Kiểm soát biên giới Tây Nam phòng chống dịch COVID-19: Cuối năm áp lực dồn dập

LỤC TÙNG |

Tâm lý sau nhiều tháng dịch bệnh có dấu hiệu “lắng dịu” và nhu cầu mưu sinh, thăm hỏi dịp Tết trong nhân dân... đã dồn đẩy công tác phòng chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Tây Nam vào tình thế “đã khó càng thêm khó”.

Thách thức chồng chất

Tháng 10 âm lịch, nhưng nước lũ năm 2020 vùng đầu nguồn sông Cửu Long vẫn đầy ắp trên cánh đồng ven biên. “Tuy có cạn và không còn nhiều sóng gió như thời đỉnh lũ, nhưng đàng sau vẻ bình yên này lại ẩn chứa khó khăn hơn” - trung úy Bùi Văn Bình - Tổ Phòng chống dịch COVID-19 số 5 (Đồn Biên phòng Nhơn Hội - huyện An Phú - An Giang) chia sẻ.

Những căn chòi canh được dựng ở độ cao vượt đỉnh lũ, trở nên lêu nghêu như những chiếc “nhà giàn” khiến việc đi lại, nhất là tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước uống trở nên vất vả hơn. Nhưng, khó nhất vẫn là chuyện kiểm soát biên giới. Đây là thời điểm cá từ những cánh đồng sau thời gian tự lớn trong nước lũ, bắt đầu tìm đường ra sông, nên ngư dân cũng đổ xô đánh bắt. Lợi dụng tình hình này, các đối tượng buôn lậu... giả danh dân câu lưới để xuất nhập cảnh (XNC) trái phép, khiến việc kiểm soát dịch bệnh qua lại biên giới vô cùng phức tạp.

“Mùa khô, các đối tượng chỉ có thể đi theo đường mòn nên việc kiểm soát có phần thuận lợi cho lực lượng biên phòng, nhưng tới mùa lũ thì đâu đâu trên tuyến biên giới này cũng có thể là đường, nên việc kiểm soát rất khó khăn” - trung tá Trần Viết Đức (Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nhơn Hội) chia sẻ - “Khó, nhưng chúng tôi vẫn quán triệt quyết tâm bám trụ đường biên kiểm soát tốt việc qua lại biên giới”. Đó cũng là hình ảnh chung của lực lượng biên phòng toàn tuyến biên giới Tây Nam như Kiên Giang, Đồng Tháp. Bởi đây là thời điểm rất “nhạy cảm”.

Sau thời gian dịch bệnh trong nước có dấu hiệu “lắng dịu”, dễ nảy sinh tâm lý lơi lỏng, chủ quan trong nhân dân. Trong khi đó nhu cầu mưu sinh sau thời gian dài “đóng cửa” đường biên để phòng chống dịch COVID-19 đối với cư dân ven biên tăng cao... dễ dẫn đến tình trạng người dân địa phương bị lợi dụng thành đối tượng “tiếp tay” cho các đối tượng XNC trái phép mà việc các đơn vị biên phòng tỉnh An Giang, Kiên Giang liên tục phát hiện và bắt giữ những ngày gần đây là minh chứng. Theo dự báo của lực lượng biên phòng, sắp tới, tình hình XNC trái phép sẽ căng thẳng hơn. Bởi bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động nhập lậu hàng hóa cung ứng thị trường Tết, còn có nhu cầu đi lại thăm hỏi nhau giữa cư dân ven biên...

Trước tình hình đó, lãnh đạo các tỉnh ven biên đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp siết chặt công tác kiểm soát biên giới. Trung tuần tháng 11.2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1197/UBND-KGVX về việc tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở. Theo đó, giao Bộ Chỉ huy BĐBP chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố biên giới tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở không để các trường hợp XNC trái phép vào Việt Nam.

Đã khó, càng thêm khó

Tuy nhiên theo phản ánh của các đơn vị làm nhiệm vụ phòng chống dịch dọc tuyến biên giới Tây Nam, tới đây tình hình sẽ càng căng thẳng hơn. Nước lũ rút chậm, sẽ kéo dài vấn nạn “nửa khô-nửa ngập” trên toàn vùng ven biên. Điều này đã trực tiếp dồn đẩy lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát biên giới vào thế khó khăn trong việc sinh hoạt, tuần tra...

