Khi phóng viên làm... lính đảo

Vi Tô Thế |

Tôi vẫn cho rằng mình là người may mắn. May mắn được theo nghề báo, may mắn đi nhiều, gặp nhiều và trong đó may mắn lớn nhất là “hiện thực hóa ước mơ” một ngày được đặt chân lên các đảo lớn - nhỏ, chìm - nổi, các nhà giàn thuộc quần đảo Trường Sa.

Vượt qua nỗi sợ của bản thân

“Đã say xe rồi mà còn xung phong đi Trường Sa, không sợ say tàu rồi phải ở lại luôn ngoài đảo à!” - những người bạn, đồng nghiệp của tôi nói khi biết tôi xung phong đi Trường Sa vào hồi đầu tháng 5.2022. Cũng đúng, vì tôi vốn hay say tàu xe. Tuy nhiên tôi vẫn đăng ký và mong muốn có cơ hội đến với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày tôi nhận quyết định sẽ được theo Đoàn Đại biểu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đi thăm quân và dân trên quần đảo Trường Sa, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì mong ước bấy lâu nay đã có thể thành hiện thực, lo vì chẳng may đi mà say tàu thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Từ thời điểm tôi nhận quyết định đến khi xuất phát đến điểm tập trung tại Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng hơn 1 tuần.

Nhà báo Tô Thế - Báo Lao Động tác nghiệp tại trường Sa.
Nhà báo Tô Thế - Báo Lao Động tác nghiệp tại trường Sa.

Trong 1 tuần này tôi đã cố gắng tập thể dục, vận động nhiều hơn để tăng cường sức khỏe. Tôi cũng đi gặp gỡ các đồng nghiệp trước đó đã đi Trường Sa để học hỏi kinh nghiệm tác nghiệp và cả “phương pháp chống say tàu”, từ đó tôi có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi “lịch sử” này.

Và ngày khởi hành cũng đến, trong balo của tôi ngoài thiết bị tác nghiệp, đồ sinh hoạt cá nhân thì còn đủ loại thuốc, như thuốc cảm cúm, đau bụng, viên C sủi và tất nhiên không thể thiếu những vỉ thuốc chống say tàu xe.

Thật sự may mắn, trong suốt hải trình 9 ngày đến với Trường Sa, tôi chỉ bị say sóng 1 ngày đầu tiên do tàu gặp sóng biển rất lớn, nhưng những ngày sau dường như đã quen nên mọi sinh hoạt cũng như việc tác nghiệp diễn ra thuận lợi. Tôi biết mình đã vượt qua nỗi sợ mang tên “say tàu xe”.

Những ngày sống trong kỷ luật quân đội

Trên chuyến tàu HQ 561 ra Trường Sa đợt này có trên 200 đại biểu, chia thành 8 nhóm và được gọi là “Trung đội 1,2,3…”, mỗi thành viên là một chiến sĩ.

“Toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu, toàn tàu báo thức…” – hiệu lệnh của chỉ huy tàu HQ 561 vang lên vào 5h sáng hàng ngày. Trong suốt chuyến đi, chúng tôi được sống trong kỷ luật quân đội, mọi hoạt động diễn ra đều đúng giờ quy định và theo hiệu lệnh của chỉ huy trên tàu.

Sau khi thức dậy lúc 5h, ăn sáng lúc 5h30 thì đến 6h sáng hàng ngày các chuyến cano sẽ đưa các đại biểu vào thăm các đảo. Cánh nhà báo chúng tôi được ưu tiên đi những chuyến đầu tiên để tác nghiệp. Theo kế hoạch, đoàn chúng tôi sẽ đi thăm 10 đảo và 1 nhà giàn. Tuy nhiên tôi chỉ đi được 9 đảo và 1 nhà giàn do một lần chậm giờ cano khởi hành.

Tàu HQ 561 đưa hơn 200 đại biểu đi thăm quân và dân trên quần đảo Trường Sa hồi tháng 5.2022.
Tàu HQ 561 đưa hơn 200 đại biểu đi thăm quân và dân trên quần đảo Trường Sa hồi tháng 5.2022.

Tôi còn nhớ buổi sáng đó, đoàn có kế hoạch sẽ vào thăm đảo Đá Thị, nhưng vì sóng biển lớn nên chỉ có khoảng 4 chuyến cano đưa các lãnh đạo, nhà báo và đoàn văn công đi vào. Do chậm trễ nên tôi đã lỡ những chuyến cano đó và đành phải ở lại tàu với đầy sự tiếc nuối. Những ngày sau tôi đã rút kinh nghiệm và tuân thủ nghiêm giờ giấc.

