Không cải thiện về thời gian, xe buýt sẽ không thể thay thế xe máy!

LÊ HOA - CAO NGUYÊN |

Khi Hà Nội phát triển mạnh, nhu cầu và phương tiện giao thông ngày càng tăng. Giải pháp chống ùn tắc hiện đang là vấn đề nan giải đối với các cơ quan quản lý. Mới đây, việc cấm xe máy vào nội thành cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều. Khi cấm xe máy buộc người dân phải đi lại bằng phương tiện xe công cộng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay phương tiện xe công cộng chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân. Qua khảo sát, về thời gian của đi xe máy và xe buýt trên một tuyến đường của Hà Nội vẫn còn chênh lệch nhau khá lớn. 

Đi buýt chậm hơn xe máy

Chiều muộn ngày 19.12, vào khung giờ cao điểm, nhóm PV Lao Động đã có một thực tế tại một tuyến đường của Hà Nội bằng hai phương tiện khác nhau: Xe buýt và xe máy.

17h7’, một phóng viên lên chiếc xe buýt số 24 mang BKS 29B-14002 đi từ Ngã Tư Sở chạy dọc theo đường Láng đến điểm dừng gần trường Đại học Giao thông Vận tải. Theo quan sát trên chiếc xe buýt vào giờ cao điểm này không mấy chật chội. Chiếc xe đi gặp khá nhiều khó khăn bởi phương tiện giao thông vào giờ này khá đông. Qua một khoảng thời gian “lượn lách”, chiếc xe buýt đã đến điểm dừng lúc 17h24’.

Trong khi đó, một phóng viên khác đi bằng phương tiện xe máy và xuất phát cùng thời điểm trên. Khung đường vẫn như vậy nhưng do phóng viên này đi bằng xe máy nên đã đến sớm hơn. Thời gian đi bằng phương tiện xe máy từ Ngã Tư Sở đến điểm dừng xe buýt trường Đại học Giao thông Vận tải chỉ mất 9 phút.

Trước đó, vào khung giờ buổi trưa, một khảo sát tương tự như trên được thực hiện tại điểm dừng xe buýt ở đường Nguyễn Lương Bằng đến Bến xe Yên Nghĩa bằng xe buýt số 02 tuyến Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa.

Khi lưu thông bằng phương tiện xe máy chỉ mất 26 phút. Trong khi đó, đi bằng xe buýt thì mất hơn 45 phút. Như vậy, dù xuất phát như nhau nhưng có thể thấy thời gian khi lưu thông bằng phương tiện xe máy chỉ bằng nửa thời gian đi bằng xe buýt (xe công cộng).

Liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - cho biết, Hà Nội có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng phương tiện công cộng, nhưng thực tế phương tiện công cộng như xe buýt chưa thu hút được người dân. Nhiều khi, di chuyển bằng xe buýt chậm hơn xe máy.

Hiện nay, phát triển phương tiện công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân là bài toán cần thời gian để thực hiện. Giải pháp trước mắt là phát triển giao thông công cộng thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Không cần phải dùng đến loại xe buýt dài đến 80 chỗ, mà cần sử dụng các loại xe buýt nhỏ hơn để phủ sóng được nhiều địa điểm và phù hợp với hạ tầng của TP. Về lâu dài, nước ta phải đầu tư phát triển hạ tầng, phương tiện công cộng tiện ích, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, ông Bùi Danh Liên cho biết thêm.

Dự đoán đến khi nào phương tiện công cộng chiếm ưu thế, các chuyên gia cho rằng phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư của Nhà nước. Nếu như phương tiện giao thông công cộng thuận lợi, cứ 7-8m có chỗ lên tàu điện ngầm, đường sắt trên cao thì người dân tự giác thay đổi phương tiện giao thông.

Xe buýt vẫn chưa thu hút được người dân. Ảnh: C.N
Xe buýt vẫn chưa thu hút được người dân. Ảnh: C.N

“Cấm” phương tiện cá nhân là hết sức tệ hại

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc NXB Giao thông Vận tải đánh giá, hiện nay, tại các TP lớn của nước ta, phương tiện giao thông công cộng vẫn chưa “phủ sóng”, thu hút được người dân. Tại các nước phát triển, với đô thị khoảng 1 triệu dân trở lên thì phương tiện công cộng trở thành phương tiện giao thông chủ yếu. Trong khi đó, TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có tới gần 10 triệu dân nhưng chưa có một mét Metro nào, chỉ có xe buýt, tuy nhiên loại xe này chạy lẫn với làn đường xe cá nhân nên dễ bị ùn tắc, không tiện lợi.

