Kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Ngân sách Nhà nước

Thùy Dung (thực hiện) |

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp siết chặt công tác quản lý, nâng cao chất lượng việc sử dụng nguồn lực công đối với các dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán hằng năm cho thấy: Tại nhiều dự án đầu tư xây dựng vẫn còn xảy ra các sai sót trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, thanh toán, tạm ứng, quản lý tiến độ…

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Thưa bà, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán của KTNN những năm qua đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cho thấy, vẫn còn tồn tại, sai phạm xảy ra tại một số dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Xin bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này?

- Kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách Nhà nước đã được KTNN quan tâm ngay từ khi mới thành lập. Qua kiểm toán lĩnh vực này, KTNN đã chỉ ra các tồn tại hạn chế trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu thanh toán, quyết toán, trong đó có thể kể đến một số sai sót phổ biến như: Phê duyệt dự án chưa phù hợp quy hoạch được duyệt, chưa phù hợp với chủ trương đầu tư, xác định nguồn vốn, nội dung đầu tư chưa phù hợp, điều chỉnh dự án chưa đảm bảo quy định; Thiết kế chưa hợp lý, không sát với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung; áp dụng sai định mức, đơn giá xảy ra tại hầu hết các dự án được kiểm toán...

Kết quả kiểm toán thời gian qua trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đã góp phần phòng ngừa, ngăn chặn thất thoát, lãng phí trong đầu tư công, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Vừa qua, tại một số dự án đầu tư xây dựng đã được kiểm toán, nhưng sau đó cơ quan chức năng vẫn phát hiện sai phạm trong hoạt động đấu thầu… Bà lý giải như thế nào về vấn đề này?

- Về vấn đề này, trước hết chúng ta cần xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của KTNN. Theo đó, KTNN là cơ quan có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Hoạt động kiểm toán là hoạt động chuyên môn có sự khác biệt với các hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra khác.

Mục tiêu chính của các cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện là xác nhận tính trung thực, hợp lý của các Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN), báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; đánh giá tính tuân thủ, tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động, chương trình, dự án được kiểm toán.

Đồng thời, phương pháp kiểm toán thường chỉ tập trung vào việc thực hiện các thủ tục kiểm toán theo quy trình kiểm toán của KTNN nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán. Cũng cần hiểu rằng, hoạt động kiểm toán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, luôn gắn liền với rủi ro kiểm toán.

Với những đặc thù trên, hiệu quả hoạt động của KTNN chủ yếu tập trung ở khía cạnh phòng ngừa, phát hiện các sai phạm và kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi NSNN, kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công...

Đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư xây dựng, KTNN thực hiện kiểm toán trên cơ sở hồ sơ tài liệu do chủ đầu tư, ban quản lý dự án cung cấp. Đối tượng kiểm toán là các hoạt động đầu tư xây dựng đã diễn ra nên không chứng kiến quá trình thi công, không chứng kiến việc nghiệm thu vật tư vật liệu đầu vào, không chứng kiến việc nghiệm thu giai đoạn thi công của dự án, nghiệm thu quỹ tồn ngân. Điều kiện về phương tiện kỹ thuật cũng hạn chế.

Thực tế cho thấy, các trường hợp sai phạm mang tính chất nghiêm trọng trong hoạt động đấu thầu vừa qua đều có sự cấu kết, thông đồng hết sức tinh vi giữa các cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan; hồ sơ thầu được hợp thức hóa theo quy định… và nằm ngoài khả năng, phạm vi tiếp cận, phương pháp kiểm toán của KTNN.

Như vậy, để ngăn chặn, hạn chế các tồn tại, sai phạm xảy ra đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách cần có các giải pháp cụ thể ra sao?

- Để ngăn chặn hiệu quả những hành vi tiêu cực, vi phạm, về phía KTNN, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đồng thời, tăng cường kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng quan trọng quốc gia, kiểm toán việc thực hiện các cơ chế đặc thù; KTNN tham gia ngay từ khâu xem xét quyết định chủ trương đầu tư đến quá trình triển khai thực hiện, thanh, quyết toán. KTNN cũng sẽ chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức kiểm toán.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, KTNN đề nghị các bộ, ngành và địa phương sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đã được KTNN chỉ ra còn tồn tại bất cập, mâu thuẫn để việc thực hiện của các đơn vị được thông suốt; hạn chế tình trạng phải vận dụng văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế đối với những trường hợp chưa được quy định rõ ràng.

