Khánh Hòa dự chi 11,4 tỉ đồng để phát triển nguồn nhân lực

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương dự kiến chi 11,4 tỉ đồng để phát triển nguồn nhân lực trong đó tổ chức nhiều lớp đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngày 25.5, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết địa phương vừa có kế hoạch triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2024. Theo kế hoạch, địa phương dự kiến chi 11,4 tỉ đồng để phát triển nguồn nhân lực.

Trong đó, đáng chú ý là địa phương sẽ dành khoản tiền 5 tỉ đồng cho ngành y tế để đào tạo bác sĩ đa khoa (liên thông), đào tạo sau đại học, đào tạo nâng cao tay nghề để thực hiện các kỹ thuật chuyên môn.

Theo kế hoạch, UBND tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu ít nhất 95% công chức, viên chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ phải đạt chuẩn trình độ theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức và theo vị trí việc làm được phê duyệt.

Ít nhất 98% công chức, viên chức được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý phải có trình độ lý luận chính trị tương ứng với chức danh được quy hoạch. Đối với cán bộ, công chức cấp xã - về trình độ chuyên môn: công chức cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn theo lộ trình…

Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa cũng đang tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như phát triển kinh tế biển, các nhóm ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; nhân lực chất lượng cao cho 3 vùng động lực của tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 84%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 692.825 người trong độ tuổi lao động. Cơ cấu lao động nhóm ngành kinh tế: Nông - lâm - thủy sản 29,7%; công nghiệp - xây dựng 22,8%; thương mại - dịch vụ 47,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 29,7%.

Trên địa bàn tỉnh có 4 trường đại học với tổng cộng 18.587 sinh viên đang theo học. Toàn tỉnh hiện có 35 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Từ năm 2021 đến cuối năm 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh đào tạo cho 89.105 người, trong đó trình độ cao đẳng (29 nghề) và trung cấp (30 nghề) 16.852 người, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên (62 nghề) 72.253 người.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ các ngành nghề khát nhân lực nhưng thí sinh lại thờ ơ

Trang Hà |

Việc nghiên cứu các ngành nghề có nhu cầu lao động cao rất quan trọng trong quá trình chọn ngành vào đại học của thí sinh trong mỗi mùa tuyển sinh.

Xoay xở lấp khoảng trống nhân lực du lịch

Ý Yên |

Việt Nam hiện nay có 195 cơ sở đào tạo du lịch, với khoảng 20.000 sinh viên, học viên tốt nghiệp hằng năm. Trong đó, khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam được đánh giá là “vừa thiếu, vừa yếu”.

Nguồn nhân lực là lợi thế lớn và nổi bật nhất của Việt Nam để phát triển ngành bán dẫn

Đức Mạnh (thực hiện) |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam cũng là quốc gia có bước đi nhanh hơn, bài bản hơn so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực với việc đưa nội dung phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn thành một đề án tổng thể để thực hiện đầy đủ, toàn diện và hiệu quả.

Viện trưởng một cơ sở đào tạo ở Huế bị tố đi công tác nhiều bất thường, gây lãng phí

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Viện trưởng Viện Đào tạo Mở và Công nghệ thông tin, Đại học Huế bị “tố” thường xuyên cùng Phó Viện trưởng đi công tác, có dấu hiệu gây lãng phí đối với đơn vị.

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đủ khả năng vô địch AVC Challenge Cup 2024

HOÀI VIỆT |

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã giành chiến thắng tuyệt đối ở 4 trận tại vòng bảng giải bóng chuyền nữ quốc tế AVC Challenge Cup 2024.

Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo sau lời chào mời trên mạng xã hội

HẠNH AN |

“Em là sinh viên đại học, năm nay 21 tuổi hiện đang ở gần khu vực của anh. Em muốn làm một người bạn tình lâu dài với anh…” là một trong số nhiều lời giới thiệu gửi công khai qua mạng xã hội TikTok.

Giá thuê "chạm đáy", nhiều mặt bằng trên đất vàng ở Hà Nội vẫn ế ẩm

Nhật Minh |

Hà Nội - Dù nằm tại các tuyến phố lớn, được xem là vị trí đắc địa để kinh doanh, buôn bán, thế nhưng nhiều mặt bằng vẫn treo biển cho thuê trong thời gian dài.

Hoa phượng hồng bung nở rực rỡ phố núi Đà Lạt vào những ngày hè

Mai Hương |

Những ngày này, hoa phượng hồng nở bung rực rỡ ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Mùa phượng hồng Đà Lạt luôn khiến người dân địa phương và du khách say mê bởi vẻ đẹp dịu dàng của nó.

Bất ngờ các ngành nghề khát nhân lực nhưng thí sinh lại thờ ơ

Trang Hà |

Việc nghiên cứu các ngành nghề có nhu cầu lao động cao rất quan trọng trong quá trình chọn ngành vào đại học của thí sinh trong mỗi mùa tuyển sinh.

Xoay xở lấp khoảng trống nhân lực du lịch

Ý Yên |

Việt Nam hiện nay có 195 cơ sở đào tạo du lịch, với khoảng 20.000 sinh viên, học viên tốt nghiệp hằng năm. Trong đó, khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam được đánh giá là “vừa thiếu, vừa yếu”.

Nguồn nhân lực là lợi thế lớn và nổi bật nhất của Việt Nam để phát triển ngành bán dẫn

Đức Mạnh (thực hiện) |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam cũng là quốc gia có bước đi nhanh hơn, bài bản hơn so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực với việc đưa nội dung phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn thành một đề án tổng thể để thực hiện đầy đủ, toàn diện và hiệu quả.