Kỳ 1 - Nâng cao chất lượng y tế cơ sở: Không để tuyến trên quá tải, dưới bỏ không!

Lục Tùng |

Dịch COVID-19 vừa qua đã làm bộc lộ nhiều điểm yếu của hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam. Hệ thống y tế cơ sở gồm tuyến huyện và tuyến xã đã “bị động” trước dịch bệnh, quá mỏng manh trước sức tấn công “vũ bão” của một đại dịch như COVID-19. Đó là sự hạn chế về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, người bệnh chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại một số bệnh viện huyện, trạm y tế xã và thường vượt lên tuyến trên. Hậu quả là các cơ sở y tế tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải, còn tuyến cơ sở thì bỏ không, lãng phí. Nâng cao chất lượng y tế cơ sở là việc làm cấp bách.

Hà Nội, TPHCM là những địa phương có số dân đông nhất cả nước, song tỉ lệ y bác sĩ thuộc lực lượng y tế tuyến cơ sở tính trên số dân lại thấp.

“Trăm dâu” đổ về một... bể

Tháng 10.2021, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM thẳng thắn nêu vấn đề: Mạng lưới y tế cơ sở là tuyến đầu, làm nhiệm vụ “gác cổng”, nơi đầu tiên người dân tiếp cận khi ốm đau, khi dịch bệnh, là tuyến gần dân nhất có nhiệm vụ quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, trước những diễn tiến COVID-19 vừa qua, hệ thống y tế cơ sở bộc lộ nhiều điểm yếu và cần sớm bổ sung chính sách nâng cao năng lực.

“Hệ thống y tế cộng đồng từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật đến Trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã trong điều trị còn nhiều yếu kém về nhân lực lẫn cấu trúc tổ chức, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị”, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM nói.

PV Lao Động đã thực tế tại huyện Bình Chánh - TPHCM là một trong những huyện có số dân cư đông nhất thành phố, tiếp giáp các khu công nghiệp lớn và các quận như: Bình Tân, Hóc Môn, Củ Chi… Tuy nhiên, lực lượng y tế ở các trạm luôn trong tình trạng thiếu nhân lực.

Đơn cử, Trạm y tế 170.000 dân - Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, TPHCM) nằm trong “top” phường, xã có số lượng dân cư đông nhất TPHCM. Với chỉ 10 nhân viên y tế, đỉnh điểm có ngày trạm y tế này phải “choàng” đến 300 người F0, áp lực không thể tả nổi.

Bác sĩ Phan Thanh Tùng - Trưởng Trạm y tế xã Vĩnh Lộc A chia sẻ: “Trước kia, khi dịch mới bùng phát chúng tôi chưa được chi viện nhân lực nên công việc nhiều, không thể làm hết nổi. Với số dân đông, 50% trạm y tế xã thiếu nhân lực y tế so với số dân trên địa bàn vừa quản lý F0, vừa tiêm vaccine ngừa COVID-19 nên công việc rất áp lực. Dù huyện Bình Chánh đã bố trí thêm 247 tổ COVID-19 cộng đồng, nhưng công việc vẫn quá tải và đang phải kiện toàn lại nhân lực, quản lý và theo dõi F0 tại khu dân cư.

Tại Hà Nội lúc này, khi số F0 mỗi ngày vẫn gia tăng, gần chạm mốc 3.000 ca, những khó khăn, yếu kém của hệ thống y tế cơ sở càng lộ rõ. “Khối lượng công việc như núi dồn dập đổ về” là miêu tả của đại diện Trạm y tế xã Cự Khê (huyện Thanh Oai - Hà Nội) khi chia sẻ với PV Lao Động - “Chúng tôi rất quá tải, nhân lực thiếu. Trước kia trạm có 8 người quản lý khoảng 7.000 người dân, nhưng hiện nhân lực có 9 người nhưng lại thêm khoảng 17.000 dân cư của khu đô thị, như vậy là khoảng 24.000 người. Mỗi nhân viên y tế chăm sóc cho hàng nghìn người dân, bơi ra làm cũng không xuể”.

