Khát vọng từ “thung lũng hoang vắng”

Hương Mai |

Thào A Dê sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, tính cả bố mẹ tất cả là 15 người. Ở quê hương Sa Pa (Lào Cai) của anh, hầu như mọi người chỉ học hết lớp 9 rồi ở nhà làm ruộng nương, bởi hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đi học tiếp. Thế nhưng, bằng nghị lực của mình, Thào A Dê đã giúp quê hương “thay da đổi thịt” từng ngày.

Ước mơ bé nhỏ giữa núi rừng

Tuổi thơ của Thào A Dê là những tháng ngày khó khăn, cực nhọc. Từ khi còn là cậu bé 6 tuổi, anh đã phải sống một mình trên rừng để làm rẫy cả tuần trời. Chỉ đến khi hết lương thực mang theo, anh mới trở về nhà.

Nhận thức được sự khó khăn, nghèo khổ, Thào A Dê khao khát được đến trường học để thay đổi cuộc sống. Thế nhưng, khi vừa “thai nghén” ý định đi học, anh vấp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đình, con đường học hành của Thào A Dê bị bỏ lỡ hết lần này đến lần khác.

Năm 2001, khi đó Thào A Dê mới 8 tuổi, đạo diễn Phạm Nhuệ Giang cùng êkip làm phim đã chọn xã Tả Giàng Phìn (nay là phường Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) làm bối cảnh quay bộ phim “Thung lũng hoang vắng” và Thào A Dê được nhận một vai diễn phụ trong bộ phim này. Những ngày tháng được tiếp xúc với những người bạn mới và các cô, chú trong đoàn làm phim, cùng với lời nhắn nhủ về học tập của mọi người đã tiếp tục thôi thúc mơ ước được đi học của cậu bé người Mông.

Trong quá trình tham gia bộ phim “Thung lũng hoang vắng”, gia đình bắt Thào A Dê về để lên nương làm rẫy. Xa đoàn làm phim, xa các bạn, anh đã khóc ròng rã hơn một tuần trời. Lúc lên nương, nghĩ lại những giây phút được bên cạnh mọi người, học hỏi những kiến thức mới, cứ thế, cậu bé 8 tuổi oà khóc nức nở. Nghĩ lại những năm tháng đẹp đẽ đó, Thào A Dê kể: “Ngày chia tay đoàn làm phim, tôi được mời đến tham dự. Tôi còn nhớ như in, lúc đó có chú trong đoàn làm phim bế tôi lên và xoa đầu bảo phải cố gắng học thật giỏi để sau này biết nhiều chữ về xây dựng bản làng. Điều đó, khiến tôi càng khao khát được đi học”.

Sau nhiều ngày tháng thuyết phục gia đình, Thào A Dê đã được bố mẹ đồng ý cho đến trường đi học. Ngay khi bắt đầu vào lớp 6, anh đã tự lo mọi thủ tục giấy tờ, học hành, thi cử bởi bố mẹ anh ở nhà không biết chữ. Sau khi tốt nghiệp trường cấp 3 nội trú, anh thi đỗ Khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Và thế là, một hành trình mới mở ra với Thào A Dê.

Những ngày đầu ở Thủ đô, cuộc sống của Thào A Dê vô cùng vất vả. Lúc xuống Hà Nội nhập học, Thào A Dê được bố vay cho 6 triệu đồng và xát một bao gạo để anh mang đi. Khi ra đến ga Hà Nội, anh bị móc túi hết sạch tiền. Người anh lúc đó còn đúng 4.000 đồng. Vừa đói, vừa mệt, anh lang thang đi vào các quán ăn nhưng không ai bán đồ ăn cho anh với số tiền ít ỏi đó. Thào A Dê chợt nhớ đến gói cơm nếp nắm mà mẹ anh chuẩn bị cho. Thế nhưng khi mở ra, gói cơm nếp đã bị hỏng. Vì quá đói, anh đành phải ăn tạm. Ngồi một mình trên ghế đá công viên, Thào A Dê vừa ăn vừa khóc nấc lên thành tiếng.

