Kiểm toán chỉ ra loạt bất cập của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thuỳ Dung |

Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 địa phương trên cả nước. Từ đó, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tổng số tiền hơn 450 tỉ đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chậm trễ

Qua kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (sau đây gọi tắt là Chương trình) giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và 13 địa phương trên cả nước, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã chỉ ra nhiều bất cập.

Cụ thể, Bộ NN-PTNT triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chi tiết nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương (NSTW) và tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương (NSĐP) còn chậm so với kế hoạch được giao tại Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ; chậm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; chưa hoàn thành việc xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19.4.2022 của Chính phủ. Ngoài ra, việc đôn đốc, lấy ý kiến của một số bộ, ngành đối với dự thảo của 05 Chương trình hỗ trợ Chương trình MTQG chưa đáp ứng thời gian theo yêu cầu tại các Văn bản của Văn phòng Chính phủ.

Công tác xây dựng phương án phân bổ vốn, giao vốn giai đoạn 5 năm 2021-2025, hàng năm của Chương trình còn một số tồn tại trong việc xác định nguồn dữ liệu về số xã đạt chuẩn NTM, số xã khu vực III làm ảnh hưởng tới số vốn NSTW giao cho một số địa phương, một số địa phương đã được bố trí hỗ trợ vốn cao hơn so với phương án rà soát lại 358,39 tỉ đồng, trong khi một số địa phương được bố trí vốn hỗ trợ thấp hơn 150,46 tỉ đồng.

Bộ NN&PTNT chưa chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương liên quan lập Kế hoạch Chương trình giai đoạn 5 năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19.4.2022 của Chính phủ làm cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ giao kinh phí sự nghiệp giai đoạn 5 năm trong cơ cấu vốn NSTW cho các cơ quan chủ quản Chương trình.

Đến nay, Bộ NN-PTNT chưa nhận được dự toán chi cũng như số liệu quyết toán dự toán ngân sách được giao cho chương trình MTQG của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Tồn tại này đã làm ảnh hưởng đến việc theo dõi, tổng hợp số liệu dự toán giao cho các cấp ngân sách và công tác quyết toán phần dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) giao cho các chủ Chương trình, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cơ quan chủ trì Chương trình (Bộ NN-PTNT) không có đủ cơ sở thực hiện lập báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí, quyết toán kinh phí của Chương trình để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội theo quy định.

Ngoài ra, KTNN cũng chỉ ra những chậm trễ, bất cập trong quá trình triển khai chương trình MTQG của các Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và một số bộ ngành liên quan.

Tại 13 tỉnh, thành phố được kiểm toán, một số tỉnh chưa thành lập Ban chỉ đạo Chương trình MTQG hoặc chưa hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của Văn phòng điều phối NTM các cấp theo quy định; tổ chức mô hình và cơ chế làm việc của Văn phòng điều phối NTM các cấp tại địa phương chưa thống nhất; chưa ban hành một số văn bản hướng dẫn tổ chức, thực hiện Chương trình theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Thiếu sót trong chấp hành chế độ tài chính, kế toán

Trong thực hiện kế hoạch đầu tư công, Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSĐP chung cả cho Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, không giao cụ thể kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn chi tiết cho dự án (thành phố Hà Nội); danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa có Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (Thành phố Hồ Chí Minh); chưa trình HĐND trước khi UBND ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công (tỉnh Phú Thọ); không ban hành Quyết định phân bổ kế hoạch trung hạn sau khi HĐND ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn (tỉnh Tây Ninh).

Về giao dự toán, phân bổ vốn thực hiện Chương trình, công tác tổng hợp số liệu nguồn vốn NSNN đã bố trí cho Chương trình trong năm 2021, 2022 của các địa phương báo cáo Bộ NN-PTNT để tổng hợp chung toàn quốc (không bao gồm vốn lồng ghép) và Kho bạc Nhà nước trung ương theo dõi, tổng hợp còn có sự chênh lệch lớn, nguyên nhân chủ yếu do một số địa phương không phân bổ nguồn vốn NSĐP riêng để thực hiện Chương trình mà phân bổ chung cho cả các Chương trình, đề án, dự án khác nhưng có tác động gián tiếp đến việc thực hiện các tiêu chí của Chương trình (song khi tổng hợp lại tổng hợp toàn bộ vào Chương trình này); một số địa phương được kiểm toán không phân bổ cụ thể, chi tiết nguồn vốn cho Chương trình nông thôn mới; chưa phân bổ vốn sự nghiệp; chưa phân bổ dự toán cho Chương trình theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính; phân bổ vốn NSNN (gồm NSTW và NSĐP) chưa đúng theo tiêu chí, định mức, nội dung, đối tượng...; chậm điều chỉnh kế hoạch vốn NSNN hàng năm; chậm phân bổ vốn sự nghiệp (nguồn NSTW).