Để đối phó với tình trạng quá tải hệ thống y tế, Hà Nội đã lên phương án thành lập các khu thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, lập các trạm y tế lưu động, để đưa y tế về gần dân nhất. Nhưng lượng bệnh nhân tăng, số ca bệnh mức độ trung bình, nặng/nguy kịch, phải thở oxy, thở máy không xâm lấn hay có xâm lấn đều tăng. Trong bối cảnh đó, trạm y tế phải đảm đương nhiều nhiệm vụ từ dịch tễ, hướng dẫn cách ly F1, điều trị F0 tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm đến điều trị bệnh nhân F0... Mỗi trạm y tế chỉ có khoảng từ 5-10 người. Con số này không thể đáp ứng đủ nhu cầu nếu số ca mắc tiếp tục tăng lên. Và nhiều người phải tự loay hoay tìm cách điều trị khi các nhân viên y tế chưa thể đến hỗ trợ.

Hơn một nửa trạm y tế chưa có trưởng trạm

Ông Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TPHCM - cho biết: “Trong đợt dịch vừa rồi, bài học kinh nghiệm ngành y tế rút ra là nâng cao năng lực y tế và chăm sóc F0 tại cộng đồng, từ đó mới kiểm soát được tình hình dịch COVID-19. Qua đợt dịch vừa rồi nhận thấy nhiều điểm yếu ở tuyến y tế cơ sở, có những thời điểm đỉnh dịch tôi đã ký nhiều đơn xin nghỉ việc của lực lượng y tế”.

Tại TPHCM còn đang xảy ra tình trạng có 312 trạm y tế phường, xã, thị trấn nhưng hơn một nửa chưa có chức danh trưởng, phó trạm do thiếu tiêu chuẩn bổ nhiệm. Tình trạng này đã kéo dài từ lâu. Trước đây, các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã trực thuộc UBND quận, huyện. Tiêu chí bổ nhiệm trưởng trạm do quận, huyện quyết định. Khi chuyển các trung tâm và trạm y tế về Sở Y tế quản lý, theo các tiêu chí của ngành, không ai đủ điều kiện là trưởng trạm. Do đó, hơn một nửa trạm y tế của TPHCM đang bỏ trống chức danh này.

Hiện nay, tỉ lệ nhân viên y tế tuyến xã trên 10.000 dân tại TPHCM chỉ đạt 2,31. Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với cả nước và Hà Nội (tương ứng là 7,42 và 6,06). Do đó, Sở Y tế kiến nghị cần bổ sung định mức biên chế, thay vì tối đa không quá 10 biên chế/trạm thì nâng lên tối đa không quá 20 biên chế/trạm.

Tương tự, tại Hà Nội, khi lực lượng y tế cơ sở phải đối mặt với rất nhiều áp lực bởi nhân lực thiếu hụt mà công việc phải đảm đương lại khổng lồ, đã có không ít nhân viên y tế vì quá mệt mỏi nên phải xin nghỉ việc. Điều này khiến việc thiếu hụt nhân sự càng trở nên trầm trọng. Đây cũng là bài toán mà nhiều địa phương khác đang phải đối mặt, chứ không riêng Hà Nội hay TPHCM.

Theo ông Phạm Đăng Khoa - Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM, thành viên đoàn giám sát kiểm tra năng lực hoạt động của các trạm y tế trên địa bàn thành phố - để giữ chân y bác sĩ tại các trạm y tế, ngoài hỗ trợ về vật chất thì cần quan tâm đến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, môi trường làm việc, nâng cao tay nghề của các y bác sĩ, đồng thời cho phép bác sĩ trạm y tế được khám chữa bệnh ngoài giờ…

Để phát huy hiệu quả hệ thống y tế cơ sở, lãnh đạo Sở Y tế thành phố từng kiến nghị giao chỉ tiêu số lượng người làm việc cho trạm y tế theo quy mô dân số tại phường, xã, thị trấn và tính đặc thù của địa bàn. Mục tiêu của việc này là đảm bảo đủ nhân lực chăm sóc, khám chữa bệnh ban đầu, quản lý sức khoẻ người dân và phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