“Lúc đó, tôi tủi thân lắm nhưng nghĩ lại là khó khăn lắm mình mới thi đỗ đại học, bằng mọi cách, thậm chí phải đi ăn xin, tôi cũng phải cố đi học. Ngày hôm sau nhập học, tôi không có một đồng nào, cô giáo đã cho tôi vay 1 triệu đồng. Sau đó, một anh cùng khoa đến động viên và cho tôi vay 400.000 đồng để vào ở ký túc. Một tháng sau tôi về nhà, bố tôi vay cho tôi 2 triệu đồng nữa. Từ đấy về sau, tôi đi làm thêm và tự trang trải cuộc sống của mình” - Thào A Dê kể.

Mang trái tim ấm áp làm giàu quê hương

Sau khi tốt nghiệp ra trường, Thào A Dê trở về Sa Pa và làm việc tại một công ty du lịch gần nhà. Một thời gian sau, địa phương có đợt thi tuyển cán bộ, Thào A Dê đăng ký thi tuyển vào phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và trúng tuyển. Sau hơn 1 năm công tác, anh chuyển công tác sang làm Bí thư Đoàn Thanh niên phường Ô Quý Hồ. Từ đó, Thào A Dê có cơ hội đi các xã vùng sâu vùng xa và có cơ hội tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khó khăn, chứng kiến cảnh tượng trẻ em lấm lem bùn đất, không có đồ ăn thức uống, áo quần để mặc.

Bằng trái tim ấm áp, tình thương bao la với dân làng, Thào A Dê bắt đầu thực hiện những chương trình kêu gọi ủng hộ áo ấm, sách vở từ mọi miền Tổ quốc tới những bản làng có nhiều hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Ô Quý Hồ nói riêng và toàn thị xã Sa Pa nói chung. Thào A Dê bộc bạch: “Mùa đông vùng cao rất lạnh. Không cần đến những ngôi nhà khang trang hay những khu trường học rộng rãi, chỉ cần một chiếc áo khoác bông cũ hay chiếc khăn len nhỏ cũng khiến người dân nơi đây cảm thấy ấm lòng”.

Chính vì suy nghĩ này mà tháng 6.2020, Thào A Dê đã xây dựng được tủ quần áo miễn phí trên địa bàn phường Ô Quý Hồ thông qua việc kêu gọi các nhà hảo tâm quan tâm, sẻ chia khó khăn với trẻ em nghèo vùng cao. Từ ngày xuất hiện, tủ quần áo đã đem lại niềm vui cho rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, nhân lên giá trị nhân văn giữa người với người.

Không chỉ có trái tim nhân hậu với mọi người, Thào A Dê còn là một thanh niên tiên phong trong việc làm kinh tế tại quê hương. Nhận thấy, không có nhiều người dân thực hiện xây dựng mô hình homestay và nuôi cá hồi nên anh quyết định là người tiên phong xây dựng. Số tiền lợi nhuận thu được từ việc làm kinh tế, Thào A Dê vừa để giúp đỡ bà con trong xã, vừa để tổ chức các hoạt động xã hội.

Hiện tại, mô hình homestay của Thào A Dê là không gian vui chơi ngoài trời và hỗ trợ các đoàn từ thiện, phục vụ khách có nhu cầu leo núi Ngũ Chỉ Sơn. Năm 2020, mô hình homestay của Thào A Dê đã đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp của tỉnh Lào Cai. Từ khi homestay của Thào A Dê xuất hiện, đã có khoảng 10, 20 ngôi nhà được xây dựng giống mô hình của anh. Tuy nhiên, không có nhiều người dân ở đây biết cách làm homestay.

Nhiều người dân đã tìm đến Thào A Dê để lắng nghe kinh nghiệm và học hỏi thêm kiến thức về cách nuôi cá hồi và làm du lịch. Thào A Dê tự tìm tòi kiến thức và tiếp cận khách hàng qua các trang mạng xã hội. Sau đó, anh chia sẻ cho những người dân trong làng. Từ khi bắt đầu làm homestay và nuôi cá hồi, kinh tế gia đình Thào A Dê tăng trưởng đáng kể.

