Khu trường nghìn tỉ của Đại học Thủy lợi "ế" sinh viên, vì sao?

Long Nguyễn |

Theo số liệu từ Đại học Thủy lợi, việc chuyển 3.000 sinh viên Khóa 58 từ Hà Nội về cơ sở mới tại Hưng Yên học thử trong vỏn vẹn chỉ một học kỳ đã khiến ngôi trường giàu truyền thống này lần đầu tiên trong lịch sử bị thiếu hụt chỉ tiêu tuyển sinh ở năm học kế tiếp.

Như Báo Lao Động đã thông tin, Đại học Thủy Lợi - Cơ sở Phố Hiến (Tiên Lữ, Hưng Yên), với tổng mức đầu tư 1.137,35 tỉ đồng, dù được thiết kế để có thể dạy và học gần 15.000 sinh viên nhưng trên thực tế, tính riêng năm học 2017-2018, trường gần như không hoạt động, lác đác tổ chức một vài lớp ngoại khóa ngắn hạn.

Tại thời điểm ghi nhận vào tháng 5.2018, cả trường chỉ có khoảng 400 sinh viên đang theo học lớp quân sự và ăn ở luôn trong hệ thống kí túc xá. Hết khóa, các em lại về Hà Nội. 

Cụm kí túc xá rất đẹp và tiện nghi này theo thiết kế có thể chứa được gần 5.000 sinh viên.
Cụm ký túc xá rất to đẹp này theo thiết kế có thể chứa được gần 5.000 sinh viên.

Trò chuyện với một số sinh viên đang tập trung tại khu vực kí túc xá, được biết, các em đều là sinh viên khóa 59 của trường. Tâm lý chung của các em trong thời gian học tập tại Cơ sở Phố Hiến là “buồn”, “muốn được sớm về Hà Nội” nhưng “trường phân thì phải nghe chứ không biết làm sao”…

Có em còn chia sẻ, học ngoại khóa thì còn được, nếu trường bắt học chính cả năm tại đây thì sẽ gây bất lợi cho sinh viên. Bởi, trường ở quá xa trụ sở chính, tọa lạc tại nơi vắng vẻ, cả khu vực hiện chỉ có duy nhất ngôi trường đại học này, mọi dịch vụ đi kèm đều không có hoặc rất kém. 

Thực trạng buồn này cũng được ĐH Thủy lợi nêu rõ trong Báo cáo số 384/BC-ĐHTL ngày 4.5.2018, gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng các Thứ trưởng.

Theo đó, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2016, đầu năm 2017, ĐH Thủy lợi đã chuyển 3.000 sinh viên Khóa 58 (là sinh viên năm Nhất) xuống học trọn vẹn kỳ 2 tại Tiên Lữ.

Những sinh viên Khóa 58 tại Cơ sở Phố Hiến (ảnh: tlu.edu.vn)
Những sinh viên Khóa 58 tại Cơ sở Phố Hiến. Ảnh: tlu.edu.vn.

Tuy nhiên, việc điều chuyển này đã tác động lập tức theo hướng rất tiêu cực đến nhà trường trong công tác tuyển sinh. Cụ thể, trong năm học 2017-2018 liền sau đó, lần đầu tiên, ĐH Thủy lợi không tuyển đủ số lượng theo chỉ tiêu. Lập tức, trường đã rút các em về Hà Nội và hiện vẫn chưa có ý định lặp lại "phép thử" trong một vài năm sắp tới.

Trong mục "Những khó khăn, thách thức", báo cáo nêu rõ, ĐH Thủy lợi là trường đầu tiên tổ chức đào tạo tại Khu Đại học Phố Hiến nên bị tác động nặng nề bởi các yếu tố sau: Kết nối giao thông kém. Cơ sở hạ tầng thể dục - thể thao, thư viện, giải trí... chưa có; Xa bạn bè học tập ở các trường Đại học khác. Chưa có môi trường học tập tập trung… gây buồn chán trong sinh viên; Thiếu hệ thống môi trường xã hội phù trợ như việc làm thêm để tăng thêm thu nhập của đại bộ phận SV chưa có; Tâm lý trong sinh viên là được học tập tại các khu đô thị tập trung như thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn còn nặng nề...

