"Khát" nước bên những công trình nước sạch tiền tỉ nằm đắp chiếu

Nhật Phong - Phùng Minh |

Mặc dù đạt tỷ lệ gần 90% dân số được sử dụng nước sạch, nhưng ở một số nơi của tỉnh Tuyên Quang, người dân vẫn "khát" nước sạch từng ngày, ngay bên cạnh những công trình đang trong tình trạng đắp chiếu.

Tự dẫn nước suối về dùng

Công trình nước sạch Tân Lập - Lũng Búng tại xã Tân Trào (Sơn Dương) xây dựng từ năm 2012, tổng mức đầu tư hơn 5,2 tỉ đồng, trong đó người dân đóng góp 1,1 tỉ đồng bằng ngày công lao động.

Công trình này được thiết kế đủ khả năng cấp nước sinh hoạt cho 235 hộ dân và các cơ quan đóng trên địa bàn.

Tuy nhiên, theo người dân địa phương, chỉ ít ngày sau khi đưa vào sử dụng, công trình nước sạch này đã ngừng hoạt động và bỏ hoang đến nay.

Các thiết bị bỏ không nhiều năm bắt đầu xuống cấp. Ảnh: Phùng Minh
Các thiết bị bỏ không nhiều năm bắt đầu xuống cấp. Ảnh: Phùng Minh

Ghi nhận của PV, lối dẫn vào công trình đã bị bịt kín, cây cỏ mọc um tùm, rác thải tràn ngập. Bể chứa và 2 tháp lọc cùng hệ thống đường ống dẫn nước bằng kim loại đã bắt đầu hoen gỉ.

Cửa vào nhà vận hành đã bị bịt bởi tre luồng, mái tôn hỏng, nhiều tấm Fibro, gỗ mục, rác thải nằm ngổn ngang. Hệ thống tủ điện, máy biến áp đều trong tình trạng không sử dụng, xuống cấp.

Khung cảnh giống một căn nhà hoang hơn là một trạm cấp nước sạch.

Nhà anh Lục Văn Hội (thôn Tân Lập) sống cách trạm cấp nước chỉ hơn 50m. Để có nước sinh hoạt, anh Hội và các hộ dân trong thôn đã tự bỏ tiền mua đường ống dẫn nước từ con suối cách đó gần 2km về dùng. Nhà ít thì góp 1 triệu, nhà nhiều cũng lên tới 2 đến 3 triệu đồng.

Mở van dẫn nước, anh Hội hồ hởi khoe: "Nước dẫn từ suối về trong và sạch lắm, nhà dùng trực tiếp luôn không phải qua lọc gì cả".

Phần lớn người dân thôn Tân Lập đều dùng nước từ suối dẫn về. Dù sống cạnh công trình nước sạch đã gần 10 năm, nhưng ước mơ có nước sạch để dùng vẫn rất mơ hồ.  Ảnh: Phùng Minh
Phần lớn người dân thôn Tân Lập đều dùng nước từ suối dẫn về. Dù sống cạnh công trình nước sạch đã gần 10 năm, nhưng ước mơ có nước sạch để dùng vẫn rất mơ hồ. Ảnh: Phùng Minh.

Ông Hoàng Đức Xoài - Chủ tịch UBND xã Tân Trào cho biết, khi mới đưa vào sử dụng chỉ một số hộ dùng được vài khối, còn lại đa số người dân thì chưa dùng được lần nào. Đường ống bị vỡ ngay sau khi công trình hoạt động nên không thể dẫn nước cho bà con.

Chủ đầu tư là Trung tâm Nước sạch & VSMT Tuyên Quang đã có một số lần sửa chữa. Tuy vậy, việc sửa chữa không hiệu quả nên công trình vẫn không thể sử dụng được sau nhiều năm.

Vẫn "khát" bên trạm nước sạch

Công trình cấp nước sinh hoạt tại thôn 10 Minh Tiến, xã Minh Hương (Hàm Yên) với tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỉ đồng, xây dựng cuối năm 2016. Khi hoàn thành, công trình sẽ cấp nước sạch cho 87 hộ dân.

Theo người dân, năm 2017, công trình đi vào sử dụng. Tuy vậy, niềm vui có nước sạch của người dân chỉ kéo dài chưa tới 1 tháng bởi những vấn đề phát sinh. Từ cuối năm 2018 đến nay, công trình đã ngừng hoạt động.

