Khánh Hòa: Dùng dằng di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội thành

Lưu Hoàng |

Các cơ sở sản xuất nước mắm, giết mổ gia súc gia cầm, thu mua phế liệu... tại tỉnh Khánh Hòa đã tồn tại dai dẳng trong khu dân cư nhiều năm qua. Việc di dời các cơ sở này nhiều lần đưa ra bàn thảo... nhưng giải pháp mãi vẫn nằm trên giấy.

Bàn thảo... trên giấy

Nếu đi ngang vòng xoay Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Đức Cảnh - Lê Hồng Phong (phường Phước, Long, TP.Nha Trang), ai cũng phải “nếm mùi” nước mắm vì Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang đang hoạt động sản xuất nước mắm, đóng chai rất nhiều năm qua tại đây. Thống kê sơ bộ, TP.Nha Trang có khoảng vài chục cơ sở sản xuất nước mắm trong các khu dân cư, chủ yếu tập trung ở 2 phường Phước Long và Vĩnh Trường.

Trước ý kiến phản ứng gay gắt của người dân, chủ các cơ sở đều có chung nguyện vọng là di dời ra khỏi khu vực nội thành. UBND tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương di dời, nhưng hơn 10 năm qua, các cơ quan chức năng liên quan vẫn loay hoay quanh vấn đề... “chưa tìm được đất”.

Tháng 7.2019, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) có văn bản đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa vị trí để di dời các cơ sở sản xuất nước mắm ra khỏi nội thành. Theo đó, vị trí được lựa chọn để bố trí làng nghề nước mắm tại khu vực xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh với diện tích khoảng 25ha. Mới đây, UBND tỉnh lại tổ chức cuộc họp nghe ý kiến của các sở, ngành, địa phương về việc di dời các cơ sở nước mắm.

Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa - yêu cầu Sở TNMT chủ trì, phối hợp với một số đơn vị tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá cụ thể các nội dung liên quan đến môi trường, đất đai, cơ sở vật chất, nguồn nước… Từ đó, sở tham mưu, đề xuất việc di dời, bổ sung ngành nghề nước mắm tại vị trí phù hợp; làm rõ và xử lý hài hòa lợi ích giữa Hiệp hội Nước mắm Nha Trang, Tổng Công ty Khánh Việt - chủ đầu tư Cụm công nghiệp (CCN) Ninh Ích, địa phương và người dân...

Trong khi trước đó, Sở TNMT đã tổ chức lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đến vấn đề di dời, bổ sung ngành nghề nước mắm vào CCN Ninh Ích thì UBND thị xã Ninh Hòa và xã Ninh Ích đã có ý kiến không thống nhất. Chính quyền ở đây cho rằng, việc bố trí cơ sở sản xuất nước mắm tại khu vực CCN Ninh Ích sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, đời sống sinh hoạt của người dân. Lượng nước thải trong quá trình chế biến nhiều sẽ ảnh hưởng đến hơn 350ha diện tích ao, đìa nuôi trồng thủy sản của người dân và một số lồng bè trên đầm Nha Phu. Khu vực này cũng thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô… Bởi vị trí CCN này ở cao điểm hơn khu dân cư.

Ngược lại, Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) thống nhất địa điểm, đồng thời có hướng dẫn cách thức triển khai thực hiện bổ sung ngành nghề nước mắm vào CCN Ninh Ích.

Không chỉ nước mắm, tại Nha Trang, nhiều cơ sở giết mổ gia súc gia cầm cũng tồn tại trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, những cơ sở này cũng chỉ đưa ra bàn thảo trên giấy lâu nay. Ngày 14.2 vừa qua, ông Lê Hữu Hoàng chỉ đạo Sở Xây dựng tỉnh khẩn trương tham mưu UBND tỉnh về việc lập quy hoạch xây dựng dự án khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và một số dự án tương tự khác... Ngoài ra, ông Hoàng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thôn Đông, xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh.

Chờ xử lý những “quả bom nổ chậm”

Những “quả bom nổ chậm” phải kể đến nữa là các cơ sở thu mua phế liệu. Hầu hết cơ sở này đều nằm trong khu dân cư (nhất là nội thành TP.Nha Trang), không đảm bảo điều kiện để được cấp có thẩm quyền xác nhận đề án bảo vệ môi trường. Nhưng các cơ sở này vẫn tồn tại từ năm này sang năm khác, trong khi những quả “bom nổ chậm” ấy có thể gây tai họa bất cứ lúc nào.

Theo ông Nguyễn Sỹ Khánh - Phó Chủ tịch UBND TP.Nha Trang - việc di dời các cơ sở mua bán phế liệu ra khỏi khu dân cư còn nhiều khó khăn, vướng mắc là do phải tính toán lộ trình, xem xét những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người lao động tại các cơ sở mua bán phế liệu, nhằm đảm bảo an sinh và trật tự xã hội. Mức hỗ trợ di dời, chuyển đổi nghề nghiệp cho các cơ sở mua bán phế liệu hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định. Việc xây dựng thí điểm các cơ sở thu gom, tái chế phế liệu tập trung cần phải có thời gian dài để chuẩn bị từ khâu xác lập, phê duyệt quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền. Xác lập kế hoạch sử dụng đất, dự toán kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, dây chuyền thiết bị công nghệ, giải pháp xử lý vệ sinh môi trường…

Tháng 9.2019, UBND TP.Nha Trang có văn bản đề xuất UBND tỉnh phương án di dời và chấm dứt hoạt động của các cơ sở thu mua phế liệu trong khu dân cư trên địa bàn thành phố. Theo lộ trình đề xuất, các cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở 19 phường nội thành buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh kể từ ngày 30.3.2020. Các cơ sở ở 8 xã ngoại thành không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh buộc phải chấm dứt hoạt động từ ngày 30.6.2020. Hy vọng lần này, việc di dời không còn diễn ra trên giấy.

Lưu Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hòa: Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước thô

Nhiệt Băng |

Công ty CP Cấp thoát nước Khánh Hòa đưa ra các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông Cái, gây ảnh hưởng đến nguồn nước thô dùng sản xuất nước sinh hoạt sau khi kiểm tra hàng loạt điểm xả thải trên dòng sông này.

Chậm di dời cơ sở ô nhiễm vì doanh nghiệp, người lao động.. ngại đi xa

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có phần trả lời chất vấn của đại biểu trong kỳ họp 11 HĐND thành phố Hà Nội, trong đó nêu lý do vì sao chậm di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô.

Cần cưỡng chế để phát triển công trình công cộng

Q.Hiệu |

UBND TP.Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, nhưng đến nay, số cơ sở di dời mới chỉ... đếm đầu ngón tay. Hậu quả là ô nhiễm, ùn tắc giao thông xảy ra triền miên...

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Khánh Hòa: Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước thô

Nhiệt Băng |

Công ty CP Cấp thoát nước Khánh Hòa đưa ra các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông Cái, gây ảnh hưởng đến nguồn nước thô dùng sản xuất nước sinh hoạt sau khi kiểm tra hàng loạt điểm xả thải trên dòng sông này.

Chậm di dời cơ sở ô nhiễm vì doanh nghiệp, người lao động.. ngại đi xa

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có phần trả lời chất vấn của đại biểu trong kỳ họp 11 HĐND thành phố Hà Nội, trong đó nêu lý do vì sao chậm di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô.

Cần cưỡng chế để phát triển công trình công cộng

Q.Hiệu |

UBND TP.Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, nhưng đến nay, số cơ sở di dời mới chỉ... đếm đầu ngón tay. Hậu quả là ô nhiễm, ùn tắc giao thông xảy ra triền miên...