Khởi động du lịch xanh mới mong giữ chân du khách cao cấp

Thuỳ Trang |

Du lịch xanh hay du lịch bền vững là khái niệm không mới, nhưng những năm qua, cả doanh nghiệp và chính quyền cả nước nói chung, Đà Nẵng nói riêng đều chỉ dừng lại ở việc khuyến khích, tuyên truyền. Bởi, việc phải thay đổi các sản phẩm nhựa, phân loại rác thải tốn rất nhiều công sức, chi phí. Thế nhưng, nếu không bắt đầu với du lịch xanh ngay từ bây giờ, những dòng khách cao cấp sẽ sớm rời bỏ các điểm đến ở Việt Nam.

Du lịch không bền vững sẽ mất nguồn khách cao cấp

Tại hội thảo “Hướng tới du lịch không rác”, nói không với rác thải nhựa và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam - cho biết, trong một khảo sát 18.000 du khách năm 2019, có 72% trong đó mong muốn hướng đến du lịch xanh nhưng họ không biết tìm đâu ra các sản phẩm như vậy.

Điều đó cho thấy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch xanh đang ngày càng tăng lên. Trong khi, các điểm đến nếu không làm du lịch theo hướng bền vững thì chỉ vài năm nữa, những dòng khách cao cấp trên thế giới sẽ rời bỏ Việt Nam do môi trường bị ô nhiễm, quá tải lượng rác thải, nước thải… Tuy nhiên hiện nay, việc bảo vệ môi trường nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng vẫn là câu chuyện thích thì làm, không thì thôi.

“Lối tiếp cận xưa nay của chúng ta là thông qua ý thức nhưng làm được thì không dễ, vì người ta luôn nghĩ về những cái khó như chi phí tăng lên, mất nhiều công sức, thời gian. Riêng với Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy đây có thể là cơ hội lớn, bởi bất kỳ một điểm đến nào tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn điểm đến xanh thì tất cả dòng khách cao cấp sẽ đổ về. Mà làm du lịch thì ai cũng hướng đến khách thu nhập cao, có tri thức, ý thức” - ông Thanh chia sẻ.

Chính vì vậy, từ năm 2019, Hiệp hội Du lịch Quảng Nam đã lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý rác thải để hướng doanh nghiệp vận hành theo những mô hình kinh tế tuần hoàn. Hiệp hội Du lịch Quảng Nam đặt mục tiêu, năm 2025 sẽ vận động các tổ chức môi trường thế giới công nhận Hội An là điểm đến xanh. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải làm du lịch với tư duy từ chối, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế… Thật ra đây là những việc bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào cũng làm được nhưng đa phần họ đều ngại, tuy nhiên ông Thanh cho rằng, có thể chỉ ra cho họ thấy cái lợi của các hoạt động này, bởi nó sẽ nâng giá trị của sản phẩm lên.

“Một phòng khách sạn bán 300.000 đồng/đêm nhưng không có gì cả với một phòng khách sạn sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường được bán với giá tăng lên 500.000 đồng/đêm là điều hoàn toàn có thể. Dĩ nhiên, doanh nghiệp phải làm nó bằng tư duy tử tế chứ không lợi dụng môi trường. Du khách sẽ cảm nhận được, trân trọng và mong muốn tìm đến những sản phẩm đó.

Du lịch cộng đồng và du lịch xanh là 2 lĩnh vực rất khó nhưng làm được thì chúng ta sẽ bảo vệ được di sản và lối sống của người dân bản địa, tạo thương hiệu trên toàn thế giới. Chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực từ việc mời gọi sự chung tay của các tổ chức phi chính phủ để tiếp cận những mô hình quản lý rác thải, kinh tế xanh, đồng thời kiến nghị chính sách với chính quyền địa phương, đề nghị phê duyệt bộ tiêu chí điểm đến xanh, doanh nghiệp xanh… Năm 2020, Hiệp hội đã hướng dẫn cho 40 doanh nghiệp, hộ kinh doanh phân loại rác tại nguồn, ký cam kết quản lý rác thải. Năm 2021, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động doanh nghiệp tham gia du lịch xanh, cứ như vậy, rồi nhiều người sẽ biết đến và làm được mô hình này” - ông Thanh chia sẻ.

80% rác thải có thể không cần vào bãi rác

Chia sẻ riêng về Đà Nẵng, một trong những điểm đến của hàng triệu du khách trong và ngoài nước, bà Quách Thị Xuân - Điều phối viên của Liên minh Không rác thải Việt Nam (VZWA) - chỉ ra thực tế rằng quan điểm về quản lý rác thải của chính quyền hiện nay chưa đúng theo tinh thần của Luật Tài nguyên Môi trường mới ban hành. Thay vì phân loại rác thành 3 loại là rác hữu cơ, rác tái chế và rác còn lại thì Đà Nẵng chia thành 4 là rác tái chế, rác xây dựng cồng kềnh, rác nguy hại và rác còn lại.

Trong khi đó, theo kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới thì họ đã chuyển được 80% rác thải ra khỏi bãi, bao gồm 60% rác hữu cơ và 20% rác tái chế, còn lại 20% rác phải chôn lấp. Còn Đà Nẵng lại đưa mục tiêu theo hướng ngược lại là giảm 18% rác chôn lấp ở bãi.

“Đây là quan điểm chưa tối ưu nên khi thực hiện, ban hành kế hoạch, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, quản lý rác thải sinh hoạt khu dân cư không đi theo hướng tối ưu. Tôi mong chính quyền cần nhìn nhận lại việc quản lý chất thải rắn tại nguồn cũng như việc xây dựng các nhà máy đốt rác vì để đảm bảo một nhà máy đốt rác vận hành theo tiêu chuẩn xanh, chúng ta phải mất rất nhiều chi phí” - bà Xuân nêu rõ.

Thay vào đó, bà Xuân cho rằng, Đà Nẵng nên cân nhắc việc tìm kiếm giải pháp quản lý rác thải tại nguồn bằng cách huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và ngay cả chính quyền cũng phải luôn lồng ghép vấn đề này trong mọi hoạt động phát triển. “Năm 2025, Việt Nam dự kiến sẽ cấm dùng đồ nhựa một lần, mà việc giảm chất thải nhựa phải giảm đầu nguồn. Trước hay sau, Việt Nam cũng sẽ đi theo hướng đó, để chuẩn bị thì Đà Nẵng nên chủ động thực hiện ngay từ bây giờ. UBND thành phố, các sở ngành phải có hướng tuyên truyền cho các doanh nghiệp tìm các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế đồ nhựa, có chương trình khuyến khích mạnh hơn, xây dựng doanh nghiệp xanh, tôn vinh những doanh nghiệp vì môi trường chứ không nên chờ đợi” - bà Xuân đề nghị.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Du lịch TPHCM không để lặp lại tình trạng "ngủ đông"

Huân Cao - Anh Tú |

Trước tình trạng dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ngành du lịch TPHCM đã tăng cường công tác phòng chống dịch, để ngành du lịch không lặp lại tình trạng "ngủ đông" như trước.

TPHCM và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ: Tạo dựng một thành phố du lịch xanh, thông minh và khác biệt

GS Đặng Hùng Võ |

Trong thời gian qua, báo chí và các chuyên gia tập trung mối quan tâm đáng kể vào thông tin dự án phát triển Khu đô thị lấn biển Cần Giờ (TPHCM) với quy mô 2.870ha. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết của GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường phân tích cụ thể về những tác động tích cực của dự án tới kinh tế xã hội.

Hậu COVID-19, Quảng Nam hướng tới du lịch xanh

Mai Hương - Thuỳ Trang |

Sau khi dịch bệnh COVID-19 cơ bản được khống chế, Quảng Nam hướng tới phát triển du lịch xanh để thu hút du khách trở lại.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Du lịch TPHCM không để lặp lại tình trạng "ngủ đông"

Huân Cao - Anh Tú |

Trước tình trạng dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ngành du lịch TPHCM đã tăng cường công tác phòng chống dịch, để ngành du lịch không lặp lại tình trạng "ngủ đông" như trước.

TPHCM và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ: Tạo dựng một thành phố du lịch xanh, thông minh và khác biệt

GS Đặng Hùng Võ |

Trong thời gian qua, báo chí và các chuyên gia tập trung mối quan tâm đáng kể vào thông tin dự án phát triển Khu đô thị lấn biển Cần Giờ (TPHCM) với quy mô 2.870ha. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết của GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường phân tích cụ thể về những tác động tích cực của dự án tới kinh tế xã hội.

Hậu COVID-19, Quảng Nam hướng tới du lịch xanh

Mai Hương - Thuỳ Trang |

Sau khi dịch bệnh COVID-19 cơ bản được khống chế, Quảng Nam hướng tới phát triển du lịch xanh để thu hút du khách trở lại.