấu trên sân nhà nhưng Man United vẫn nhận thất bại 1-3 trước Brighton ở vòng 5 giải Ngoại hạng Anh 2023-2024.

Bệnh viện Việt Đức trích xuất camera vụ học viên bị tố sàm sỡ nữ bệnh nhân

Thùy Linh |

Liên quan đến vụ việc nam học viên thực tập tại phòng chụp X-quang Bệnh viện Việt Đức bị người nhà bệnh nhân nữ 16 tuổi tố "sàm sỡ", bệnh viện cho biết đã cử đại diện làm việc với công an phường Hàng Bông (Hoàn Kiếm - Hà Nội) để giải quyết vụ việc.

Tin 20h: Nữ hiệu trưởng lĩnh án tù vì chi tiền học bổng sai

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 16.9: Đêm muộn, người dân vẫn tới thắp hương cho những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini; Rực rỡ sắc màu tại ngày hội khinh khí cầu lần đầu xuất hiện tại Hải Phòng; Độc đáo mô hình đèn trung thu con trâu nơi quê hương 5 tấn Thái Bình; ...

Bé trai 10 tuổi thoát nạn trong vụ cháy chung cư mini nhờ kỹ năng học ở trường

Khánh Linh |

Nhờ những kỹ năng thoát hiểm được dạy ở trường học, bé trai Nguyễn Ngô Hiền Minh (10 tuổi) đã thoát khỏi đám cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dù khi đó chỉ ở nhà một mình.

Chuẩn bị thanh tra 3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính cho biết, đã khảo sát, thu thập thông tin và dự kiến tiến hành thanh tra 3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Dù vậy, cơ quan chức năng chưa cho biết cụ thể những cái tên nào sẽ thuộc diện thanh tra đợt này.

Kĩ năng cần phải biết để sống sót trong đám cháy

Trà My |

Trung tá, TS Ngô Văn Anh - Phó Trưởng khoa Chữa cháy, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy - chia sẻ một số kĩ năng cần có để sống sót khỏi một vụ cháy.

Xót xa những học sinh mất cả gia đình trong vụ cháy chung cư mini

Vân Trang |

Trong 29 học sinh gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đêm 12.9, có em mất cả gia đình.

Hai phút ghi nhớ kĩ năng "nằm lòng" để thoát nạn cháy chung cư

Trà My |

Gần đây, cả nước xảy ra nhiều vụ cháy thiệt hại lớn về người và tài sản. Dưới đây là một số kĩ năng thoát nạn khi cháy chung cư.