Khánh Hòa khắc phục hậu quả các vụ án quản lý đất đai như thế nào?

Hải LONG |

Ba vụ án về sai phạm trong quản lý đất đai bị khởi tố liên tiếp trong vòng 5 tháng qua ở Khánh Hòa. Trong đó, 5 cán bộ cấp cao của UBND tỉnh lâm vào vòng lao lý... Nhưng tất cả mới chỉ là khởi đầu. Người dân và cán bộ Khánh Hòa đang trông chờ vào việc khắc phục hậu quả của những sai phạm này thế nào? Có thu hồi được tài sản cho nhà nước hay không?

Sai phạm đặc biệt nghiêm trọng

Từ cuối năm 2019, Ban Bí thư đã họp, xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để rồi đi đến quyết định xử lý kỷ luật, cảnh cáo đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa (nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ 2015 - 2020) cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Khánh Hòa (2 nhiệm kỳ 2011 - 2016, nhiệm kỳ 2016 - 2021).

Các cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Chiến Thắng, Lê Đức Vinh, cựu Phó Chủ tịch Đào Công Thiên lúc đó đã bị nhận xét là vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, phải nhận quyết định kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng. Vì vậy, bây giờ, khi cả 3 cựu lãnh đạo này nhận án, tra tay vào còng là điều không bất ngờ với cán bộ và nhân dân Khánh Hòa. Điều người dân quan tâm là có thu hồi được tài sản cho nhà nước hay không, và còn những ai chưa bị chịu trách nhiệm với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng này?

Sai phạm trong quản lý đất đai khiến các cựu lãnh đạo Khánh Hòa phải đối mặt với án hình sự, vừa bị bắt giam là đã quá rõ. Đó là để xảy ra rất nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thất thoát, lãng phí rất lớn tài nguyên đất đai, tài sản và ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh, tác động xấu đến kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng.

Ban Bí thư đã từng chỉ rõ, Ban thường vụ Khánh Hòa đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát... Người đứng đầu là nguyên Bí thư Lê Thanh Quang phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Vi phạm của ông đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. Tuy nhiên, người dân Khánh Hòa bức xúc khi thấy ông Quang hiện vẫn đi đánh golf...

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Phạm Văn Chi nêu quan điểm rằng, cán bộ làm sai thì phải bị xử lý hết. Lãnh đạo chính quyền sẽ không thực hiện được nếu Ban thường vụ, Bí thư tỉnh ủy lắc đầu.

Đại diện Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa - chủ đầu tư 2 dự án liên quan đến các cựu quan chức vừa bị khởi tố cho biết, trong 2 dự án của Cty này ở núi Chín Khúc còn có đầy đủ các văn bản chấp tuận của Ban thường vụ tỉnh ủy trước khi triển khai...

Khó khắc phục hậu quả các sai phạm

Ngoài 4 dự án liên quan đến 3 vụ án vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, tại Khánh Hòa còn cả trăm dự án, công trình hợp tác đầu tư có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong đó, ít nhất 35 dự án đã bị Thanh tra Chính phủ điểm mặt, chỉ tên. Sau khi bị thanh tra, các dự án này gần như "bất động", nhà đầu tư khốn khó trước thực trạng xây dựng dở dang. Các sở ngành chưa giám giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án sai phạm, đang quá trình thanh tra, điều tra. Và bây giờ, nhiều nhà đầu tư còn lo ngại đến việc có bị khởi tố hay không.

Bởi sai phạm của các cựu lãnh đạo Khánh Hòa đều giống nhau ở các dự án mà họ cấp phép đầu tư, giao đất. Trong đó, nhiều dự án đầu tư dưới hình thức BT đều có đặc điểm chung là định giá thấp và bỏ qua đấu thầu, đấu giá... mà dự án BT Trường Chính trị Khánh Hòa vừa bị khởi tố là điển hình.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, quan tâm lớn nhất của nhân dân là về việc thu hồi thất thoát ngân sách, sai phạm về sử dụng đất, quỹ đất công, quỹ nhà công... Đối với các dự án gây thất thoát ngân sách nhà nước, tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức rà soát, mời các chủ đầu tư trao đổi, thậm chí đấu tranh, buộc các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nhưng ông Tuân cũng thừa nhận, rất khó để có thể thẩm định lại giá và thu hồi tài sản thất thoát.

