Không cứng nhắc, cực đoan trong phòng chống dịch

Mình Quân - Huyền Trân |

Quyết định cách ly người về từ TPHCM của tỉnh Đồng Nai vừa qua được cho là cứng nhắc, gây hoang mang cho nhiều người vì đang vào thời điểm thu hoạch nông sản, cần phải tiêu thụ. Trong khi đó, phần lớn nhà máy, nguyên liệu của doanh nghiệp ở Đồng Nai nhưng nhiều người lao động lại ở TPHCM.

Tính đến ngày 6.6, có khoảng 30 tỉnh, thành thực hiện việc cách ly y tế người từ TPHCM đến hoặc về theo nhiều hình thức khác nhau. Việc các địa phương siết chặt, kiểm soát khai báo y tế đối với người về từ các điểm có dịch đã được cơ quan chức năng công bố là cần thiết, nhưng không đồng nghĩa với ngăn cấm việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

Điều chỉnh kịp thời để tránh “ngăn sông cấm chợ”

Trong đó, quyết định cách ly người về từ TPHCM của tỉnh Đồng Nai vừa qua được cho là cực đoan, cứng nhắc, gây hoang mang cho nhiều người. Cụ thể, ngày 4.6, UBND tỉnh Đồng Nai ra văn bản (có hiệu lực từ 0 giờ ngày 5.6) yêu cầu người về, đến từ TPHCM phải cách ly 21 ngày ở nhà hoặc cơ sở lưu trú (trừ những người phải áp dụng các biện pháp cách ly khác theo hướng dẫn của ngành Y tế). Những người này phải lấy mẫu xét nghiệm hai lần vào ngày cách ly thứ 7 và 14, tự trả chi phí. Những người không khai báo và chấp hành sẽ bị xử lý.

Sau vài tiếng đồng hồ thấy sự bất hợp lý của giải pháp có yêu tố ngăn sông cấm chợ này, đồng thời trước sự phản ứng từ chính quyền TPHCM và các doanh nghiệp, khu công nghiệp, trưa ngày 5.6, UBND tỉnh tỉnh Đồng Nai đã điều chỉnh quy định theo tinh thần tạo điều kiện cho người lao động, chuyên gia đi lại, tham gia hoạt động sản xuất tại các xí nghiệp giữa 2 địa phương Đồng Nai và TPHCM.

Động thái trên được Đồng Nai đưa ra sau khi nhiều doanh nghiệp ở TPHCM và Đồng Nai cho rằng việc tỉnh này cách ly 21 ngày đối với người từ TPHCM sẽ gây khó cho họ trong việc sản xuất vì thiếu lao động.

Theo bà Lý Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm TPHCM, nhiều doanh nghiệp của Hội đã nháo nhào với quyết định ngày 4.6 của tỉnh Đồng Nai. Vì hiện nay đang vào thời điểm thu hoạch nông sản, trong khi phần lớn nhà máy, nguyên liệu của họ ở Đồng Nai, mà nhiều người lao động lại ở TPHCM.

“TPHCM là trung tâm kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều liên quan chặt chẽ với nhau về nguyên liệu, hàng hóa, lao động… Vì vậy, mọi quyết định của các địa phương lân cận liên quan đến việc phòng chống dịch phải cân nhắc rất kỹ, không nên ngăn sông, cấm chợ mà phải đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh” - bà Chi nói.

Ngoài tỉnh Đồng Nai, trước đó từ ngày 31.5, tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu toàn bộ người về từ TPHCM phải cách ly tập trung 21 ngày. Tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo tạm dừng tất cả hoạt động vận chuyển hành khách từ TPHCM về tỉnh này (kể cả xe hợp đồng trá hình hoặc xe hợp đồng, xe taxi,...), còn xe vận chuyển hàng hóa vẫn lưu thông nhưng có kiểm soát, khai báo y tế...

Chốt kiểm soát khai báo y tế tại cầu Đồng Nai đối với người đến và về từ TPHCM (ảnh chụp ngày 6.6). Ảnh: Anh Tú
Chốt kiểm soát khai báo y tế tại cầu Đồng Nai đối với người đến và về từ TPHCM (ảnh chụp ngày 6.6). Ảnh: Anh Tú

Vừa chống dịch nhưng vừa phải đảm bảo sản xuất kinh doanh

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TPHCM - cho rằng, tới đây, không chỉ Đồng Nai mà một số tỉnh lân cận trong khu vực, khi ban hành một công văn chỉ thị gì thì phải nghiên cứu kỹ để tránh ảnh hưởng đến doanh nghiệp như quyết định đột ngột của Đồng Nai.

Theo ông Vũ, các địa phương cần thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là đảm bảo mục tiêu kép “phòng chống dịch bệnh và sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế”, tránh gây ách tắc cho doanh nghiệp.

Tiến sĩ Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM - cho rằng, mặc dù với mục tiêu muốn dập dịch nhanh, khống chế kiểm soát chặt chẽ, an toàn nhất, nhưng phải phù hợp vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Thực tế hiện nay nhu cầu đi lại giữa TPHCM và các tỉnh lân cận trong làm việc mỗi ngày là nhu cầu rất lớn. Do đó, ông Thắng cho rằng, việc quan trọng là phải yêu cầu người lao động tuân thủ 5K trong khi làm việc và khi về nhà có kiểm soát không để dịch lây lan ra cộng đồng nếu chẳng may có ca lây nhiễm.

