Không thể và có thể

Lê Thanh Nguyên |

Chúng tôi - người của Báo Lao Động - hồi ấy cứ lao vào điểm nóng… Vậy mà, vẫn thấy chưa đủ…

Đến bây giờ, nghĩa là hơn 30 năm, tôi là thành viên chính thức ở Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Đồng bằng sông Cửu Long, của tờ báo đại diện tiếng nói của tổ chức Công đoàn và quyền lợi của người lao động. 30 năm của đời người không ngắn… Vậy mà cứ ngỡ như hôm qua của thời xông pha, nhịn đói len lỏi trong khói mù và bụi than để ghi chép cảnh điêu tàn, xác xơ của đám cháy rừng lịch sử, bì bõm lặn lội trong trận lũ năm Thìn để tận mắt chứng kiến nước lũ tràn ngập trắng đồng, trắng đất... Cứ đi rồi về…

Sứ mệnh

Hôm đó, trong buổi lễ bàn giao ngôi trường vừa xây xong do Báo Lao Động tài trợ chi phí cho một xã nghèo, người thay mặt địa phương bước lên bục phát biểu và trịnh trọng nói “Kính thưa...”. Cả dãy bàn đại biểu cùng ồ lên thảng thốt. Một đại biểu của tổ chức Công đoàn địa phương phải đứng lên đính chính: "Nhầm rồi... Không phải của báo đó mà đơn vị tài trợ là Báo Lao Động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”... Nghi lễ hôm đó rồi cũng được lướt qua chóng vánh... nhưng khi ra về, phóng viên, đại diện Báo Lao Động trên địa bàn lòng ai cũng buồn rười rượi...

Từ câu chuyện trên cho thấy, có gì đó chông chênh mối quan hệ giữa tên gọi của tờ báo trong lòng người lao động ở nơi đây... Là tờ báo có tôn chỉ gắn liền với việc chăm lo và bảo vệ cuộc sống, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của công nhân, lao động... Rõ là không thể chấp nhận sự chông chênh ấy, từ trong nhận thức của chúng tôi thời ấy như là lời thách thức đối với trách nhiệm của mình. Không, sứ mệnh thì đúng hơn...

Cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp tặng gạo cho bà con vùng lũ. Ảnh: LTN
Cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp tặng gạo cho bà con vùng lũ. Ảnh: LTN

Phải bắt đầu từ đâu nơi vùng đất trọng điểm kinh tế quốc gia... cảm giác lọt thỏm trong một biển trách nhiệm mênh mông... Nỗi ám ảnh thời đó cứ đè nặng trong suy nghĩ chúng tôi, nhất là với việc tạo một thế đứng chân vạc, gần như là một ước muốn xa xỉ...

Những năm cuối của thế kỷ hai mươi, lũ càng về sau càng nhặt kỳ và tàn khốc hơn. Cứ tháng 6 như đến hẹn lại lên, chúng tôi lại tay xách, nách mang nào máy ảnh, bút viết, sổ sách lao vào vùng lũ. Ông Năm Châu - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - buột miệng khi hồ hởi đưa ra cái bắt tay đón tiếp khách: "Cứ thấy mấy nhà báo Lao Động là biết lũ đang lên cao...”. Rồi ông nhanh chóng sắp xếp cho anh em Lao Động tiếp cận với vùng ngập sâu.

Cố ghi chép, cố chọn những góc thật độc để bấm máy: Những ngôi nhà lá rách nát chìm trong nước lũ giữa đồng nước mênh mông, một cậu bé 12 tuổi chui lên từ đống đổ nát, hoang tàn hai tay cầm hai xâu chuột ướt nhem đưa lên cao rồi miệng mếu máo phân bua: “Hai tháng rồi chỉ sống nhờ chuột, sáng chuột kho - chiều, chuột luộc"... Hỏi ra mới biết: Khi nước lũ dâng lên đúng lúc nơi này bước vào mùa giáp hạt nên gạo rất cần với người dân chạy lũ...

Sau đó, cứ đến mùa nước lên, hàng loạt những đoàn ghe chở đầy ắp những bao gạo 30kg có nhãn hiệu Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động cứu trợ lũ lượt về các tỉnh đầu nguồn... Đến khoảng 10 năm sau, mỗi khi có lũ về, dân cư tại chỗ chạy ra đón khách mắt đảo qua, đảo lại tìm, hỏi: Có mang theo gạo của nhà báo Lao Động không chú ơi?