Ứng dụng công nghệ trong điều trị để giảm áp lực cho đội ngũ y tế phòng chống dịch

Tại An Giang, theo TS.BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế, tỉnh đã linh động triển khai nhiều cách làm mới để giảm áp lực cho đội ngũ y tế phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, bên cạnh việc huy động các lực lượng hỗ trợ nhân sự các địa phương, các cơ sở điều trị để tránh quá tải cho các cơ sở điều trị, An Giang đã đi đầu và ứng dụng công nghệ trong điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà. Theo ông Hiền, con số này chiếm tỉ lệ khoảng 90% nên đã góp phần giảm áp lực cho đội ngũ y tế. Tuy nhiên, ông Hiền cũng lưu ý dịp Tết Nhâm Dần sắp tới sẽ là thách thức không nhỏ trong việc kiểm soát dịch.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Y tế cơ sở chủ động vào cuộc khi có ca mắc Omicron đầu tiên

Phạm Đông |

Hà Nội - Ghi nhận ca đầu tiên mang biến thể Omicron, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, đơn vị của thành phố cần đặt trọng tâm ưu tiên hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tăng cường sự chủ động vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở.

F0 điều trị tại nhà tăng cao, Cà Mau, Bạc Liêu tăng cường y tế cơ sở

NHẬT HỒ |

Hiện tại, tỉnh Cà Mau có đến 12.794 ca mắc COVID-19 (F0) đang điều trị tại nhà. Con số này thật sự là áp lực rất lớn đối với nhân viên y tế cơ sở.

Trạm y tế cơ sở ở Hà Nội có nguy cơ quá tải do F0 liên tục tăng cao

Hà Phương |

Hà Nội - Dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, nhiều trạm y tế cơ sở phải làm việc liên tục với áp lực lớn. Số ca F0 ngày càng tăng, có thể đối mặt với nguy cơ quá tải.

Áp lực của nhân viên y tế cơ sở: Làm việc 24/24h, có khi chỉ ăn mì tôm

Minh Ánh - Minh Quang |

Hà Nội - Dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, số ca nhiễm liên tục gia tăng khiến các nhân viên y tế cơ sở trở thành lực lượng trọng yếu trong phòng, chống dịch bệnh. Tại quận vùng cam Đống Đa những ngày này, các nhân viên y tế cơ sở phải làm việc liên tục với áp lực lớn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Hà Nội: Y tế cơ sở chủ động vào cuộc khi có ca mắc Omicron đầu tiên

Phạm Đông |

Hà Nội - Ghi nhận ca đầu tiên mang biến thể Omicron, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, đơn vị của thành phố cần đặt trọng tâm ưu tiên hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tăng cường sự chủ động vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở.

F0 điều trị tại nhà tăng cao, Cà Mau, Bạc Liêu tăng cường y tế cơ sở

NHẬT HỒ |

Hiện tại, tỉnh Cà Mau có đến 12.794 ca mắc COVID-19 (F0) đang điều trị tại nhà. Con số này thật sự là áp lực rất lớn đối với nhân viên y tế cơ sở.

Trạm y tế cơ sở ở Hà Nội có nguy cơ quá tải do F0 liên tục tăng cao

Hà Phương |

Hà Nội - Dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, nhiều trạm y tế cơ sở phải làm việc liên tục với áp lực lớn. Số ca F0 ngày càng tăng, có thể đối mặt với nguy cơ quá tải.

Áp lực của nhân viên y tế cơ sở: Làm việc 24/24h, có khi chỉ ăn mì tôm

Minh Ánh - Minh Quang |

Hà Nội - Dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, số ca nhiễm liên tục gia tăng khiến các nhân viên y tế cơ sở trở thành lực lượng trọng yếu trong phòng, chống dịch bệnh. Tại quận vùng cam Đống Đa những ngày này, các nhân viên y tế cơ sở phải làm việc liên tục với áp lực lớn.