Nhiều giáo cụ trong cơ sở nghìn tỉ đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp do không được thường xuyên sử dụng.
Nhiều giáo cụ trong "cơ sở nghìn tỉ" đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp do không được thường xuyên sử dụng.

Thông tin tới PV Báo Lao Động, GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi - cho biết, việc chuyển địa điểm từ huyện Chương Mỹ (Hà Tây cũ) về Hưng Yên là tình huống ngoài mong muốn vì giá đất tại Chương Mỹ tăng quá cao sau khi sáp nhập về Hà Nội.

Lý do chọn Tiên Lữ (cách cơ sở chính 70km) mà không phải địa điểm nào khác gần hơn, theo ông Ổn, là phù hợp với quy hoạch Khu Đại học Phố Hiến. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi việc lại không giống như mong đợi. Hiện cả khu vực chỉ có duy nhất 1 trường, chính là Cơ sở Phố Hiến của ĐH Thủy Lợi.

“Năm ngoái (khóa 58), nhà trường đã cho 3.000 sinh viên xuống đó học thử 1 kỳ, nhưng hậu quả đã tác động ngay đến công tác tuyển sinh của trường. Các em sinh viên sử dụng mạng xã hội chia sẻ về việc phải học ở Hưng Yên cùng các bình luận tiêu cực. Khiến cho năm học vừa rồi, lần đầu tiên, việc tuyển dụng của nhà trường bị tụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 70% chỉ tiêu” - vị GS.TS nói.

Ông Trần Viết Ổn cũng cho biết, tâm lý chung của sinh viên là đều muốn học tại nơi phố xá, có nhiều dịch vụ tiện ích. Trong khi đó, sinh viên của trường lại có xu hướng đi làm thêm, do đó, việc thuyết phục các em về Hưng Yên hiện vẫn đang là bài toán quá khó mà nhà trường chưa thể tìm được giải pháp hiệu quả...

Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin!

Cơ sở Phố Hiến của ĐH Thủy lợi có tổng mức đầu tư là 1.137,35 tỉ đồng. Trong đó, vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 986,103 tỉ đồng; vốn trong nước là 151,23 tỉ đồng; vốn Ngân sách Nhà nước là 142,61 tỉ đồng và Nhà trường có 8,63 tỉ đồng.
Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh khu trường nghìn tỉ nhưng "ế sưng" của Đại học Thủy lợi

Long Nguyễn |

Bi kịch nằm ở chỗ, trong hơn 1,1 nghìn tỉ đồng tổng mức đầu tư của dự án, thì gần 90% là tiền đi vay của nước ngoài. Bản thân Đại học Thủy lợi tự chủ được... 8,63 tỉ đồng.

Đại học Thủy lợi “mắc kẹt” ở Phố Hiến

LONG NGUYỄN |

Việc đưa 3.000 sinh viên xuống Cơ sở Phố Hiến (Tiên Lữ, Hưng Yên) học thử 1 kỳ năm học 2016 - 2017 cho ra 1 kết quả nhãn tiền, tác động ngay đến công tác tuyển sinh của Đại học Thủy lợi: Các em sinh viên sử dụng mạng xã hội chia sẻ về việc phải học ở Hưng Yên cùng các bình luận tiêu cực.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cận cảnh khu trường nghìn tỉ nhưng "ế sưng" của Đại học Thủy lợi

Long Nguyễn |

Bi kịch nằm ở chỗ, trong hơn 1,1 nghìn tỉ đồng tổng mức đầu tư của dự án, thì gần 90% là tiền đi vay của nước ngoài. Bản thân Đại học Thủy lợi tự chủ được... 8,63 tỉ đồng.

Đại học Thủy lợi “mắc kẹt” ở Phố Hiến

LONG NGUYỄN |

Việc đưa 3.000 sinh viên xuống Cơ sở Phố Hiến (Tiên Lữ, Hưng Yên) học thử 1 kỳ năm học 2016 - 2017 cho ra 1 kết quả nhãn tiền, tác động ngay đến công tác tuyển sinh của Đại học Thủy lợi: Các em sinh viên sử dụng mạng xã hội chia sẻ về việc phải học ở Hưng Yên cùng các bình luận tiêu cực.