Theo thống kê, tại Hà Nội mỗi ngày có tới 12 triệu lượt người đi lại. Tuy nhiên, xe buýt chỉ đáp ứng được 5-7% nhu cầu đi lại của người dân. Do xe buýt không tiện nghi nên người dân phải bỏ tiền túi sắm phương tiện cá nhân để di chuyển. Bên cạnh đó, TS Nguyễn Xuân Thủy đánh giá Sở Giao thông Vận tải Hà Nội bộc lộ những yếu kém trong khâu tổ chức vận tải, mạng lưới xe buýt, phong cách phục vụ... Vì vậy, người dân còn mơ hồ khi sử dụng loại phương tiện này và không biết giờ giấc hoạt động, dừng chạy của phương tiện ra sao. Hiện nay, phương tiện công cộng vẫn yếu kém, không tiện lợi cho nên người dân vẫn ưu tiên lựa chọn phương tiện cá nhân. Đây là những nguyên do dẫn đến tình trạng phương tiện cá nhân vẫn không ngừng gia tăng.

Muốn phát triển phương tiện công cộng, loại hình này phải cạnh tranh với xe cá nhân. Nếu xe công cộng đảm bảo được sự tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì dần dần sẽ hạn chế được phương tiện cá nhân. Ở đây, chúng ta không thể sử dụng biện pháp “cấm” - nó hết sức tệ hại. Việc áp đặt phương tiện cá nhân ở đây bất khả kháng, gây phản cảm, khốn khổ cho người dân thêm mà thôi. Ở đây, hạn chế xe cá nhân phải có lộ trình cụ thể - TS Nguyễn Xuân Thủy cho biết thêm.

Theo TS Nguyễn Xuân Thủy: “Để giảm phương tiện cá nhân nước ta phải đầu tư xây dựng trục đường là “át chủ bài”.

Thủ tướng chưa cho thành lập Ban chỉ đạo chống ùn tắc

Ngày 18.12, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản nêu ý kiến: “Tại thời điểm này Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) triển khai các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh do Lãnh đạo Chính phủ làm Trưởng ban.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trong phạm vi quyền hạn của mình, chủ động tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế, tiến tới giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia căn cứ chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22.6.2017, chủ động tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cấp bách trước mắt và lâu dài nhằm chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và cả nước.

Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải rà soát, đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, trong đó có các dự án trên địa bàn TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, góp phần giảm ùn tắc giao thông đô thị.

LÊ HOA - CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM tìm giải pháp phát triển giao thông công cộng bền vững

MINH QUÂN |

TPHCM nên đưa vào sử dụng loại hình xe buýt lai giữa xe sử dụng nhiên liệu diesel và xe điện. Sau một thời gian phát triển xe buýt lai sẽ tiếp tục đầu tư chuyển hẳn sang phát triển hệ thống xe buýt điện để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

Xe buýt Đà Nẵng vỡ trận

THÙY TRANG |

Đầu tháng 12, hơn 200 tài xế, nhân viên xe buýt thuộc Cty CP Công nghiệp Quảng An 1, Đà Nẵng đồng loạt ngừng việc để phản ứng việc Cty chậm trả lương.

Hà Nội lần đầu tiên đưa vào khai thác xe buýt có kết nối GPS

C.N |

Đây là lần đầu tiên xe buýt đạt tiêu chuẩn Châu Âu được đưa vào hoạt động tại Hà Nội.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

TPHCM tìm giải pháp phát triển giao thông công cộng bền vững

MINH QUÂN |

TPHCM nên đưa vào sử dụng loại hình xe buýt lai giữa xe sử dụng nhiên liệu diesel và xe điện. Sau một thời gian phát triển xe buýt lai sẽ tiếp tục đầu tư chuyển hẳn sang phát triển hệ thống xe buýt điện để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

Xe buýt Đà Nẵng vỡ trận

THÙY TRANG |

Đầu tháng 12, hơn 200 tài xế, nhân viên xe buýt thuộc Cty CP Công nghiệp Quảng An 1, Đà Nẵng đồng loạt ngừng việc để phản ứng việc Cty chậm trả lương.

Hà Nội lần đầu tiên đưa vào khai thác xe buýt có kết nối GPS

C.N |

Đây là lần đầu tiên xe buýt đạt tiêu chuẩn Châu Âu được đưa vào hoạt động tại Hà Nội.