Kỳ 3 - Nâng cao chất lượng y tế cơ sở, không để tuyến trên quá tải, dưới bỏ không: Giải bài toán thiếu nhân lực như thế nào?

Nhóm PV |

Không chỉ Hà Nội, hay TPHCM, mà hệ thống y tế cơ sở ở nhiều địa phương khác cũng đang bộc lộ những bất cập. Đơn cử ở hai tỉnh lớn nhất vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk và Gia Lai, lúc cao điểm chống dịch, nhân lực ở các trạm y tế xã thiếu hụt nghiêm trọng. Nhiều nơi đối mặt với tình trạng đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ nhưng vẫn không thu hút được nhân lực về “đầu quân” cho tuyến y tế cơ sở.

Sinh viên y dược không chọn y tế cơ sở làm "bến đỗ"

Giữa lúc cao nguyên còn những cơn mưa phùn cuối mùa chưa dứt, dịch COVID-19 vẫn hoành hành ở nhiều thôn, buôn ở Đắk Lắk và đã kéo dài suốt từ tháng 5.2021 đến nay, ông Trần Thuận - Giám đốc Trung tâm y tế huyện Krông Búk - tiếp đón chúng tôi bằng thái độ niềm nở. Bắt tay xong, ông buồn bã nói rằng: "Nhiều thôn, buôn đang bị phong tỏa, lực lượng y tế xét nghiệm tiếp cho hàng loạt người dân vì có ca nhiễm mới trong cộng đồng".

Chúng tôi vội xin ông Thuận cử nhân sự đưa về khu vực có ca nhiễm cộng đồng vừa mới ghi nhận. Dọc đường, lác đác trạm trú chân của nhân viên y tế, dân quân tự vệ... địa phương. Manh chiếu cũ, tấm bạt che đã xám màu phủ trên những khúc gỗ mục đóng tạm ven đường. Nếu không có tấm bảng ghi ít chữ chú thích kèm sợi dây giăng ngang với hai màu chủ đạo đỏ, trắng thì chúng tôi sẽ ngỡ dân vùng này dọn ra ở cạnh nương rẫy mùa dịch.

Theo ông Thuận, tuyến y tế cơ sở huyện Krông Búk thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự nên chính quyền buộc phải điều động thêm nhân viên y tế học đường (khắp các cấp học) trên địa bàn hỗ trợ chống dịch. Tôi hỏi: "Tình hình sắp tới có khả quan không?, ông Thuận đáp: "Hệ thống y tế cơ sở ở huyện đang gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng nguồn kinh phí 4 tại chỗ còn nhiều hạn chế dẫn đến việc nhiều lần thiếu hụt vật tư, trang thiết bị. Ngoài ra, nguồn nhân lực bổ sung cho các xã truy vết, chống dịch cũng thiếu hụt nghiêm trọng".

Cách đó hơn 20 cây số, địa bàn huyện Ea H'Leo (Đắk Lắk) cũng chẳng khả quan hơn. Ông Nguyễn Khắc Hiếu - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện này - cho biết: "Lúc cao điểm chống dịch, nhân lực ở các trạm y tế xã vẫn thiếu hụt nghiêm trọng, yếu về chất lượng. May thay, ngành Y tế được sự quan tâm của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của huyện bằng cách hỗ trợ đầy đủ kinh phí lẫn vật tư, thiết bị y tế mới chống đỡ được. Khi trung tâm lên các kế hoạch dự trù ngân sách chống dịch đều được UBND huyện xử lý kịp thời. Ngoài ra, việc thiếu hụt nhân sự ngành Y cũng được đơn vị xử lý bằng cách tận dụng lực lượng phòng chống dịch từ các cơ quan, đoàn thể".

Riêng tại tỉnh Gia Lai đang có 220 trạm y tế tuyến xã với tổng số cán bộ là 1.106. Trong đó, 175 bác sĩ, 302 y sĩ, 6 dược sĩ đại học, 283 điều dưỡng, 232 hộ sinh và 11 kỹ thuật viên y, số cán bộ người dân tộc thiểu số là 319.

Theo Sở Y tế tỉnh này: Hầu hết các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố đều được xây dựng một cách cơ bản, tuy nhiên một số nơi thiếu khu điều trị trung cao như: Kông Chro, Ia Pa. Một số trung tâm hệ thống thu gom chất thải lỏng y tế ở huyện Chư Sê, Chư Prông, Đức Cơ đã bị xuống cấp hư hỏng. Nhiều địa phương trong tỉnh vẫn chưa triển khai hệ thống quản lý sức khỏe điện tử cho toàn dân. Và cũng như các tỉnh/thành khác, việc thiếu nhân sự có chuyên môn giỏi cho hệ thống y tế cơ sở là bài toán đặt ra với ngành Y tế Gia Lai và nhiều nơi thuộc vùng sâu, vùng xa.