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Phạm Văn Chi cũng cho rằng, rất khó thu hồi tài sản thất thoát. Thậm chí Khánh Hòa phải xem xét, nới rộng thời gian để các doanh nghiệp sai phạm khắc phục, nộp lại tiền chênh lệch. Nên khoanh vùng, giãn cách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Đối với những dự án không liên quan của họ, thì tạo điều kiện cho họ triển khai nhanh...

Dư luận và người dân Khánh Hòa vẫn cho rằng, 5 cán bộ bị bắt vừa qua vì những sai phạm trong quản lý đất đai không thể "tự tung tự tác", để gây ra những sai phạm lớn, kéo dài như vậy.

Hải LONG
TIN LIÊN QUAN

Vụ trục lợi đất công ở TPHCM: Có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý đất đai?

Huân Cao - Nam Hiệp |

Báo Lao Động vừa đăng loạt bài "Trục lợi đất công tại Công viên Phần mềm Quang Trung", sau khi báo đăng nhiều chuyên gia và luật sư cho rằng, vấn đề này có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất công.

Lỗ hổng trong quản lý đất đai nhìn từ các đại án tham nhũng: Công khai, minh bạch việc thu hồi, đền bù và đấu giá đất

Cao Nguyên |

Không chỉ giới chuyên gia mà chính các Đại biểu Quốc hội mỗi khi nhắc đến Luật Đất đai 2013 đều tỏ ra nóng ruột. Các chuyên gia cho rằng, bất cập ở đây là Luật Đất đai hiện không theo kịp các biến động trên thị trường và từ đây việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 được cho là việc làm cấp thiết nhằm giảm thiểu những bất cập về mâu thuẫn trong thu hồi, bồi thường giá đất hay những vấn đề về lợi ích nhóm, tham nhũng liên quan đến đất đai.

Lỗ hổng trong quản lý đất đai nhìn từ các đại án tham nhũng: Quan chức “nhúng chàm” vì… đất!

Cao Nguyên - Phan Cúc |

Những năm gần đây, hàng loạt vụ tham nhũng, gây thất thoát lãng phí đất đai nói riêng và tài sản công nói chung được phát hiện, xử lý. Điều này cho thấy công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta ngày càng quyết liệt và điểm “đúng huyệt” của nạn tham nhũng. Qua đó cũng rút ra những bài học về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất đai, công sản còn nhiều kẽ hở để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực thi các chính sách về kinh kế - xã hội.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Vụ trục lợi đất công ở TPHCM: Có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý đất đai?

Huân Cao - Nam Hiệp |

Báo Lao Động vừa đăng loạt bài "Trục lợi đất công tại Công viên Phần mềm Quang Trung", sau khi báo đăng nhiều chuyên gia và luật sư cho rằng, vấn đề này có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất công.

Lỗ hổng trong quản lý đất đai nhìn từ các đại án tham nhũng: Công khai, minh bạch việc thu hồi, đền bù và đấu giá đất

Cao Nguyên |

Không chỉ giới chuyên gia mà chính các Đại biểu Quốc hội mỗi khi nhắc đến Luật Đất đai 2013 đều tỏ ra nóng ruột. Các chuyên gia cho rằng, bất cập ở đây là Luật Đất đai hiện không theo kịp các biến động trên thị trường và từ đây việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 được cho là việc làm cấp thiết nhằm giảm thiểu những bất cập về mâu thuẫn trong thu hồi, bồi thường giá đất hay những vấn đề về lợi ích nhóm, tham nhũng liên quan đến đất đai.

Lỗ hổng trong quản lý đất đai nhìn từ các đại án tham nhũng: Quan chức “nhúng chàm” vì… đất!

Cao Nguyên - Phan Cúc |

Những năm gần đây, hàng loạt vụ tham nhũng, gây thất thoát lãng phí đất đai nói riêng và tài sản công nói chung được phát hiện, xử lý. Điều này cho thấy công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta ngày càng quyết liệt và điểm “đúng huyệt” của nạn tham nhũng. Qua đó cũng rút ra những bài học về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất đai, công sản còn nhiều kẽ hở để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực thi các chính sách về kinh kế - xã hội.