Kinh tế biển Đà Nẵng cần xây dựng cảng tầm khu vực, du lịch biển cao cấp

THÙY TRANG |

Kinh tế biển của Đà Nẵng hiện nay chủ yếu tập trung vào khai thác thủy sản, đánh bắt cá chứ chưa tận dụng hết các lợi thế của một địa phương ven biển. Các chuyên gia cho rằng, thành phố cần tập trung tâm xây dựng cụm cảng hiện đại cho cả khu vực và phát triển du lịch biển cao cấp trong thời gian đến.

Nhắc đến kinh tế biển chủ yếu là đánh bắt cá

Góp ý với Đà Nẵng về những động lực phát triển trong thời gian đến để thực hiện được các mục tiêu kinh tế, xã hội của Nghị quyết 43 tại hội nghị giữa tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam - đánh giá, mặc dù thành phố dành nhiều nguồn lực phát triển nhưng kinh tế biển chỉ đang được nói đến chủ yếu là khai thác thủy sản, đánh bắt cá trong nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm.

Đà Nẵng cũng chưa tận dụng, phát huy hết lợi thế của biển, kinh tế biển khi là một thành phố cảng biển, trung tâm logistics, đầu mối liên kết vùng và có sức cạnh tranh cấp khu vực, quốc tế.

“Vấn đề ở đây còn ở nhận thức. Hiện nay, nói đến kinh tế biển, thành phố chỉ tập trung vào kinh tế ven biển. Ngay trong các báo cáo khi mô tả cũng có sự không thống nhất, đưa thủy sản vào lĩnh vực nông nghiệp, rồi cũng có thể quy vào cho kinh tế biển, du lịch cũng tương tự” - ông Hồi phản ánh.

Ông Huỳnh Huy Hòa - Viện trưởng Viện Kinh tế phát triển xã hội TP Đà Nẵng - cũng cho rằng, nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển ở các cấp, ngành, địa phương ven biển và người dân chưa đầy đủ, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khi đó, phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học biển và hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển chưa được đầu tư tương xứng.

Tập trung phát triển cụm cảng hiện đại, sản phẩm du lịch biển cao cấp

Góp ý với TP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Chu Hồi đề nghị, định hướng phát triển các ngành kinh tế biển Đà Nẵng cần ưu tiên là du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác và chế biến thủy sản, công nghiệp ven biển, các ngành kinh tế biển mới.

Để làm được vậy thì cần có sự sắp xếp và tổ chức lại không gian phát triển ngành kinh tế biển, phát triển đô thị biển và kinh tế đô thị, liên kết vùng, thích ứng với biển đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển thân thiện với môi trường.

Đà Nẵng cần xây dựng cụm cảng hiện đại phục vụ vận tải hàng hải và du lịch. Ảnh: Thùy Trang
Đà Nẵng cần xây dựng cụm cảng hiện đại phục vụ vận tải hàng hải và du lịch. Ảnh: Thùy Trang

Ông Huỳnh Huy Hòa - Viện trưởng Viện Kinh tế phát triển xã hội TP Đà Nẵng - cũng cho rằng, thành phố cần hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển.

Du lịch, dịch vụ biển được xác định là ngành kinh tế biển được ưu tiên phát triển đột phá bằng cách phát triển sản phẩm cao cấp với hệ thống các khu dịch vụ và du lịch biển Đà Nẵng tạo được sự khác biệt, nổi trội. Bởi thực tế các dịch vụ, hoạt động thể thao, giải trí trên biển mới chỉ thu hút được đối tượng là khách phổ thông và chưa có phân khu riêng cho dòng khách cao cấp. Các loại hình thể thao, vui chơi giải trí trên biển chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu khách.

Thành phố cần sớm rà soát, đầu tư nâng cấp, bổ sung cơ sở hạ tầng cảng biển Tiên Sa để đảm bảo phục vụ du lịch an toàn, hiệu quả, thu hút khách tàu biển quốc tế.

Đối với ngành kinh tế hàng hải, với lợi thế là điểm cuối, đồng thời là cửa ngõ chính ra biển Đông, thành phố cần khai thác có hiệu quả các cảng biển và dịch vụ đi kèm. Đà Nẵng cần xây dựng cụm cảng lớn, hiện đại, là trung tâm của cảng miền Trung đạt đẳng cấp khu vực Đông Nam Á; nâng cao năng lực, từng bước phát triển dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hàng hải trở thành thế mạnh trong việc phát triển các lĩnh vực kinh tế khác, đồng thời hướng đến hình thành mô hình cảng thông minh, cảng xanh.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng hướng đến là trung tâm kinh tế biển hiện đại Đông Nam Á năm 2030

Mai Chi |

Chiều 15.1, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự hội nghị.

Toàn cảnh cầu vượt sông Đào trên trục phát triển kinh tế biển Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Cầu Đống Cao thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 2) có chiều dài gần 2 km (gồm cả đường dẫn) đã hoàn thành 60% khối lượng, dự kiến hợp long vào tháng 6.2024.

Xây dựng Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia

NGUYÊN ANH |

Ngày 23.12, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang.

Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng bị kỷ luật vì vi phạm nồng độ cồn

Mai Hương |

Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh về kết quả xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Chủ tịch Liên đoàn Karate Nghệ An tự giới thiệu là trọng tài Karate thế giới

QUANG ĐẠI |

Một số huấn luyện viên Karate tại Nghệ An phản ánh, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Liên đoàn Karate Nghệ An tự giới thiệu là trọng tài Karate thế giới là không đúng sự thực, có dấu hiệu mạo danh.

Xuất hiện ý tưởng Ukraina trả nợ phương Tây bằng dầu khí Nga

Ngọc Vân |

Cựu Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraina nêu ý tưởng trả nợ phương Tây bằng dầu khí Nga, đáp trả đề xuất “cho Kiev vay” của Washington.

Ngắm ngôi đền cổ tạo tác từ đá độc nhất vô nhị ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Đền Đá (hay còn gọi là đình Đá) nằm trên địa bàn thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực là công trình kiến trúc đền thờ được xây dựng bằng đá, theo phong cách kiến trúc thời Hậu Lê.

Phim gia đình lại tràn ngập giờ vàng

Huyền Chi |

Chủ đề gia đình, hôn nhân lên ngôi ở màn ảnh Việt nhiều năm qua. Cũng vì thế, phim truyền hình đi vào lối mòn, thiếu bứt phá và khiến khán giả “quá tải” với những cảnh đánh ghen, ngoại tình.

Hải Phòng hướng đến là trung tâm kinh tế biển hiện đại Đông Nam Á năm 2030

Mai Chi |

Chiều 15.1, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự hội nghị.

Toàn cảnh cầu vượt sông Đào trên trục phát triển kinh tế biển Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Cầu Đống Cao thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 2) có chiều dài gần 2 km (gồm cả đường dẫn) đã hoàn thành 60% khối lượng, dự kiến hợp long vào tháng 6.2024.

Xây dựng Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia

NGUYÊN ANH |

Ngày 23.12, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang.