Khởi động sản xuất kinh doanh sau Tết Tân Sửu: Tạo xung lực để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,0 - 6,7%

Cao Nguyên |

17.2 - ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu, không khí làm việc khẩn trương đã quay trở lại với hầu hết các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Không còn tư tưởng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, người lao động đều đã tích cực bắt tay ngay vào công việc, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, càng khó khăn, phức tạp do dịch COVID-19 thì càng phải tăng tốc sớm, mạnh để bứt phá và phát triển.

Loại bỏ ỳ ạch ngay từ đầu năm mới

Mặc dù năm 2020 ghi nhận những suy giảm mạnh về tăng trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, song Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương 2,91%. Theo các chuyên gia kinh tế, dù không đạt một số chỉ tiêu kinh tế xã hội như mục tiêu đề ra vì lý do khách quan, năm 2020 vẫn được đánh giá là năm thành công và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua.

Với những kết quả, thành tích đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc nêu cao lòng yêu nước, tình đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Phát huy tinh thần đó, trong những ngày đầu năm 2021, không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương đã lan tỏa trong cả khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

TS Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế - cho rằng, yếu tố quyết định làm căn cứ cho những chỉ báo lạc quan về sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2021 là sự thành công trong thực tế kiểm soát sự lây lan của COVID-19; Đồng thời, các xung lực tăng trưởng được cộng hưởng nhờ Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công và chi tiêu công; sớm và đang tiếp tục đưa ra các biện pháp tài chính - tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó có giảm thuế, hoãn nộp thuế và miễn phí sử dụng đất đối với các doanh nghiệp; hỗ trợ phục hồi tiêu dùng và gia tăng thương mại; tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Việt Nam cũng đang và sẽ được hưởng lợi từ sự tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương; từ sự dịch chuyển và tái định vị các chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế sang những quốc gia có chi phí thấp và an toàn hơn.

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” với 08 trọng tâm chỉ đạo điều hành. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để kích thích tổng cầu phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, kịp thời dự báo và chuẩn bị phương án, kịch bản, biện pháp, đối sách ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh. Nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Coi trọng chất lượng tăng trưởng

Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu năm 2021, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người khoảng 3.700USD. Theo các chuyên gia kinh tế, việc GDP của Việt Nam tăng trưởng dương là rất đáng mừng nhưng cần quan tâm hơn nữa về chất lượng tăng trưởng.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng năm 2021, nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ các quốc gia. Khi dịch bệnh được kiểm soát thì các quốc gia sẽ đẩy mạnh công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế. Thứ hai, mặc dù đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, nhưng hầu hết quốc gia đã dần quen với trạng thái “bình thường mới”, vừa nỗ lực phòng chống dịch, vừa bắt đầu từng bước phục hồi kinh tế. Nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ có những bước phục hồi và phát triển.

Theo ông Thịnh, năm 2021, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Trước hết, do việc phòng chống và kiểm soát tốt dịch bệnh, ý thức phòng chống dịch của người dân và toàn xã hội tăng cao, Việt Nam đã chuyển sang hình thức kiểm soát chặt chẽ biên giới, khoanh vùng dập dịch ngay tại gốc với phạm vi thích hợp, nền sản xuất của đất nước đã có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong quý IV/2020. Thứ hai, các DN Việt Nam đã thích ứng nhanh chóng với trạng thái kinh tế mới. Nếu xét theo số DN mới đăng ký thành lập và số DN quay trở lại hoạt động, thì số lượng tăng hơn 0,8% so với 2019, đặc biệt, vốn đăng ký bình quân mỗi DN cao hơn nhiều so với 2019. Thứ ba, cơ cấu nền kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, năng suất lao động tăng đáng kể.

Ngoài ra, kinh tế tư nhân đã trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp 44-45% GDP, là một động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Kinh tế số đã trở thành một trào lưu, một động lực phát triển của các DN trong nền kinh tế, đang thúc đẩy tính công khai, minh bạch, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động trong nền kinh tế. “Trường hợp, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng 6,0-6,7% với lạm phát sẽ trong khoảng 3,3% (cộng trừ 0,5%), thâm hụt ngân sách nhà nước trong khoảng 3,5%” - vị chuyên gia này nhận định.

Năm 2021 là năm bản lề để nền kinh tế bước vào thời kỳ mới 2021-2025 và cho cả giai đoạn 2021 - 2030. Với những thắng lợi toàn diện trong năm 2016-2020 và những bài học kinh nghiệm được rút ra trong điều hành và quản lý, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, hy vọng, các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2021 sẽ được hoàn thành toàn diện và vượt mức.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Công nhân Hà Nội trở lại làm việc sau tết, đảm bảo phòng chống dịch COVID

Viêt Lâm - thùy DUng |

Ngày 17.2, hơn 400 công nhân Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đến thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam.

Sau Tết, chứng khoán sẽ bùng nổ chọc đỉnh 1200 hay thủng mốc 1000 điểm?

Trà My |

Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán sau kì nghỉ Tết Nguyên đán đã được các chuyên gia vạch sẵn. VN-Index vẫn đang vất vả chinh phục ngưỡng 1.200 điểm, và dù trong kịch bản xấu thì ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm vẫn là mốc tâm lý quan trọng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Công nhân Hà Nội trở lại làm việc sau tết, đảm bảo phòng chống dịch COVID

Viêt Lâm - thùy DUng |

Ngày 17.2, hơn 400 công nhân Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đến thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam.

Sau Tết, chứng khoán sẽ bùng nổ chọc đỉnh 1200 hay thủng mốc 1000 điểm?

Trà My |

Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán sau kì nghỉ Tết Nguyên đán đã được các chuyên gia vạch sẵn. VN-Index vẫn đang vất vả chinh phục ngưỡng 1.200 điểm, và dù trong kịch bản xấu thì ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm vẫn là mốc tâm lý quan trọng.