Một khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, khi hỏi cùng một câu là "có lựa chọn y tế tuyến xã, huyện làm bến đỗ sau khi ra trường không?", thì phần lớn chúng tôi nhận được câu trả lời rằng "sẽ không lựa chọn" của sinh viên trường y dược. Nhiều sinh viên cho biết họ cảm thấy không có nhiều động lực để chọn trạm y tế xã làm nơi gắn bó sau khi ra trường vì vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật và cả tiền lương. Câu chuyện thiếu nhân lực y tế ở cơ sở lại trở nên "nóng" hơn bao giờ hết khi dịch COVID-19 bùng phát trong thời gian qua. Lực lượng y tế mỏng manh của y tế cơ sở, đã phải chịu áp lực rất lớn, nhiều địa phương rơi vào tình trạng quá tải.

Bạn N.P.L (SN 2001) - sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên thẳng thắn chia sẻ với phóng viên Lao Động: "Dịch COVID-19, chúng em tình nguyện đi hỗ trợ các địa phương chống dịch. Đi thực tế tại các trạm y tế mới thấy họ còn khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Không chỉ sinh viên chuyên ngành bác sĩ đa khoa, cả các bạn sinh viên khoa điều dưỡng hay chuyên ngành nào đi chăng nữa, khi vừa ra trường vẫn luôn muốn chọn một cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, kỹ thuật, có những người thầy giỏi "cầm tay chỉ việc" để có thể học hỏi về chuyên môn, nhanh chóng thành thạo để khám chữa bệnh cho người dân. Vì vậy, ít ai ra trường lại chọn trạm y tế xã là nơi để gắn bó". Nhiều sinh viên y, dược tại các trường trên địa bàn Hà Nội hoặc sẽ chọn cách trụ lại Hà Nội, hoặc sẽ về tỉnh thành quê hương của mình để cống hiến, nhưng không nhiều trong số họ chọn trạm y tế xã.

"Nếu không có dịch bệnh thì nhân viên y tế ở trạm y tế rất ít việc, người dân ít khi tìm đến trạm y tế để khám, sẽ khó nâng cao được chuyên môn, tay nghề. Hơn nữa ở trạm y tế thì đa phần lương thấp, khó thu hút được giới trẻ như bọn em"- Giang Linh Trang, một sinh viên trường Cao đẳng Y Hà Đông (Hà Nội) nói.

Phải cải thiện tình trạng chuyển công tác, xin nghỉ việc

"Vậy làm cách nào để giải bài toán nhân lực cho y tế tuyến cơ sở?", ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk - cho biết: "Sở đã có chương trình phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hồi sức cấp cứu ở các địa phương trong tỉnh. Sang năm 2022, đơn vị sẽ hỗ trợ thêm kinh phí cho các trạm y tế xã để phòng chống dịch COVID-19 và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nếu trường Đại học Buôn Ma Thuột và Đại học Y dược đi vào hoạt động thì sở sẽ có kế hoạch điều động sinh viên đến thực tập ở các trạm y tế xã rồi sau đó mới điều động về Trung tâm y tế huyện. Ngoài ra, việc đào tạo nhân lực tại chỗ, cầm tay chỉ việc cũng sẽ được chú trọng nhiều hơn.

Đặc biệt, những người tốt nghiệp ngành Y ra trường với bằng cấp tương ứng nếu có nguyện vọng về làm ở các đơn vị y tế cơ sở sẽ được tạo điều kiện tuyển thẳng vào biên chế, không cần phải thi cử và thêm một số chế độ đãi ngộ tương xứng. Riêng đối với trang thiết bị ở các trạm y tế xã đang thiếu thốn thì ngành Y tế cũng đã có kế hoạch bổ sung những vật phẩm thiết yếu để các y bác sĩ yên tâm công tác, điều trị bệnh nhân".

Một lãnh đạo Sở Y tế Gia Lai cho rằng: Tình trạng chuyển công tác, xin nghỉ việc làm cho tình hình nhân lực của tuyến y tế cơ sở gặp rất nhiều khó khăn nhất là nhân lực có trình độ cao. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác xây dựng Tiêu chí quốc gia về y tế xã, còn xem công tác xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế là trách nhiệm của ngành Y tế.