Các đơn vị cần kịp thời đôn đốc, kiểm tra, khắc phục những tồn tại đã được KTNN phát hiện và kiến nghị.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Thùy Dung (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Kiểm toán nhà nước thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong kiểm toán doanh nghiệp, dự án đầu tư

Thùy Dung |

Những năm qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán tại các doanh nghiệp (DN), dự án đầu tư có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và đã có nhiều phát hiện kiểm toán quan trọng.

Kiểm toán nhà nước chỉ ra hàng loạt lỗ hổng trong công tác đấu thầu

Phạm Dung |

Áp dụng hình thức chỉ định thầu chưa đảm bảo quy định, hồ sơ mời thầu đưa ra tiêu chí làm hạn chế tính cạnh tranh giữa các nhà thầu, phân chia gói thầu chưa phù hợp… cùng hàng loạt các sai phạm trong thực hiện quy định về đấu thầu đã được Kiểm toán nhà nước (KTNN) chỉ ra qua thực tiễn kiểm toán. Với “muôn hình vạn trạng” những sai sót được chỉ ra cho thấy những “lỗ hổng” của công tác đấu thầu trong đầu tư công hiện nay.

Kiểm toán Nhà nước góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Thiên Bình |

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung đứng trước yêu cầu phải đổi mới để bắt kịp sự phát triển chung của thế giới. Song hành với sự nỗ lực của ngành ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã đưa ra những tư vấn có giá trị và kịp thời giúp NHNN điều hành hoạt động một cách có hiệu quả, thực chất, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước.

Danh sách doanh nghiệp dự kiến xếp hạng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" năm 2024

|

Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” là sự kiện chính trị xã hội uy tín do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giao cho Báo Lao Động tổ chức liên tục từ năm 2014 đến nay.

Kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, kiến nghị “bịt” lỗ hổng cơ chế

Thùy Dung |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn khẳng định, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) luôn xác định phòng chống tham nhũng tiêu cực (PCTNTC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kiểm toán; từ đó KTNN từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và khẳng định vai trò quan trọng trong công tác PCTNTC trong hệ thống chính trị.

Trực tiếp: Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn trước Quốc hội

Theo Quốc hội TV |

Chiều 4.6 trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn các vấn đề về công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường...

Nữ sinh Hải Phòng đêm mổ ruột thừa, sáng vẫn thi vào 10

Mai Dung |

Chiều 4.6, Công an TP.Hải Phòng thông tin, Công an huyện Tiên Lãng vừa đưa đón, hỗ trợ học sinh mổ ruột thừa tới hội đồng thi Trường THPT Hùng Thắng (Tiên Lãng).

EU tự tổn thương khi trừng phạt ngành hạt nhân Nga

Song Minh |

Tổng Giám đốc IAEA cảnh báo, một số thành viên EU phụ thuộc tới 40% vào nhiên liệu hạt nhân Nga.

Kiểm toán nhà nước thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong kiểm toán doanh nghiệp, dự án đầu tư

Thùy Dung |

Những năm qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán tại các doanh nghiệp (DN), dự án đầu tư có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và đã có nhiều phát hiện kiểm toán quan trọng.

Kiểm toán nhà nước chỉ ra hàng loạt lỗ hổng trong công tác đấu thầu

Phạm Dung |

Áp dụng hình thức chỉ định thầu chưa đảm bảo quy định, hồ sơ mời thầu đưa ra tiêu chí làm hạn chế tính cạnh tranh giữa các nhà thầu, phân chia gói thầu chưa phù hợp… cùng hàng loạt các sai phạm trong thực hiện quy định về đấu thầu đã được Kiểm toán nhà nước (KTNN) chỉ ra qua thực tiễn kiểm toán. Với “muôn hình vạn trạng” những sai sót được chỉ ra cho thấy những “lỗ hổng” của công tác đấu thầu trong đầu tư công hiện nay.

Kiểm toán Nhà nước góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Thiên Bình |

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung đứng trước yêu cầu phải đổi mới để bắt kịp sự phát triển chung của thế giới. Song hành với sự nỗ lực của ngành ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã đưa ra những tư vấn có giá trị và kịp thời giúp NHNN điều hành hoạt động một cách có hiệu quả, thực chất, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước.