Điện Biên:

Khơi dậy tự lực, tận dụng dự án để giảm nghèo

SONG AN |

Nằm ở cực Tây của Tổ quốc, Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, có nền kinh tế thuộc nhóm khó khăn nhất cả nước, với tỉ lệ hộ nghèo cao gấp nhiều lần mặt bằng chung. Chính vì vậy, con số tỉ lệ hộ nghèo đa chiều ước còn 29,93% vào cuối năm 2020 là kết quả cho thấy sự nỗ lực rất lớn trong công tác giảm nghèo theo hướng bền vững của Đảng bộ, chính quyền và mỗi người dân địa phương này.

Khơi dậy tinh thần tự lực

Nằm sát ngay quốc lộ 12 và cách không xa TP.Ðiện Biên Phủ, nhiều năm trước, bản Co Pục xã Hua Thanh (huyện Điện Biên) “nổi tiếng” vì nghèo. Cũng bởi vậy nên tiếng “lười” đeo bám cộng đồng 100% dân tộc Khơ Mú nơi đây qua nhiều thế hệ.

Ông Quàng Văn Dũng - Trưởng bản Co Pục - cho biết: “Chính quyền địa phương đã nhìn thấy được điểm yếu của người dân Co Pục xuất phát từ hạn chế trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, nên đã quan tâm tập trung hỗ trợ. Bắt đầu từ việc khai hoang lúa nước. Từ không có, giờ đây bản Co Pục đã có hơn 10ha ruộng nước, với năng suất hiện tại cũng cao hơn từ 15 - 20 tạ/ha so với những ngày đầu mới trồng”.

Với sự khích lệ, động viên từ chính quyền, năm 2018, Co Pục là bản tiên phong của xã Hua Thanh làm đường nông thôn mới theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cả bản hiến 300m2 đất để mở rộng đường và góp gần 800 ngày công trong suốt 3 tháng để hoàn thành tuyến đường nội bản gần 3km, trục chính rộng 4m, các tuyến nhánh rộng 2,5m.

Ông Thào Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã Hua Thanh, huyện Điện Biên - cho biết: “Co Pục giờ chỉ còn 16/72 hộ nghèo, giảm 8 hộ so với năm 2019. Trên 70% gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Cả về nhận thức và chất lượng cuộc sống của người dân Co Pục đều đã thay đổi theo hướng tích cực. Quan trọng là bà con đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất”.

Còn đối với nhiều bà con dân tộc ở huyện Mường Chà, giờ đây Trưởng bản Huổi Ho Lý A Dính là tấm gương sáng về thoát nghèo ở địa phương. Không muốn là gánh nặng cho Nhà nước, nên dù cuộc sống chưa thực sự no đủ nhưng ông Dính đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo.

Được sự động viên, khích lệ của chính quyền, ngoài tích cực chăm sóc 2ha lúa, ông Dính đầu tư chăn nuôi gà, trâu kết hợp với trồng gần 2ha dứa. Từ thiếu đói nhiều tháng trong năm, giờ đây gia đình đã có của ăn, của để. Thậm chí, theo dự tính năm nay gia đình ông sẽ có thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Nhìn gương ông Dính, các gia đình: Lý A Phổng, Lý A Hờ (bản Huổi Ho); Cháng A Dế (bản Huổi Quang II); Vừ Chờ Nhè (bản Huổi Cang)… cũng mạnh dạn đăng ký ra khỏi hộ nghèo. Và danh sách xin thoát nghèo ở Mường Chà ngày một lớn dần thêm.

Chia sẻ về phong trào này, ông Trang A Lử - Chủ tịch UBND huyện Mường Chà - cho biết: “Chúng tôi thường xuyên phối hợp tốt trong công tác tuyên truyền với các cơ quan truyền thông để nhân rộng những cách làm hay, gương thoát nghèo tiêu biểu; đặc biệt quan tâm khuyến khích, động viên những điển hình như vậy. Từ đó người dân nghe nhau, nhìn nhau mà tự ý thức vươn lên xóa nghèo”.

Thúc đẩy bằng chương trình, dự án

Khi người dân đã có ý thức tự lực, thì Điện Biên tận dụng linh hoạt “đòn bẩy” từ các chương trình, dự án hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy họ vươn lên xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững.

Ước tính trong cả giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh Điện Biên đã huy động lồng ghép được khoảng 7.500 tỉ đồng cho thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thông qua các chương trình, dự án. Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống, các gói hỗ trợ được tập trung ưu tiên phát triển sản xuất - đây là thế mạnh của địa phương đã được xác định rất rõ tại Nghị quyết Đảng bộ từ tỉnh đến cơ sở.

Nếu như đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉ lệ hộ nghèo của địa phương này là 48,14%, thì đến nay chỉ còn 29,93%. Bình quân hằng năm số hộ nghèo giảm 3,62% (vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra); riêng các huyện nghèo (huyện 30a) bình quân giảm 4,83%/năm.

Ðến thời điểm này, Ðiện Biên vẫn là địa phương có tỉ lệ hộ nghèo thuộc nhóm cao nhất trong cả nước. Thế nên việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh không chỉ có ý nghĩa góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả nước mà quan trọng hơn thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, nâng cao đời sống người dân, giữ vững ổn định chính trị khu vực biên giới.

Điện Biên xác định, đến năm 2025 tỉ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều giảm xuống dưới 16%. Ðây là một trong những mục tiêu được thống nhất tại Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

SONG AN
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên thí điểm cấp thuốc Methadone mang về sử dụng tại nhà

Song An |

Sáng nay (5.4), tỉnh Điện Biên đã chính thức khởi động thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày, với 15 bệnh nhân đầu tiên được cấp thuốc Methadone mang về sử dụng tại nhà.

Bất cập phố không vỉa hè ở Điện Biên

Song An |

Nếu ai có dịp đến thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), sẽ không khỏi ngạc nhiên khi gặp tuyến phố mà người dân quen gọi “phố không vỉa hè”. Nằm ngay trên con đường Võ Nguyên Giáp – tuyến đường chính chạy xuyên nội thành, “phố không vỉa hè” thuộc địa bàn phường Nam Thanh, chạy dài suốt 1,3km, với gần 2.000 hộ dân.

Điện Biên: Dự án chờ... 3 dự án

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Năm 2009, Dự án Hồ chứa nước Ẳng Cang do UBND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư được phê duyệt hơn 355 tỉ đồng. Sau gần chục năm chậm tiến độ, đến năm 2016, dự án được điều chỉnh còn 341 tỉ đồng, đồng thời cắt đi một số hạng mục quan trọng. Đến nay, chủ đầu tư đang đốc thúc các đơn vị "cố làm cho xong" dù không đạt được các mục tiêu ban đầu đề ra.

Điện Biên làm rõ thông tin dự án hồ nước Ẳng Cang 341 tỉ đồng

Văn Thành Chương |

Chiều 31.3, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị giao ban báo chí và tập trung làm rõ nội dung "Làm cố cho xong dự án 341 tỉ đồng dù không đạt mục tiêu nào đề ra" mà Lao Động phản ánh.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Điện Biên thí điểm cấp thuốc Methadone mang về sử dụng tại nhà

Song An |

Sáng nay (5.4), tỉnh Điện Biên đã chính thức khởi động thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày, với 15 bệnh nhân đầu tiên được cấp thuốc Methadone mang về sử dụng tại nhà.

Bất cập phố không vỉa hè ở Điện Biên

Song An |

Nếu ai có dịp đến thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), sẽ không khỏi ngạc nhiên khi gặp tuyến phố mà người dân quen gọi “phố không vỉa hè”. Nằm ngay trên con đường Võ Nguyên Giáp – tuyến đường chính chạy xuyên nội thành, “phố không vỉa hè” thuộc địa bàn phường Nam Thanh, chạy dài suốt 1,3km, với gần 2.000 hộ dân.

Điện Biên: Dự án chờ... 3 dự án

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Năm 2009, Dự án Hồ chứa nước Ẳng Cang do UBND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư được phê duyệt hơn 355 tỉ đồng. Sau gần chục năm chậm tiến độ, đến năm 2016, dự án được điều chỉnh còn 341 tỉ đồng, đồng thời cắt đi một số hạng mục quan trọng. Đến nay, chủ đầu tư đang đốc thúc các đơn vị "cố làm cho xong" dù không đạt được các mục tiêu ban đầu đề ra.

Điện Biên làm rõ thông tin dự án hồ nước Ẳng Cang 341 tỉ đồng

Văn Thành Chương |

Chiều 31.3, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị giao ban báo chí và tập trung làm rõ nội dung "Làm cố cho xong dự án 341 tỉ đồng dù không đạt mục tiêu nào đề ra" mà Lao Động phản ánh.