“Càng ngăn sông cấm chợ thì càng nguy hiểm vì có thể có rất nhiều đường tắt, đường hẻm. Đôi khi họ bắt buộc phải về, vì đó là nhu cầu chính đáng. Nếu mình cấm thì người ta càng trốn về, như thế càng nguy hiểm hơn chứ không được lợi gì” - ông Thắng nói.

Thủ tướng yêu cầu không “ngăn sông cấm chợ”

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 789/CĐ-TTg về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kép.

Thủ tướng yêu cầu: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Trao đổi, thống nhất với các địa phương có liên quan để thống nhất áp dụng các biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải (kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất…), bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, không gây ách tắc hay ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện việc cách ly y tế đúng đối tượng quy định đối với người đến từ vùng dịch.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Y tế, Công an, Công Thương rà soát việc tổ chức hoạt động vận tải đi, đến nơi có dịch đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch và sản xuất kinh doanh, chấn chỉnh kịp thời việc áp dụng các biện pháp quá mức cần thiết gây ách tắc hoạt động vận tải và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, tiêu thụ, cung ứng hàng hoá giữa địa phương có dịch và các địa phương khác. T.T

Theo Sở GTVT TPHCM, do ảnh hưởng của COVID-19, đã có 32 tỉnh thành thông báo về tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đường bộ đi và đến TPHCM. Đối với các tỉnh/thành chưa công bố tạm dừng hoạt động vận tải, thì các tuyến vận tải hành khách đường bộ của TPHCM được yêu cầu không dừng, đón trả khách tại địa bàn thuộc tỉnh/thành phố vùng có dịch.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Mình Quân - Huyền Trân
TIN LIÊN QUAN

Ninh Thuận kiểm soát chặt phòng chống dịch COVID-19 tại các cảng cá

Huỳnh Hải |

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã lập các Chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 tại các cảng cá để kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở ngư dân đeo khẩu trang và khai báo y tế.

Hà Nội: Phát gạo, khẩu trang miễn phí cho người khó khăn vì dịch COVID-19

Tùng Giang - Hà Phương |

Mỗi ngày, gia đình chị Nguyễn Thị Thành (50 tuổi, chủ quán ngan trên phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) phát miễn phí khoảng 100 phần gạo, khẩu trang cho những người có hoàn cảnh khó khăn, người mất thu nhập do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Vợ chồng lão nông cầm 100 triệu tiền mặt đi ủng hộ quỹ phòng dịch COVID-19

HƯNG THƠ |

Theo dõi thấy tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, 2 vợ chồng nông dân ở tỉnh Quảng Trị quyết định rút 100 triệu đồng tích cóp dành cho tuổi già đem đi ủng hộ quỹ phòng dịch COVID-19.

Sinh viên Khoa Y hỗ trợ công tác phòng dịch COVID-19 tự hào: Không mình thì ai!

Huyên Nguyễn |

Nóng nực trong bộ đồ bảo hộ hay phải thức xuyên đêm để hỗ trợ lấy mẫu, nhập liệu, kiểm tra thân nhiệt để phòng chống dịch COVID-19 là công việc mà những sinh viên Khoa Y đang thực hiện mỗi ngày. Khẩu trang, bao tay, quần áo kín, thêm mặt nạ chắn giọt bắn khiến những giọt mồ hôi chảy liên tục từ mắt xuống.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Ninh Thuận kiểm soát chặt phòng chống dịch COVID-19 tại các cảng cá

Huỳnh Hải |

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã lập các Chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 tại các cảng cá để kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở ngư dân đeo khẩu trang và khai báo y tế.

Hà Nội: Phát gạo, khẩu trang miễn phí cho người khó khăn vì dịch COVID-19

Tùng Giang - Hà Phương |

Mỗi ngày, gia đình chị Nguyễn Thị Thành (50 tuổi, chủ quán ngan trên phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) phát miễn phí khoảng 100 phần gạo, khẩu trang cho những người có hoàn cảnh khó khăn, người mất thu nhập do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Vợ chồng lão nông cầm 100 triệu tiền mặt đi ủng hộ quỹ phòng dịch COVID-19

HƯNG THƠ |

Theo dõi thấy tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, 2 vợ chồng nông dân ở tỉnh Quảng Trị quyết định rút 100 triệu đồng tích cóp dành cho tuổi già đem đi ủng hộ quỹ phòng dịch COVID-19.

Sinh viên Khoa Y hỗ trợ công tác phòng dịch COVID-19 tự hào: Không mình thì ai!

Huyên Nguyễn |

Nóng nực trong bộ đồ bảo hộ hay phải thức xuyên đêm để hỗ trợ lấy mẫu, nhập liệu, kiểm tra thân nhiệt để phòng chống dịch COVID-19 là công việc mà những sinh viên Khoa Y đang thực hiện mỗi ngày. Khẩu trang, bao tay, quần áo kín, thêm mặt nạ chắn giọt bắn khiến những giọt mồ hôi chảy liên tục từ mắt xuống.