Năm 2019, lứa cá hồi nuôi đầu tiên của anh bán được hơn 100 triệu đồng. Trang trại của anh chỉ bán buôn, không bán lẻ. Nếu khách du lịch đến homestay có nhu cầu, anh sẽ chế biến để khách thưởng thức đặc sản quê hương ngay tại trang trại. Hiện tại, Thào A Dê có 3 bể cá đang hoạt động, 2 bể cá hồi và 1 bể cá tầm, mỗi bể cá có giá trị trung bình khoảng 100 triệu đồng/bể.

“Thào A Dê là một cán bộ trẻ, năng nổ, nhiệt tình, có nhiều đóng góp cho địa phương về công tác phát triển Đảng, phát triển kinh tế nông nghiệp, hướng dẫn bà con. Thào A Dê đã giúp ích rất nhiều cho chính quyền về công tác an sinh xã hội. Hy vọng, trong tương lai, phường Ô Quý Hồ nói riêng và thị xã Sa Pa nói chung sẽ có nhiều người con như Thào A Dê” - ông Triệu Trọng Bằng - Chủ tịch phường Ô Quý Hồ - nói.

Hương Mai
TIN LIÊN QUAN

Sức hút vững bền từ “thị xã trong sương” Sa Pa

Phương Thảo |

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều năm liên tiếp, cái tên Sa Pa liên tục được nhắc tới như một điểm sáng về du lịch Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng: Ngoài những lợi thế “trời ban”, ngành công nghiệp không khói của Sa Pa đang thực sự cất cánh bởi những sản phẩm chất lượng và đẳng cấp – hình thành một chuỗi giá trị có khả năng níu chân và thôi thúc du khách quay trở lại khám phá…

Nhịp sống và sắc màu chợ Sa Pa

việt văn |

Chỉ mấy năm không lên thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) là đã thấy mọi sự đã đổi khác nhanh chóng. Sầm uất, đông vui và nhộn nhịp hai bên đường cơ man nào là hàng ăn uống với các tiệm cà phê đủ màu sắc mọc lên.

Sa Pa... lặng lẽ

Bút ký của cao hải giang |

Bạn bảo Sa Pa đã thôi... lặng lẽ. Lối dẫn người đi, xuyên qua những công trường, tưởng không còn nơi trú ngụ một nỗi niềm. Nhưng hoá ra trên một độ cao băng giá của những người “kỹ sư canh trời”... tôi vẫn tìm thấy một Sa Pa lặng lẽ, nối dài từ ký ức. Lặng lẽ mà tha thiết!

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Sức hút vững bền từ “thị xã trong sương” Sa Pa

Phương Thảo |

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều năm liên tiếp, cái tên Sa Pa liên tục được nhắc tới như một điểm sáng về du lịch Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng: Ngoài những lợi thế “trời ban”, ngành công nghiệp không khói của Sa Pa đang thực sự cất cánh bởi những sản phẩm chất lượng và đẳng cấp – hình thành một chuỗi giá trị có khả năng níu chân và thôi thúc du khách quay trở lại khám phá…

Nhịp sống và sắc màu chợ Sa Pa

việt văn |

Chỉ mấy năm không lên thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) là đã thấy mọi sự đã đổi khác nhanh chóng. Sầm uất, đông vui và nhộn nhịp hai bên đường cơ man nào là hàng ăn uống với các tiệm cà phê đủ màu sắc mọc lên.

Sa Pa... lặng lẽ

Bút ký của cao hải giang |

Bạn bảo Sa Pa đã thôi... lặng lẽ. Lối dẫn người đi, xuyên qua những công trường, tưởng không còn nơi trú ngụ một nỗi niềm. Nhưng hoá ra trên một độ cao băng giá của những người “kỹ sư canh trời”... tôi vẫn tìm thấy một Sa Pa lặng lẽ, nối dài từ ký ức. Lặng lẽ mà tha thiết!