Thời gian tới, đơn vị sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh mà nguồn thu từ viện phí không đủ để chi lương và kinh phí kết dư từ nguồn quỹ BHYT để đầu tư cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Tỉnh Gia Lai cũng có chế độ ưu đãi đặc biệt với cán bộ y tế, nhất là cán bộ công tác ở vùng khó khăn, tăng phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản và bác sĩ làm công tác quản lý... Chính sách ưu tiên đào tạo và thu hút cán bộ y tế có trình độ cao về công tác tại tỉnh hoặc những người làm việc tại tuyến xã với các chuyên khoa sâu.

Giai đoạn năm 2021 - 2025, Bộ Y tế quyết định lựa chọn TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) là nơi để xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Tây Nguyên với quy mô khoảng 1.000 giường bệnh. Ông Viên Chinh Chiến - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên - đánh giá: Khi xây xong bệnh viện, các sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có thể nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề tại đây. Các bác sĩ sẽ căn cứ theo đặc thù riêng của vùng Tây Nguyên để điều trị bệnh nhân. Từ đó, người dân và nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được tiếp cận hệ thống y tế hiện đại, nhu cầu khám chữa bệnh sẽ được cải thiện hơn.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở: Không để tuyến trên quá tải, dưới bỏ không! Trạm y tế hết dịch là "ế"

Nhóm PV |

Người dân tại các thành phố, các vùng trung tâm khi có bệnh, ốm đau hầu hết không đến trạm y tế xã, mà thường là các bệnh viện tuyến... càng cao càng tốt. Thế nhưng, khi dịch COVID-19 bùng phát, y tế cơ sở lại là nơi... quá tải nhất khi phải đương đầu một khối lượng công việc khổng lồ, trong khi lực lượng rất mỏng. 

Kỳ 1 - Nâng cao chất lượng y tế cơ sở: Không để tuyến trên quá tải, dưới bỏ không!

Lục Tùng |

Dịch COVID-19 vừa qua đã làm bộc lộ nhiều điểm yếu của hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam. Hệ thống y tế cơ sở gồm tuyến huyện và tuyến xã đã “bị động” trước dịch bệnh, quá mỏng manh trước sức tấn công “vũ bão” của một đại dịch như COVID-19. Đó là sự hạn chế về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, người bệnh chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại một số bệnh viện huyện, trạm y tế xã và thường vượt lên tuyến trên. Hậu quả là các cơ sở y tế tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải, còn tuyến cơ sở thì bỏ không, lãng phí. Nâng cao chất lượng y tế cơ sở là việc làm cấp bách.

Hà Nội triển khai mô hình trạm y tế online tiếp nhận thông tin qua Facebook

Phạm Đông |

Hà NộiĐể truyền tải thông tin tới người bệnh nhanh nhất, phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) đã ra mắt mô hình trạm y tế online đầu tiên tại Thủ đô.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở: Không để tuyến trên quá tải, dưới bỏ không! Trạm y tế hết dịch là "ế"

Nhóm PV |

Người dân tại các thành phố, các vùng trung tâm khi có bệnh, ốm đau hầu hết không đến trạm y tế xã, mà thường là các bệnh viện tuyến... càng cao càng tốt. Thế nhưng, khi dịch COVID-19 bùng phát, y tế cơ sở lại là nơi... quá tải nhất khi phải đương đầu một khối lượng công việc khổng lồ, trong khi lực lượng rất mỏng. 

Kỳ 1 - Nâng cao chất lượng y tế cơ sở: Không để tuyến trên quá tải, dưới bỏ không!

Lục Tùng |

Dịch COVID-19 vừa qua đã làm bộc lộ nhiều điểm yếu của hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam. Hệ thống y tế cơ sở gồm tuyến huyện và tuyến xã đã “bị động” trước dịch bệnh, quá mỏng manh trước sức tấn công “vũ bão” của một đại dịch như COVID-19. Đó là sự hạn chế về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, người bệnh chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại một số bệnh viện huyện, trạm y tế xã và thường vượt lên tuyến trên. Hậu quả là các cơ sở y tế tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải, còn tuyến cơ sở thì bỏ không, lãng phí. Nâng cao chất lượng y tế cơ sở là việc làm cấp bách.

Hà Nội triển khai mô hình trạm y tế online tiếp nhận thông tin qua Facebook

Phạm Đông |

Hà NộiĐể truyền tải thông tin tới người bệnh nhanh nhất, phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) đã ra mắt mô hình trạm y tế online đầu tiên tại Thủ đô.