BÃO SỐ 12 ĐỔ BỘ VÀO ĐẤT LIỀN:

Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận cấp rủi ro thiên tai sát mức thảm họa

KHÁNH VŨ |

Hồi 13 giờ ngày 3.11, tâm bão ở 12,7 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận khoảng 350km; cấp 12, giật cấp 15. Sáng sớm 4.11, bão sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa, mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Ba tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận đối mặt với cấp rủi ro thiên tai sát mức thảm họa. Chiều 3.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã vào “tâm bão” Khánh Hòa chỉ đạo trực tuyến với các địa phương, triển khai ứng phó với mưa bão, đề phòng thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. 

3 tỉnh đối diện với nguy cơ rủi ro thiên taisát mức thảm họa

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, địa điểm mà bão số 12 - Damrey đổ bộ là Nam Phú Yên - Bắc Bình Thuận (tâm bão ở Khánh Hòa). Thời điểm đổ bộ dự kiến vào sáng sớm 4.11. Khi đổ bộ bão mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 15. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3. Đặc biệt, riêng tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cấp 4. Theo tính toán của BCĐ Trung ương về PCTT gửi các địa phương tại khu vực ven biển tỉnh Khánh Hòa: Nước dâng do bão từ 20-25cm, mực nước triều lớn nhất là 56cm (cao độ lục địa). Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên: Nước dâng do bão 16cm, mực nước triều lớn nhất là 54cm (cao độ lục địa). Khu vực ven biển tỉnh Ninh Thuận: Nước dâng do bão từ 19cm, mực nước triều lớn nhất là 58cm (cao độ lục địa). Hầu hết các lưu vực sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai (bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh) có nguy cơ lũ rất lớn. Mực nước lũ: Quảng Trị đến Ninh thuận, Tây nguyên phổ biến từ BĐ 2-3 và trên BĐ 3; khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận và lưu vực sông Đồng Nai từ BĐ 1-2 và trên BĐ 2, trên các sông suối nhỏ trên BĐ 3.

Sơ tán gần 4.000 dân khỏi vùng nguy hiểm, sẵn sàng ứng phó với bão số 12

Báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ về công tác ứng phó, phòng chống bão, các địa phương cho biết, đã có 6 tỉnh thực hiện lệnh cấm biển, gồm: Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, hiện nay, tổng số tàu thuyền đã thông báo, kiểm đếm là 60.547 tàu/288.626 lao động. Hiện chỉ còn 8 tàu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với 61 lao động hoạt động trong khu vực nguy hiểm, các tàu đã nhận được thông tin về bão và đang di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tại Ninh Thuận: 1 tàu/7 lao động hoạt động tại khu vực DK1 không liên lạc được. Hiện Bộ đội biên phòng, Trung tâm TKCN hàng hải khu vực 3 đang phối hợp tìm kiếm.

Tính đến 14h ngày 3.11, các địa phương đã sơ tán tổng số 1.269 hộ/5.939 người trong tổng kế hoạch sơ tán dự kiến: 96.452 hộ/426.883người (sơ tán tập trung: 56.417 hộ/226.934 người; sơ tán tại chỗ: 40.035 hộ/199.949 người), cụ thể: Tỉnh Khánh Hòa: Đã sơ tán 1.269 hộ/5.939 người (sơ tán tập trung: 3.851 hộ/15.096 người trên kế hoạch: 33.384 hộ/133.535 người. Tại tỉnh Phú Yên đang tổ chức sơ tán dân, kế hoạch sơ tán 22.376 hộ/85.086 người. Tỉnh Bình Định kế hoạch sơ tán tại chỗ 13.591 hộ/93.199 người.Tỉnh Ninh Thuận sơ tán 18.299 hộ/79.854 người (sơ tán tập trung: 12.143 hộ/53.060 người; sơ tán tại chỗ: 6.156 hộ/26.794 người). Bình Thuận: Kế hoạch sơ tán tập trung: 8.802 hộ/35.209 người.