Chị Lý Thị Vinh (thôn Minh Tiến) cho biết, nước chỉ có vào ngày mưa, ngày nắng thì không. Có nước thì cũng không dùng được bởi nước có màu vàng sẫm, hôi tanh, nhưng cũng chỉ được thời gian ngắn, sau đó đến nước bẩn cũng không có.

Công trình nước sạch tại thôn 10 Minh Tiến nằm bất động nhiều năm. Ảnh: T.L
Công trình nước sạch tại thôn 10 Minh Tiến nằm bất động nhiều năm. Ảnh: T.L

Hết hi vọng ở nước sạch, người dân đã tự tìm đến các nguồn nước riêng. Nhà có điều kiện thì tự khoan giếng rồi lọc thủ công, còn lại thì mua ống nhựa dẫn nước từ suối về dùng.

Trao đổi với PV, ông Triệu Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Minh Hương cho biết, các hộ dân đều được lắp đặt đường ống và đồng hồ nước đến tận nhà nhưng nước thì mãi không có bởi trạm liên tục hỏng, nước lên có màu và mùi không ai dám dùng.

Theo ông Bình, gần đây có một số cơ quan chức năng về xem xét đánh giá hiện trạng nhưng rồi vẫn để đấy.

"Có ổn định được ngày nào đâu, bao nhiêu tỉ ở đấy, số tiền đó mà chia cho người dân tự đào giếng có khi còn tốt hơn" - ông Bình than thở.

Trong khi chờ phương án sữa chữa thì cả trăm hộ dân tại Tân Lập hay Minh Tiến vẫn đang "khát" nước từng ngày bên công trình nước sạch được đầu tư hàng tỉ đồng từ Ngân sách Nhà nước.

Ngày 3.4.2020 UBND tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định  305/QĐ-UBND phê duyệt phương thức giao công trình cho đơn vị quản lý, vận hành đối với 3 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung tại huyện Hàm Yên.

Trong đó, giao Sở NNPTNT, Sở Tài chính khẩn trương tham mưu lựa chọn đơn vị quản lý công trình cấp nước sinh hoạt thôn 7 Minh Tiến để tổ chức quản lý khai thác đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả cấp nước ổn định cho nhân dân tại đây.

Nhưng đến nay, công trình nói trên vẫn đang bất động, người dân vẫn đang chờ nước sạch.

Nhật Phong - Phùng Minh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều công trình nước sạch ở Đắk Lắk vẫn hoạt động kém hiệu quả

BẢO TRUNG |

Nhiều công trình nước sạch ở Đắk Lắk vẫn đang bỏ hoang, hoạt động kém hiệu quả. Trong mùa dịch COVID-19, nhiều dự án nước sạch lớn đang thi công chậm tiến độ, khó hoàn thiện đúng thời gian đề ra.

Công trình nước sạch hơn 6 tỉ ở Hoà Bình: 10 năm chưa một lần sử dụng

Trọng Văn |

Công trình nước sạch tại huyện huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) được xây dựng hơn 10 năm nhưng chưa 1 lần sử dụng, hiện đang bị bỏ hoang.

Hàng nghìn hộ dân Hải Phòng lo lắng vì nước sạch "không khác gì nước ao"

Đặng Luân |

Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân xã Tiên Thắng (Tiên Lãng, Hải Phòng) về việc nước sinh hoạt của hầu hết hộ dân có tình trạng vàng, đục nhiều ngày. Thậm chí, người dân có hiện tượng mẩn, ngứa sau khi sử dụng.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Nhiều công trình nước sạch ở Đắk Lắk vẫn hoạt động kém hiệu quả

BẢO TRUNG |

Nhiều công trình nước sạch ở Đắk Lắk vẫn đang bỏ hoang, hoạt động kém hiệu quả. Trong mùa dịch COVID-19, nhiều dự án nước sạch lớn đang thi công chậm tiến độ, khó hoàn thiện đúng thời gian đề ra.

Công trình nước sạch hơn 6 tỉ ở Hoà Bình: 10 năm chưa một lần sử dụng

Trọng Văn |

Công trình nước sạch tại huyện huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) được xây dựng hơn 10 năm nhưng chưa 1 lần sử dụng, hiện đang bị bỏ hoang.

Hàng nghìn hộ dân Hải Phòng lo lắng vì nước sạch "không khác gì nước ao"

Đặng Luân |

Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân xã Tiên Thắng (Tiên Lãng, Hải Phòng) về việc nước sinh hoạt của hầu hết hộ dân có tình trạng vàng, đục nhiều ngày. Thậm chí, người dân có hiện tượng mẩn, ngứa sau khi sử dụng.