Kịp thời hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do lũ lụt

Hải Trang |

Liên tiếp những trận bão lũ đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân Quảng Ngãi. Nhiều người vay vốn đầu tư phát triển kinh tế nhưng chưa kịp thoát nghèo nay lại rơi vào cảnh trắng tay. Người dân rất cần các chính sách hỗ trợ và tiếp cận nguồn vốn mới để tái sản xuất, vượt qua khó khăn.

Nợ nần sau bão lũ

Cơn bão số 9 vừa qua đã tàn phá hàng nghìn ngôi nhà, rừng trồng và nhiều loại cây trồng khác, khiến nhiều nông dân… rơi vào cảnh trắng tay.

Cách đây 2 năm, gia đình ông Huỳnh Hữu Tài, thôn Xuân Yên Đông, xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư làm vườn ươm keo và trồng rừng. Thế nhưng, đợt bão lũ số 9 vừa qua đã quần nát vườn ươm keo đang chuẩn bị xuất bán, làm thiệt hại gần 100 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, cuồng phong Molave cũng đã làm ngã đổ gần như hoàn toàn 1,5ha keo 4 năm tuổi, khiến gia đình ông bị mất trắng thêm 140 triệu đồng.

Cơn bão số 9 vừa qua đã làm cho vườn keo của gia đình ông Huỳnh Hữu Tài (bên trái) ở xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị thiệt hại nặng nề.
Cơn bão số 9 vừa qua đã làm cho vườn keo của gia đình ông Huỳnh Hữu Tài (bên trái) ở xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị thiệt hại nặng nề.

Ông Tài chia sẻ: “Bao nhiêu vốn liếng dành dụm, vay mượn đổ dồn vào vườn ươm, rừng keo mà chỉ qua một trận bão, gia đình tôi đã trắng tay. Đối với khoản vay còn nợ, tôi sẽ cố gắng trả lãi hằng tháng. Trong thời gian tới, mong tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để mua giống keo ươm, đầu tư sản xuất trở lại”.

Tương tự, gia đình bà Hồ Thị Thanh Hoa, tổ dân phố 5, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã vay của NHCSXH 50 triệu đồng từ chương trình dành cho hộ cận nghèo để đầu tư buôn bán nhỏ.

Thời gian đầu làm ăn thuận lợi nên bà Hoa đã trả dần tiền gốc là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên công việc buôn bán cũng bị ảnh hưởng, bản thân bà Hoa lại bị mắc bệnh hiểm nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn. Đặc biệt, liên tiếp các đợt bão vừa qua đã cuốn bay mái nhà, khiến gia đình bà càng thêm khốn khó. Trước những khó khăn do thiên tai, dịch họa gây ra, NHCSXH huyện Bình Sơn đã thực hiện chính sách gia hạn nợ cho gia đình bà Hoa.

Giám đốc NHCSXH huyện Bình Sơn Nguyễn Văn Mười cho biết: Đến thời điểm này, NHCSXH đã có những thống kê cơ bản về những hộ có vay vốn để kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ theo chủ trương chung. Theo đó, số dư nợ bị thiệt hại ở Bình Sơn gần 8 tỉ đồng với 442 món vay. Với các trường hợp này, NHCSXH đã đưa ra biện pháp khắc phục dự kiến là sẽ đề nghị khoanh nợ 192 món vay với số tiền gần 3,5 tỉ đồng; cho vay bổ sung 250 món với số tiền 4,5 tỉ đồng.

Kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân bị thiệt hại

Trước những thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, NHNN tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng và NHCSXH trên địa bàn khẩn trương rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, căn cứ khả năng tài chính xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau mưa lũ; hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định tại Nghị định 55, Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 50/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH.

Theo đó, NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo NHCSXH các huyện trên địa bàn khẩn trương rà soát, đánh giá kịp thời để có những giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi Trần Duy Cường cho biết, chính sách gia hạn nợ, khoanh nợ luôn được NHCSXH triển khai thực hiện trong quá trình cho vay. Vì vậy, NHCSXH đã khẩn trương rà soát, đánh giá kịp thời để có những giải pháp hỗ trợ phù hợp. Cụ thể, hộ vay nào bị thiệt hại dưới 40% sẽ được gia hạn nợ; từ 40% trở lên sẽ được khoanh nợ 3 năm và miễn lãi vay trong thời gian này; trường hợp nào có nhu cầu vay vốn để tái đầu tư sản xuất, ngân hàng sẽ tạo mọi điều kiện để cho vay giúp người dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Hải Trang
TIN LIÊN QUAN

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Tín dụng chính sách cùng người nghèo Đà Bắc vượt khó

Đinh Thắng |

Là huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Hòa Bình, những năm qua, tín dụng chính sách đã cùng người dân Đà Bắc vượt khó để phát triển kinh tế, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Từ vốn chính sách đã có nhiều hộ dân tìm được hướng đi phù hợp trong nỗ lực vượt lên thoát nghèo.

Dấu ấn tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất khó

Thảo Lan |

Tỉnh Sơn La có 12 huyện, thành phố; 204 xã, phường, thị trấn thì có tới 5 huyện nghèo, 112 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng đất nhiều gian khó như huyện Quỳnh Nhai thì nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thực sự là nguồn lực quan trọng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, cải thiện đời sống, thậm chí nhiều hộ đã từng bước vươn lên làm giàu.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Tín dụng chính sách cùng người nghèo Đà Bắc vượt khó

Đinh Thắng |

Là huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Hòa Bình, những năm qua, tín dụng chính sách đã cùng người dân Đà Bắc vượt khó để phát triển kinh tế, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Từ vốn chính sách đã có nhiều hộ dân tìm được hướng đi phù hợp trong nỗ lực vượt lên thoát nghèo.

Dấu ấn tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất khó

Thảo Lan |

Tỉnh Sơn La có 12 huyện, thành phố; 204 xã, phường, thị trấn thì có tới 5 huyện nghèo, 112 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng đất nhiều gian khó như huyện Quỳnh Nhai thì nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thực sự là nguồn lực quan trọng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, cải thiện đời sống, thậm chí nhiều hộ đã từng bước vươn lên làm giàu.