Kinh tế khởi sắc, tăng trưởng GDP 2022 dự báo trên 7%

Phong Nguyễn |

Những con số tăng trưởng về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ... trong 5 tháng đầu năm 2022 cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục khởi sắc, đưa tăng trưởng GDP quý II đạt 6% và GDP cả năm 2022 tăng trưởng trên 7%.

Nền kinh tế tiếp tục khởi sắc
Xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022.  Nguồn: GSO
Xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022. Nguồn: GSO 

Từ những số liệu mà Tổng cục Thống kê vừa chính thức thông báo, trong 5 tháng đầu năm 2022, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng, khởi sắc với nhiều tín hiệu tích cực: Kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa ước đạt 152,81 tỉ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu 516 triệu USD trong khi cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,24 tỉ USD; vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 147.800 tỉ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 7,71 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước; cả nước có 98,6 nghìn doanh nghiệp (DN) thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19,7 nghìn DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động…

Điều đáng nói là, sản xuất công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế có nhiều tín hiệu lạc quan: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5.2022 ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương, chỉ có 2 địa phương giảm là Trà Vinh: Giảm 17,2%; Hà Tĩnh: Giảm 7,5%. Số lao động đang làm việc trong các DN công nghiệp tại thời điểm 1.5.2022 tăng 1,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước...

Cùng với sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp cũng lạc quan, chăn nuôi phát triển ổn định, tổng số lợn đến thời điểm cuối tháng 5.2022 ước tính tăng 5,7%; gia cầm tăng 1,9%; tổng số bò tăng 1,6% so với cùng thời điểm năm 2021...

PGS-TS Nguyễn Đức Độ (Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính) cũng lạc quan đánh giá: Trong 5 tháng đầu năm 2022,  giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 7,8%, XK tăng 16,3%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng  9,7%, đều là các con số khả quan.

Đặc biệt, nhờ chính sách mở cửa, vận tải hành khách tháng 5.2022 khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 34% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển tăng 45,7%. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 22,8% về vận chuyển và tăng 22,4% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước.

5 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 365.300 lượt người, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Khả năng GDP năm 2022 tăng trên 7%

Theo Bộ Tài chính, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định". Cùng với đó, S&P dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5%-7% từ năm 2023.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động sâu sắc từ đại dịch dẫn đến 30 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.

Vốn là chuyên gia kinh tế khá “tiết kiệm” khi đưa ra con số tỉ lệ dự báo tăng trưởng GDP, nhưng chiều 30.5, trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) tỏ ra rất lạc quan: Các số liệu kinh tế 5 tháng đầu năm cho thấy nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là ngành công nghiệp. TS Nguyễn Đức Độ còn tự tin với mức tăng trưởng GDP cả năm 2022 ở mức 7%.

“Trong 4 tháng đầu năm 2022 chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ, nhưng 5 tháng đầu năm tăng tới 8,3% so với cùng kỳ cho thấy tốc độ phục hồi đang tăng dần. Nếu tốc độ phục hồi hiện nay được duy trì trong những tháng còn lại của năm 2022, thì quý II tăng trưởng GDP nhiều khả năng sẽ vượt 6%, còn cả năm sẽ trên 7%.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế - PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) tỏ ra thận trọng: Do “sốc” từ chiến tranh Nga và Ukraina nên nhiều mặt hàng như dầu, phân bón, lương thực... giá tăng cục bộ đẩy lạm phát vượt ngoài kỳ vọng.

Theo đó, nguy cơ giảm tăng trưởng xuất hiện. Tuy nhiên động lực mở rộng XNK và đầu tư FDI 5 tháng đầu năm đang tạo chỗ dựa để giảm thiểu tình trạng suy giảm cục bộ.

“Cả quý II/2022 có thể gặp tình trạng giảm nhẹ GDP để chống chịu với đà suy giảm" - PGS-TS Nguyễn Thường Lạng nhận định.

* Ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam lưu ý về những “cơn gió ngược nhiều” cản trở tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phục vụ XK.

“Lạm phát thế giới, giá nguyên liệu tăng... làm cản trở thương mại đang mạnh dần lên có thể tác động đến đà tăng của XK hàng hóa Việt Nam. Dù xuất siêu trong 5 tháng đầu năm tuy không quá lớn, chỉ ở mức 516 triệu USD, nhưng đây là kết quả lạc quan khi cùng kỳ năm trước nhập siêu tới 1,24 tỉ USD. Khó khăn sắp tới là các DN sản xuất Việt Nam khó đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa phục vụ XK trong tương lai, bởi nền sản xuất của Việt Nam sự phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu NK từ thị trường Trung Quốc” - ông Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh.

* Nhiều chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ sự quan tâm, bởi trong bối cảnh Việt Nam lấy XK làm động lực tăng trưởng, tình trạng tắc nghẽn trong khâu vận chuyển ở Trung Quốc sẽ cản trở tăng trưởng XK của Việt Nam trong tương lai. Làm thế nào để đảm bảo nguyên liệu trong bối cảnh Trung Quốc kiên quyết với chính sách “Zero COVID” đang là câu hỏi được các DN sản xuất và Bộ Công Thương nỗ lực tìm hướng giải quyết.

* Ông Tim Evans - Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam: Việt Nam là một ví dụ điển hình trong việc kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19, nhanh chóng triển khai chương trình vaccine từ đó tiến tới phục hồi và tái mở cửa nền kinh tế. Với những yếu tố cơ bản vững chắc và vị thế là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam hiện đang vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất trên thế giới.

* Từ kết quả khảo sát 1.500 DN tại 6 nền kinh tế lớn nhất, HSBC nhận định, ngày càng nhiều DN toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam. Kết quả cho thấy, 21% các công ty Ấn Độ đang hoặc dự định thiết lập hoạt động tại Đông Nam Á có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 2 năm tới. Cùng lúc, 26% doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam cũng đang hướng đến ưu tiên tăng trưởng tại đây.

* PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân): Việc gián đoạn chuỗi cung ứng có tác động trực tiếp đến duy trì tăng trưởng. Tín hiệu lạc quan về nâng hạng tín dụng cho thấy, nền tảng ổn định thị trường để tăng trưởng cao vẫn còn khá lớn cuối năm. Cơ chế tự bảo vệ lợi ích của nền kinh tế cần được tạo ra một cách hiệu quả từ các tác nhân thị trường sẽ bảo đảm tính ổn định cao hơn việc chỉ dựa vào vai trò chi phối hoặc hỗ trợ cục bộ của nhà nước. L.V

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Dự báo tích cực về giá vàng; Đồng rúp Nga biến động bất thường

Khương Duy |

Đồng rúp Nga đột ngột biến động bất thường; Chuyên gia vẫn dự báo tích cực về giá vàng; Hàng loạt nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Kinh tế 24h: Giá vàng giằng co mạnh; Tiền ảo đua nhau lao dốc

Khương Duy |

Xoài Yên Châu được giá, người trồng vui mừng; Tiền ảo đua nhau lao dốc; Giá vàng tiếp tục giằng co... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Kiên Giang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, sản phẩm OCOP

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã đã mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất, kinh doanh của thành viên, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kinh tế 24h: Dự báo tích cực về giá vàng; Đồng rúp Nga biến động bất thường

Khương Duy |

Đồng rúp Nga đột ngột biến động bất thường; Chuyên gia vẫn dự báo tích cực về giá vàng; Hàng loạt nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Kinh tế 24h: Giá vàng giằng co mạnh; Tiền ảo đua nhau lao dốc

Khương Duy |

Xoài Yên Châu được giá, người trồng vui mừng; Tiền ảo đua nhau lao dốc; Giá vàng tiếp tục giằng co... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Kiên Giang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, sản phẩm OCOP

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã đã mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất, kinh doanh của thành viên, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.