Người nghèo huyện đầu nguồn Tân Châu, tỉnh An Giang được nhận quà cứu trợ. Ảnh: LTN
Người nghèo huyện đầu nguồn Tân Châu, tỉnh An Giang được nhận quà cứu trợ. Ảnh: LTN

Không chỉ có thiên tai, nơi vùng đất này còn có sự rình rập của rủi ro và hiểm hoạ từ trời đất. Mùa nước đã vậy, còn mùa hạn, rừng khô như tờ bánh tráng, chỉ cần một tàn than rơi xuống có thể lửa huỷ diệt cả một cánh rừng... Trận cháy rừng lịch sử năm 2002 là một điển hình. Cả hai khu rừng lớn nhất Nam Bộ năm đó đều bị bốc cháy, lửa lan ra thiêu rụi nguồn sống nơi đây. Chúng tôi lại lao vào đám cháy, mang lương thực, thực phẩm vào rừng U Minh Hạ tiếp sức cho các chiến sĩ đang tập trung chữa cháy... rồi lại rẽ về hướng rừng U Minh Thượng, làm thông tin.

Để kịp cho thời sự sáng hôm sau nên chúng tôi trưng dụng cả kỹ thuật viên đi theo (thời đó chưa có mạng Internet, phải sử dụng mạng truyền tin nội bộ của cơ quan-intranet). Loay hoay mãi đến sụp tối, chúng tôi mới tìm được nơi có điện thoại xin nhờ đầu dây nối với máy tính truyền dữ liệu về toà soạn ở Hà Nội. (Thời ấy giữa rừng già, chuyện công nghệ thông tin mới toanh như là điều không thể - vậy mà cũng xong)...

Chúng tôi vội vã quay về do phải lăng xăng tác nghiệp giữa đám cháy rừng suốt ngày, giờ ngồi trên xe bon bon trên đoạn đường về 200km. Trời đã khuya, đường đã vắng, lâu lâu chỉ có ánh sáng của ngọn đèn xe ngược chiều loé lên. Ngồi trên xe, mọi người đều im lặng nhìn ra hai bên đường... Chỉ đến khi cái dạ dày trống không kêu gào, tay chân run lẩy bẩy, chúng tôi mới nhớ từ sáng đến giờ chưa có hạt cơm nào trong bụng... Hàng quán giờ này đã đóng cửa im ỉm...

Một đồng nghiệp buột miệng: "Mình chọn chi cái nghề cực vậy anh?... "Đài... báo mà...!” - tôi trả lời theo kiểu lấp lửng... vì tin tác phẩm cực nhọc của mình hôm nay, ngày mai sẽ được đăng tải trên trang Nhất của tờ báo.

Kết nối cho thế chân vạc

Gọi là chân vạc - mô tả trong một tình trạng vững chắc - cho oai, dù chúng tôi ai cũng hiểu, đó là: Truyền thông - hoạt động xã hội từ thiện - xây dựng mạng lưới chân rết... Nhưng vẫn cảm giác chênh vênh, vẫn thấy mong manh mỗi khi nghĩ đến một sự đột phá đi tìm điều có thể trong mênh mông những cản ngại gần như là không thể. Còn những "chiến binh" Lao Động ở nơi này - lực lượng không đến được ngưỡng 5% số quân của Báo Lao Động trên cả nước... Nhưng vẫn phải tạo được điều có thể trong vô cùng những điều không thể...

Phải liên kết để mở rộng hoạt động và lan toả. Trước hết, chúng tôi gõ cửa tổ chức Công đoàn trên địa bàn. Tại sao không thể? Cùng thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam - một đoàn thể có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương về tỉnh, huyện, xã - nên gần gũi, có điều kiện tiếp cận cùng chia sẻ, lo toan và hỗ trợ. Là thành viên 30 năm (trong vai trò quản lý) có lẽ đó là sự chọn lựa địa chỉ liên kết đúng đắn nhất trong suốt 30 năm công tác của tôi. Một chuỗi tháng năm hoạt động của cơ quan đại diện tại miền Tây, hầu như lúc nào, việc gì khi Báo Lao Động phát ra cũng có tổ chức Công đoàn nơi đây hưởng ứng, tiếp sức.

Thí sinh thi đại học phấn khởi khi tiếp nhận chỗ trọ miễn phí. Ảnh: LTN
Thí sinh thi đại học phấn khởi khi tiếp nhận chỗ trọ miễn phí. Ảnh: LTN

Vệt liên kết này kéo dài suốt 30 năm là minh chứng hùng hồn về sự cần thiết của mối quan hệ giữa cơ quan truyền thông và tổ chức thuộc đơn vị chủ quản tại nơi địa bàn đứng chân... Nhất là hoạt động từ thiện liên quan đến cơ sở... bao giờ cũng có sự xuất hiện của cán bộ Công đoàn như liên kết tổ chức “Chương trình chỗ trọ miễn phí” hỗ trợ cho học trò nghèo đi thi đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long. 15 năm chương trình xã hội từ thiện này đã hỗ trợ khoảng 50.000 học trò nghèo đi thi và không lúc nào thiếu vắng sự góp sức của tổ chức Công đoàn: Tổ chức và hỗ trợ tài chính... Và đến cứu trợ lũ lụt cùng nhiều hoạt động khác, mối liên kết này cũng vận hành theo quy trình như vậy...

