Kịch bản nào cho Hà Nội trong 15 ngày giãn cách xã hội tiếp theo?

Hà Phương |

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội là việc làm rất cần thiết và cần tận dụng thời gian để khống chế dịch.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký Công điện hỏa tốc số 18/CĐ-UBND về việc tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch COVID-19 đến 6h ngày 23.8

Theo đó, trong 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23.7 của Chủ tịch UBND thành phố, bước đầu Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và một số địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường. Một số cơ quan tổ chức, cá nhân còn lơ là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội.

Tiếp tục giãn cách xã hội là cần thiết

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho biết thời gian giãn cách xã hội vừa qua, Hà Nội đã làm rất nghiêm, quyết liệt, truy vết nhanh, khống chế được ổ dịch khi phát hiện được ca F0 đầu tiên, thực hiện phong tỏa hiệu quả. Hà Nội cũng đã làm tốt biện pháp bảo vệ "vùng xanh", tạo ra tổ tự quản bảo vệ xóm nhỏ, ngõ nhỏ.

"Việc Hà Nội quyết định tiếp tục giãn cách thêm 15 ngày nữa là hoàn toàn đúng đắn để bảo vệ thành quả đã đạt được. Bởi lẽ, việc giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch. Đây là việc làm cần thiết để củng cố, nâng cao năng lực của ngành y tế, giữ thế chủ động một cách toàn diện trong công tác phòng, chống dịch", PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam. Ảnh: Trung Kiên

Cụ thể, theo chuyên gia Trần Đắc Phu, Hà Nội đã có cách làm đúng, như xét nghiệm tất cả trường hợp phát hiện ho sốt. Mỗi ngày, Hà Nội xét nghiệm hơn 1.000 trường hợp và phát hiện ra các ca dương tính, nhiều ổ dịch trong cộng đồng.

"Thành phố vẫn còn những ổ dịch lẩn khuất trong các quận, huyện không phát hiện qua nguồn lây mà thông qua giám sát trường hợp ho sốt, trong khi những trường hợp ho sốt chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm". Hà Nội đang tiến hành xét nghiệm trên diện rộng để tiếp tục đánh giá nguy cơ tại một số quận như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai… để có những quyết sách về đáp ứng phù hợp", ông Phu nhấn mạnh.

Hơn nữa, dịch cũng đã lây vào 1 số nơi như bệnh viện, siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm… Đây là điều phức tạp. Nếu không tiếp tục khống chế thì dịch có thể tiếp tục bùng phát lên vì chủng Delta rất nguy hiểm, lây lan nhanh.

Ngoài ra, Hà Nội đã triển khai một số biện pháp mạnh nhưng vẫn còn tình trạng người dân đi ra đường khi không cần thiết, đi nơi công cộng như chợ, siêu thị… vẫn đông, ông Phu nêu một số tồn tại.

Hà Nội cần làm gì để trở lại trạng thái bình thường?

Thành phố đã làm được nhiều mặt như xét nghiệm sàng lọc ho, sốt, xét nghiệm diện rộng có chỉ định chứ không xét nghiệm tràn lan, truy vết có hiệu quả các ổ dịch… Nếu không làm tốt những việc này thì vừa qua dịch bệnh tại Hà Nội đã bùng phát lên.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã đưa ra những mô hình tự quản, bảo vệ vùng xanh. Thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục bảo vệ thành quả này, làm giảm nguy cơ mức thấp nhất.

"Có thể tới đây, Hà Nội sẽ lấy mẫu rộng hơn ở xung quanh các ổ dịch, lấy mẫu ở khu công nghiệp, các chợ trên địa bàn… để đánh giá nguy cơ. Kết hợp với việc từ nay đến hết ngày giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh diễn ra thực tế thế nào thì mới có kết luận chính thức" - ông Phu nói.