Về tổng hợp quyết toán kinh phí Chương trình, tại các tỉnh, thành phố, nguồn kinh phí từ NSĐP hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thị xã thực hiện Chương trình MTQG (trong đó có Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025), năm 2021, 2022 đều không được các huyện, thị xã theo dõi, tổng hợp quyết toán kinh phí riêng cho Chương trình, dẫn đến không có đủ căn cứ để xác định số liệu NSNN cấp huyện, xã hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình. Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các huyện để thực hiện Chương trình chưa được hướng dẫn nhập mã số chương trình mục tiêu trên hệ thống Tabmis của Kho bạc Nhà nước. Vì vậy, việc tổng hợp số liệu nguồn kinh phí và quyết toán kinh phí Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 tại các địa phương không chính xác được số liệu nguồn vốn đầu tư cho Chương trình năm 2021, 2022. Qua kết quả kiểm toán còn cho thấy, nguồn vốn NSNN đã bố trí cho Chương trình nhưng đã hết nhiệm vụ chi chưa được các địa phương rà soát, nộp trả ngân sách cấp trên theo quy định;...

Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 145.728 triệu đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai quy định 46,3 triệu đồng; thu hồi kinh phí thừa 36.724 triệu đồng; giảm thanh toán 6.597 triệu đồng; bố trí vốn NSĐP hoàn trả cho chương trình 102.360 triệu đồng. Kiến nghị xử lý khác 307.259 triệu đồng, trong đó chủ yếu là điều chỉnh không tổng hợp vào quyết toán kinh phí của Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 298.932 triệu đồng.

Đồng thời yêu cầu các địa phương được kiểm toán, Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành có liên quan phải chấn chỉnh nhiều bất cập, thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình.

Thuỳ Dung
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh có thêm một địa phương hoàn thành chương trình nông thôn mới

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Tối 31.8, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP. Hạ Long hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2021, khép lại hành trình 10 năm nỗ lực, phấn đấu.

Huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 18.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định công nhận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022, đây là huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới.

Huyện duy nhất có biển của Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới

PHẠM ĐÔNG |

Là địa phương duy nhất của Ninh Bình có biển, huyện Kim Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Lao động không mặn mà học nghề, chỉ muốn nhận tiền trợ cấp khi thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Ước kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm 2022 chuyển sang năm 2023 là hơn 59.000 nghìn tỉ đồng. Song, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp chủ yếu tập trung vào nhóm nhận tiền trợ cấp, số tham gia học nghề còn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.

Thu hồi đất Nhà máy Sứ Hải Dương xây khu đô thị trung tâm quy mô dân số hơn 3.000 người

Mai Chi |

Tháng 11.2021, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt điều chỉnh cục bộ Khu vực 1 (phía Bắc đường Phạm Ngũ Lão) thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực trung tâm phường Phạm Ngũ Lão, tỉ lệ 1/500. Khu vực điều chỉnh này nằm trọn trong khuôn viên của Nhà máy sứ Hải Dương và một số đơn vị.

Hồ Biển Lạc ở Bình Thuận là hồ tự nhiên, không phải hồ thủy lợi

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Ngày 8.9, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận (thuộc UBND tỉnh Bình Thuận) có báo cáo nội dung liên quan đến hồ Biển Lạc ở huyện Tánh Linh mà dư luận quan tâm.

Ở đâu có người dân, ở đó phải có hoạt động báo chí, truyền thông thật tốt

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, báo chí không được bỏ trống trận địa thông tin, ở đâu có người dân, ở đó phải có hoạt động báo chí, hoạt động truyền thông thật tốt.

U23 Việt Nam và mục tiêu "cầu thủ nào cũng có thể ghi bàn"

DIỆU LINH |

Đội tuyển U23 Việt Nam cần cải thiện khâu dứt điểm trong trận đấu gặp U23 Yemen tại vòng loại U23 Châu Á 2024.

Quảng Ninh có thêm một địa phương hoàn thành chương trình nông thôn mới

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Tối 31.8, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP. Hạ Long hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2021, khép lại hành trình 10 năm nỗ lực, phấn đấu.

Huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 18.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định công nhận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022, đây là huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới.

Huyện duy nhất có biển của Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới

PHẠM ĐÔNG |

Là địa phương duy nhất của Ninh Bình có biển, huyện Kim Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.