Nhân sinh nhật thứ 92 của Báo Lao Động và kỷ niệm 30 năm hoạt động của cơ quan đại diện Báo Lao Động ở miền Tây, qua trang báo này, tôi xin gửi đến anh chị em ở tổ chức Công đoàn 13 tỉnh thành tại Đồng bằng sông Cửu Long lời cảm ơn chân thành về nghĩa cử 30 năm sát cánh cùng Báo Lao Động tại miền Tây trong cuộc hành trình tìm những điều có thể trong vô vàn điều không thể, góp sức làm tròn tôn chỉ của tờ báo đại diện cho việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động nơi vùng đất một nắng hai sương này...

Lê Thanh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Ứng dụng AI tại Báo Lao Động: Biên tập viên “ảo” - thông tin “thật”

Nguyễn Tuấn Anh |

Ngày 8.7.2021, Báo Lao Động chính thức ra mắt một bản tin truyền hình sử dụng biên tập viên ảo được sản xuất tự động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo dựa trên hệ thống LDO-AI. Đây là một dự án do Báo tự nghiên cứu phát triển nằm trong chuỗi các hoạt động chuyển đổi số toàn diện phương thức tác nghiệp và đổi mới sản phẩm đa phương tiện nhằm bắt kịp các xu hướng báo chí truyền thông mới nhất của thế giới.

Công nhân thuỷ nông Hà Nội được nhận lương, xúc động cảm ơn báo Lao Động

Việt Lâm- Thùy DUng |

Sau phản ánh của báo Lao Động, các công nhân Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy đã nhận được những đồng lương mà họ bị nợ trong thời gian qua.

Báo Lao Động tiếp sức cho công nhân tỉnh Đồng Nai 1 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 2.8, Báo Lao Động phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã trao trước 12 suất quà, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng/người nhằm hỗ trợ, tiếp sức cho công nhân, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hội thảo: Hoàn thiện mô hình hoạt động công đoàn ngành xuyên suốt

Trung tâm truyền thông đa phương tiện |

Sáng ngày 25.3, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện mô hình hoạt động công đoàn ngành xuyên suốt”.

Shipper cẩn trọng nhận vận chuyển đồ cho khách

Mạnh Cường |

Qua vụ việc "4 tiếp viên hàng không Việt Nam xách ma tuý" được dư luận quan tâm gần đây, các shipper đã truyền tai nhau những bí quyết khi nhận, vận chuyển đồ cho khách hàng ngày.

Doanh nghiệp khai thác cát ngoài mỏ, bãi soi Ninh Tào sạt lở nghiêm trọng

Trần Tuấn |

Bắc Giang - Những ngày gần đây người dân tại thôn Ninh Tào xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa bức xúc về tình trạng doanh nghiệp khai thác làm sạt lở bờ bãi nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân có đất canh tác ven bờ sông.

Thanh tra hơn 4 năm nhưng chưa kết luận, vì thiếu người... làm việc

Phan Tuấn |

Từ ngày 8.8.2018, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định thanh tra liên quan đến vấn đề đất đai ở huyện Đắk Mil, tuy nhiên, đến nay, đã hơn 4 năm trôi qua nhưng cơ quan này vẫn chưa ban hành kết luận bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có lý do thiếu người làm việc.

Giá vàng hôm nay 25.3: Giảm khi nhà đầu tư quay lại với tài sản rủi ro

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Giá vàng hôm nay 25.3 tăng mạnh ở thị trường thế giới. Vàng SJC trong nước chưa có nhiều phản ứng với thị trường quốc tế, mức chênh lệch mua vào - bán ra vẫn quanh ngưỡng 700.000 đồng/lượng.

Ứng dụng AI tại Báo Lao Động: Biên tập viên “ảo” - thông tin “thật”

Nguyễn Tuấn Anh |

Ngày 8.7.2021, Báo Lao Động chính thức ra mắt một bản tin truyền hình sử dụng biên tập viên ảo được sản xuất tự động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo dựa trên hệ thống LDO-AI. Đây là một dự án do Báo tự nghiên cứu phát triển nằm trong chuỗi các hoạt động chuyển đổi số toàn diện phương thức tác nghiệp và đổi mới sản phẩm đa phương tiện nhằm bắt kịp các xu hướng báo chí truyền thông mới nhất của thế giới.

Công nhân thuỷ nông Hà Nội được nhận lương, xúc động cảm ơn báo Lao Động

Việt Lâm- Thùy DUng |

Sau phản ánh của báo Lao Động, các công nhân Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy đã nhận được những đồng lương mà họ bị nợ trong thời gian qua.

Báo Lao Động tiếp sức cho công nhân tỉnh Đồng Nai 1 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 2.8, Báo Lao Động phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã trao trước 12 suất quà, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng/người nhằm hỗ trợ, tiếp sức cho công nhân, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.