Về tình hình đê điều, các tuyến đê trong khu vực mới chỉ được thiết kế với bão cấp 9, 10, triều trung bình 5%. Hiện có 5 công trình đang thi công, gồm: Đà Nẵng: 1,5km đê Liên Chiểu, Thuận Phước; Quảng Ngãi: 0,5 km đê Hải Hòa; Ninh Thuân: 1,5km đê cửa sông Bắc sông Dinh; Bà Rịa - Vũng Tàu: 4,1km đê Hải Đăng và đê kè Lộc An. Về tình hình hồ chứa, tại khu vực Nam Trung Bộ: Có 57 hồ chứa thủy lợi xung yếu (16 hồ chứa lớn, 41 hồ chứa nhỏ), các hồ đặc biệt cần quan tâm khi có mưa lớn gồm: Hồ Buôn La Bách, Hóc Răm (Phú Yên); Đập Làng, Ông Thơ (Quảng Ngãi); Kim Sơn, Thạch Bàn (Bình Định); Sông Biêu (Ninh Thuận); Trà Tân, Sông Quao (Bình Thuận). Khu vực Tây Nguyên: Có 68 hồ chứa xung yếu (14 hồ lớn, 54 hồ nhỏ). Các hồ đặc biệt cần quan tâm khi có mưa lớn gồm: Hồ Thôn 9 (Kon Tum); PleitoKôn (Gia Lai); Dang Kang thượng, Ea Uy, Ea Khal 1, Ea Tling, Đội 36 (Đắk Lắk); Nao Ma a, Đắk Hlang (Đắk Nông); Ma Póh, Đạ Sa (Lâm Đồng). Khu vực Đông Nam Bộ: 4 hồ (Bình Phước 2 hồ, Đồng Nai 2 hồ) xung yếu cần đặc biệt quan tâm.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng biểu dương các địa phương và yêu cầu tiếp tục triển khai ứng phó với bão. Đối với khu vực trên biển, đảo và ven bờ: Tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn, đặc biệt tàu thuyền đang còn trong khu vực nguy hiểm. Không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ, đặc biệt đối với tàu vãng lai, tàu du lịch. Đối với khu vực trên đất liền: Kiên quyết sơ tán dân trong các nhà ở không an toàn, vùng trũng thấp cửa sông, ven biển. Khẩn trương chặt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, kho tàng, công trình đang thi công. Có phương án đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, sẵn sàng khắc phục sự cố để khắc phục sản xuất và sinh hoạt của người dân. Phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt trên quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh; hủy bỏ các chuyến bay qua khu vực trong thời gian bão ảnh hưởng. Hoàn thành việc xử lý giờ đầu, đảm bảo an toàn công trình đê điều đang thi công.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương tiếp tục tăng cường các bản tin dự báo, cảnh báo, bám sát tình hình thực tế để tham mưu chỉ đạo điều hành, nhất là đối với việc vận hành các hồ chứa. Dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm theo phương châm 4 tại chỗ để đối phó với tình huống lũ lớn, ngập sâu trên diện rộng và kéo dài. Vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình; bố trí lực lượng trực canh tại các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước. Triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu đê điều, hồ đập; kiểm tra vận hành các thiết bị cảnh báo khi có tình huống xảy ra. Kiên quyết sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ ngập sâu, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn… 

CÁC TỈNH PHÚ YÊN, KHÁNH HÒA, NINH THUẬN:

Cảnh báo nước dâng, lũ quét và sạt lở đất

Đến 4 giờ ngày 4.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai bão: Cấp 3; riêng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cấp 4.

Sáng 4.11 bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Phú Yên đến Bắc Bình Thuận với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 4.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Cấp độ rủi ro thiên tai bão: Cấp 3; riêng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cấp 4.

Dự báo trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực miền Nam Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Do ảnh hưởng của bão số 12, vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm đảo Lý Sơn, Phú Quý) gió mạnh cấp 7, đêm gió mạnh lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Nước dâng do bão ở ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận từ 0,5-1,0m. Sóng vùng tâm bão 6-8m, ven bờ Quảng Ngãi đến Bình Thuận 3-5m. Ngoài ra, ven biển Nam Bộ đề phòng triều cường cao trong những ngày tới do thủy triều lên cao kết hợp với nước dâng do gió mùa.

Từ đêm 3.11, trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 10-12, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền (bao gồm cả Nam Tây Nguyên) có gió mạnh cấp 7-9, giật cấp 11. Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Ngày mai, miền Đông Nam Bộ có gió giật cấp 6-8.

Từ chiều 3.11, do ảnh hưởng kết hợp của không khí lạnh mạnh và bão, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có mưa rất to đến đặc biệt to. Diễn biến mưa lớn còn phức tạp và kéo dài, lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.

Cảnh báo lũ, lũ quét và sạt lở đất: Từ ngày 4 - 8.11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai sẽ xảy ra một đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên và lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp thuộc các khu vực nêu trên. Cần theo dõi chi tiết trong các bản tin cảnh báo lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu diện rộng tiếp theo. LONG VŨ

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Điểm lại dàn nghệ sĩ gắn bó suốt 20 năm Táo Quân

Linh Chi - Dương Anh |

Trước khi Táo Quân 2023 lên sóng hãy cùng điểm lại những gương mặt đã "dành cả thanh xuân" để gắn bó và đem lại tiếng cười cho khán giả.

Nghề vận chuyển hoa, cây cảnh hốt bạc ngày giáp Tết

THÙY DƯƠNG - TÙNG GIANG |

Càng gần tết, những người làm nghề vận chuyển hoa cây cảnh càng tất bật. Tất tả ngược xuôi, những ngày làm việc hết công suất, thu nhập của những shipper này có thể đạt được 1 triệu đồng/ ngày.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Ukraina không có xe tăng Leopard sau cuộc họp của NATO

Thanh Hà |

Mỹ và các đồng minh không đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu của Đức cho Ukraina khi Nga cảnh báo chiến sự có thể leo thang ở Châu Âu.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

Người dân mua bán tấp nập trên phố bánh kẹo trung tâm Hà Nội

ĐỨC TRUNG |

Trên phố Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) những ngày này tấp nập người dân mua bán bánh kẹo, mứt chuẩn bị ăn Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

7 sự kiện thể thao quan trọng trong năm 2023

Thanh Vũ |

Thể thao thế giới được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2023, trong đó 2 sự kiện nhận nhiều sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam là World Cup nữ 2023 và Asian Cup 2023.