Có thể, trong suy nghĩ của nhiều người, khó khăn này không quá lớn, nhưng nếu đặt trong bối cảnh nhiều sĩ quan, chiến sĩ, người làm nhiệm vụ kiểm soát biên giới đã nhiều tháng ròng rã chưa được về thăm gia đình, hàng ngày chỉ quanh quẩn trong “căn nhà giàn” trơ trọi trên biên giới... thì điều này tạo sức ép rất lớn lên sự chịu đựng của các chiến sĩ. Bởi đàng sau khó khăn của lực lượng làm nhiệm vụ là “cơ hội” để các đối tượng tăng cường tăng tốc khả năng xâm nhập biên giới trái phép. Người dân ven biên vốn thông hiểu đường ngang, lối dọc toàn tuyến biên giới như “lòng bàn tay” sẽ trở thành con mồi để các đối tượng có ý định qua lại biên giới trái phép “săn đón”. Họ sẵn dàng bỏ tiền để được “trốn cách ly” sau khi qua lại biên giới. Kết quả điều tra ban đầu của Bộ đội biên phòng An Giang từ hai vụ xuất nhập trái phép vào trung tuần tháng 11.2020 cho thấy, giá của dịch vụ này chỉ dao động vài trăm nghìn đồng/đối tượng, nhưng hậu quả của nó thì rất khó lường. Bởi chỉ cần một đối tượng này nhiễm virus SAR-CoV-2 xuất nhập cảnh trái phép trót lọt sẽ lập tức tạo ra làn sóng lây nhiễm cộng đồng.

“Diễn biến từ những vụ phát hiện, tạm giữ các đối tượng XNC trái phép gần đây cho thấy, khả năng tình trạng này gia tăng trong thời gian tới là rất lớn” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu chia sẻ. Theo ông Bửu, do ảnh hưởng dịch COVID-19, cuộc sống khó khăn nên họ tìm đường trở về. Và đa phần các đối tượng dạng này đều tìm cách né cách ly. Ông Bửu nhận định: “Trong trường hợp này, đáng thương hơn đáng trách. Đa số bà con nghèo khó, vì thế nếu áp dụng mức thu phí cách ly lên đến khoảng 25 triệu đồng (gồm 3 lần xét nghiệm...)/trường hợp, là hoàn toàn vượt ngoài khả năng của họ”.

Thực tế thời gian qua cho thấy, đa phần những người này đều nghèo đến mức sau thời gian cách ly miễn phí, địa phương phải vận động cấp thêm lương thực để họ có cái ăn sau khi rời đi. Trong khi đó, theo ông Bửu, địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu “xé rào” để thực hiện miễn giảm vì liên quan đến chính sách chung. Nhưng nếu không có cơ chế mềm thực thi miễn giảm để bà con tự nguyện tham gia cách ly, thì khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng... Vì vậy, hơn bao giờ hết, lực lượng kiểm soát dịch bệnh trên tuyến biên giới Tây Nam đang cần sự điều chỉnh chính sách để thực thi phòng chống COVID-19 thuận lợi, hiệu quả.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Dồn sức phòng, chống dịch COVID-19 trên biên giới Tây Nam

Lục Tùng |

Đó là khẳng định của lãnh đạo các tỉnh biên giới Tây Nam ngay sau khi nhận được thông tin Vương quốc Campuchia vừa phát hiện trường hợp nhiễm dịch COVID-19 mới trong cộng đồng.

Biên phòng dầm mưa, xuyên đêm phòng dịch COVID-19 nơi biên giới Tây Nam

NGUYỄN TRI |

Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Thông Bình – Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Đồng Tháp vẫn quyết tâm bám trụ, tuần tra, kiểm soát tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia để phòng, chống dịch COVID-19.

Tuyến biên giới Tây Nam: Báo động tình trạng nhập cảnh trái phép

LỤC TÙNG |

Sự kiện Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang liên tiếp bắt giữ nhiều đối tượng nhập cảnh trái phép trên tuyến biển cho thấy công tác kiểm soát đường biên trên tuyến biên giới Tây Nam trong lần dịch COVID-19 lăm le trở lại đã nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Dồn sức phòng, chống dịch COVID-19 trên biên giới Tây Nam

Lục Tùng |

Đó là khẳng định của lãnh đạo các tỉnh biên giới Tây Nam ngay sau khi nhận được thông tin Vương quốc Campuchia vừa phát hiện trường hợp nhiễm dịch COVID-19 mới trong cộng đồng.

Biên phòng dầm mưa, xuyên đêm phòng dịch COVID-19 nơi biên giới Tây Nam

NGUYỄN TRI |

Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Thông Bình – Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Đồng Tháp vẫn quyết tâm bám trụ, tuần tra, kiểm soát tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia để phòng, chống dịch COVID-19.

Tuyến biên giới Tây Nam: Báo động tình trạng nhập cảnh trái phép

LỤC TÙNG |

Sự kiện Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang liên tiếp bắt giữ nhiều đối tượng nhập cảnh trái phép trên tuyến biển cho thấy công tác kiểm soát đường biên trên tuyến biên giới Tây Nam trong lần dịch COVID-19 lăm le trở lại đã nóng bỏng hơn bao giờ hết.