Nhiều năm qua, không ít nhà báo thuộc các cơ quan thông tấn báo chí ở nước ta đã vượt sóng gió để đến với Trường Sa, nhưng không phải ai cũng có lần thứ 2 quay lại nơi này. Và tôi xem chuyến đi của mình là chuyến đi lịch sử. Tôi không nhớ mình đã chụp bao nhiêu tấm ảnh, quay bao nhiêu đúp hình khi lên thăm các đảo, nhà giàn. Bởi thời điểm đó tôi chỉ biết cố gắng lưu lại thật nhiều tư liệu về vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc - đây sẽ là những tư liệu quý giá, trước hết là với chính bản thân tôi.

Lễ chào cờ trên đảo Song Tử Tây.
Lễ chào cờ trên đảo Song Tử Tây.
Tôi sẽ không thể nào quên lễ chào cờ trên đảo Song Tử Tây - đây là hòn đảo được hải quân ta giải phóng đầu tiên trong quần đảo Trường Sa. Những vườn rau xanh mướt mọc lên giữa cái nắng, cái gió khắc nghiệt trên các đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Những người lính trẻ mới chỉ mười tám đôi mươi với làn da rám nắng nhưng trên môi lúc nào cũng nở nụ cười, bồng chắc tay súng, ánh mắt sáng luôn hướng ra biển. Các anh thề dưới ngọn cờ “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”. Những tiếng ê a trong lớp học ở các đảo nổi, những đứa trẻ nô đùa dưới tán bàng vuông, phong ba hay những ngôi chùa luôn vang tiếng chuông, là điểm tựa tinh thần cho quân và dân ta nơi đảo xa...và còn rất nhiều những thứ đẹp đẽ mà chỉ khi ta trực tiếp được thấy mới cảm nhận rõ ràng được.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Thái Thu Xương vui đùa với các em nhỏ trên đảo Sinh Tồn.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Thái Thu Xương vui đùa với các em nhỏ trên đảo Sinh Tồn.

“Ngày qua ngày, đêm qua đêm, chúng tôi nơi đây gìn giữ quê hương. Đảo này là của ta, biển này là của ta, Trường Sa...” -  tiếng hát Khúc Quân ca Trường Sa vang lên từ dưới bến cảng. Các cán bộ chiến sĩ, người dân trên đảo Trường Sa lớn đứng thành hàng dài vẫy tay tạm biệt đoàn công tác. Lúc này tôi biết mình đã kết thúc một hải trình đầy ý nghĩa, cảm xúc. Tôi cũng như những người khác từng được đến Trường Sa, mong muốn một ngày nào đó có thể quay lại vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mình.

Vi Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Những kỷ vật Trường Sa

Nguyễn Phấn Đấu |

Tôi có thói quen mỗi khi đến nơi nào thiêng liêng trên đất nước mình, thường tìm một thứ gì đó đặc trưng của nơi ấy để đem về làm kỷ niệm. Tôi đã có cho mình một nắm đất phù sa ở Mũi Cà Mau, mấy hòn đá trên cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang, một đoạn trúc lấy từ Trúc Lâm - Yên Tử, bịch tỏi khô đem về từ đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi…

Người trẻ đến với Trường Sa

Tô Thế |

Ngày 4.5, hơn 200 đại biểu của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2022 đã bắt đầu cuộc hành trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Đi Trường Sa vẽ bộ đội mình

Thùy Ân |

“Thật sự, tôi không thể nhớ cụ thể mình đã ký họa, vẽ bao nhiêu tranh chủ đề anh bộ đội cụ Hồ, trong đó, đặc biệt là những người lính đảo Trường Sa. Mỗi người yêu nước theo cách của riêng mình. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, trách nhiệm - nghĩa vụ với Tổ quốc theo khả năng của mình, với tôi, đó là cầm cọ vẽ” - Hồ Minh Quân - “một trong những họa sĩ của biển đảo  Việt Nam” - chia sẻ với tôi.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Những kỷ vật Trường Sa

Nguyễn Phấn Đấu |

Tôi có thói quen mỗi khi đến nơi nào thiêng liêng trên đất nước mình, thường tìm một thứ gì đó đặc trưng của nơi ấy để đem về làm kỷ niệm. Tôi đã có cho mình một nắm đất phù sa ở Mũi Cà Mau, mấy hòn đá trên cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang, một đoạn trúc lấy từ Trúc Lâm - Yên Tử, bịch tỏi khô đem về từ đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi…

Người trẻ đến với Trường Sa

Tô Thế |

Ngày 4.5, hơn 200 đại biểu của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2022 đã bắt đầu cuộc hành trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Đi Trường Sa vẽ bộ đội mình

Thùy Ân |

“Thật sự, tôi không thể nhớ cụ thể mình đã ký họa, vẽ bao nhiêu tranh chủ đề anh bộ đội cụ Hồ, trong đó, đặc biệt là những người lính đảo Trường Sa. Mỗi người yêu nước theo cách của riêng mình. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, trách nhiệm - nghĩa vụ với Tổ quốc theo khả năng của mình, với tôi, đó là cầm cọ vẽ” - Hồ Minh Quân - “một trong những họa sĩ của biển đảo  Việt Nam” - chia sẻ với tôi.