Tiến hành lấy mẫu rộng hơn ở xung quanh các ổ dịch, lấy mẫu ở khu công nghiệp, các chợ trên địa bàn là việc làm cần thiết, quan trọng. Ảnh: Hà Phương

Về chùm ca bệnh vừa phát hiện tại công trình Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, ông Phu cho rằng, đây là chùm ca chưa rõ nguồn lây, chưa rõ từ bệnh viện hay từ công nhân ngoài vào nhóm công nhân tại công trình. Thậm chí, nguồn lây có thể có ai đó liên quan đến việc cung ứng hàng hoá bên ngoài…

"Ổ dịch này, Hà Nội tiếp tục truy vết. Đây là nguy cơ đáng được quan tâm nhất. Cũng may số lượng công nhân nhóm tại công trình không nhiều. Chính vì vậy, phải tìm ra nguồn lây để ngăn chặn các ổ dịch.

Tại một số quận như Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm.. có dân cư đông đúc, ngõ ngách nhiều, lao động nhập cư khó quản lý… nguy cơ lây nhiễm cao. Chính vì thế chúng tôi luôn đánh giá và yêu cầu xét nghiệm rộng tại những khu vực này", ông Phu cho hay.

Theo đó, người dân nên hạn chế đi ra đường. Mọi người nên gác lại việc không cần thiết để chúng ta tiếp tục thực hiện giãn cách 2 tuần tới đạt hiệu quả cao.

"Tuy nhiên, các địa phương cũng cần quan tâm và đưa ra mô hình giải pháp thiết thực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cấp thiết (thực phẩm, thuốc men...) cho người dân an tâm ở nhà chống dịch", chuyên gia Trần Đắc Phu đặc biệt nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, nếu Hà Nội dỡ bỏ giãn cách thì cũng nới lỏng từ từ theo hoạt động, theo vùng nguy cơ, không nới lỏng toàn thành phố, nới tất các hoạt động một thời điểm. Hoạt động nào có nguy cơ cao cho sự lây lan dịch bệnh thì vẫn chưa được phép hoạt động, địa bàn nào còn nguy cơ rất cao mà ta vẫn gọi là "vùng đỏ" (có ca F0) thì vẫn phải giãn cách.

Điều này cần dựa trên đánh giá nguy cơ và thực tế để quyết định phù hợp. PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, không riêng Việt Nam mà trên thế giới còn chống dịch bệnh COVID-19 lâu dài. Chính vì vậy, Hà Nội cần có những mô hình, bài học rút ra khi chống dịch.

"Giãn cách là lúc chúng ta đánh giá mô hình nào làm tốt để tiếp tục nhân rộng, mô hình chưa tốt có giải pháp khắc phục để chung sống lâu dài với dịch bệnh. Đó là những cái cần thiết" - ông Phu nhận định.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội tiếp tục giãn cách toàn xã hội đến 6h ngày 23.8

Tùng Giang |

Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội đến 06h giờ 00 ngày 23.8.2021 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân số ca COVID-19 trong cộng đồng ở Hà Nội tăng

ĐỨC THIỆN - HÀ PHƯƠNG |

Những ngày vừa qua, Hà Nội liên tục ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới. Ngoài các trường hợp ghi nhận tại khu cách ly tập trung, thành phố còn phát hiện nhiều ca mắc trong cộng đồng. Trao đổi với Báo Lao Động, ông Trương Quang Việt - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng, Hà Nội sẽ còn những ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng. Đây là điều không thể không tránh khỏi, tuy nhiên thành phố đã đánh giá được đúng nguy cơ và đã rà soát được các đối tượng.

Nóng: Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16 từ 6h ngày 24.7

Hà Phương |

Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian 15 ngày, kể từ 6h ngày 24.7.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội tiếp tục giãn cách toàn xã hội đến 6h ngày 23.8

Tùng Giang |

Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội đến 06h giờ 00 ngày 23.8.2021 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân số ca COVID-19 trong cộng đồng ở Hà Nội tăng

ĐỨC THIỆN - HÀ PHƯƠNG |

Những ngày vừa qua, Hà Nội liên tục ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới. Ngoài các trường hợp ghi nhận tại khu cách ly tập trung, thành phố còn phát hiện nhiều ca mắc trong cộng đồng. Trao đổi với Báo Lao Động, ông Trương Quang Việt - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng, Hà Nội sẽ còn những ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng. Đây là điều không thể không tránh khỏi, tuy nhiên thành phố đã đánh giá được đúng nguy cơ và đã rà soát được các đối tượng.

Nóng: Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16 từ 6h ngày 24.7

Hà Phương |

Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian 15 ngày, kể từ 6h ngày 24.7.