BÃO SỐ 3 ĐỔ BỘ VÀO CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ:

Khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG |

Bão số 3 đổ bộ vào các địa phương từ Thanh Hóa đến Nghệ An đã gây ra thiệt hại không nhỏ về người và của. Hà Tĩnh cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề. Các tỉnh đang tập trung các nguồn lực để khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

Thiệt hại nặng nề

Tại Thanh Hóa, theo báo cáo nhanh của các địa phương và các ngành (tính đến 16h30 ngày 19.7), mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại về tài sản, công trình giao thông và gây ngập lụt cho diện tích lúa, hoa màu. Toàn tỉnh có 730 ngôi nhà bị ngập; 3 nhà bị đổ sập; 4 nhà bị hư hỏng; 8 nhà bị tốc mái; 15 hộ dân phải di dời; 10 khu vực dân cư tại các huyện Quan Hóa và Quan Sơn bị cô lập.

Về sản xuất, cả tỉnh có 2.028ha lúa bị thiệt hại hoàn toàn; 10.692ha lúa và 2.146ha rau, hoa màu bị ngập trắng; hơn 300ha mía và ngô gãy đổ; 55ha dưa hấu gần đến kỳ thu hoạch bị hư hỏng... 542ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị tràn; gần 1.000 con gia cầm, gia súc bị chết, cuốn trôi.

Nhiều công trình hư hỏng nặng, trong đó: 3 phòng học, phòng chức năng của ngành giáo dục bị hư hỏng, gần 800m2 mái phòng học tốc mái; 3 đập dâng hư hại, hơn 6.000m kênh mương và 5 cống dưới đê, cống nội đồng hư hỏng; 19 tuyến đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng; 36 cột điện hạ và cao thế đổ gãy...

Về người, vào lúc nửa đêm ngày 19.7, tại khu vực làng Hắc, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh xảy ra trận lũ quét cuốn trôi 3 căn nhà sàn, khiến 2 người chết, 2 người đang mất tích và 3 người bị thương.

Nghệ An là địa phương bị thiệt hại nặng với 1 người chết, 2 người mất tích, 1 người bị thương, 35 người mất liên lạc. 7 nhà bị sập, 24 nhà bị sạt lở, hư hỏng, 1 nhà bị cuốn trôi; 14,3 nghìn hécta lúa, 6,7 nghìn hécta ngô rau màu, 725ha cây trồng hàng, 2,3 nghìn hécta nuôi trồng thủy sản năm bị ngập, hơn 20km đường bị ngập, sạt lở, 1 đập bị vỡ, nhiều kênh mương, đê bị sạt lở, 60 cột điện gãy đổ, nhiều tuyến quốc lộ bị ngập, chia cắt, sạt lở taluy...

Mặc dù cơn bão số 3 không đổ bộ vào địa bàn Hà Tĩnh, nhưng do mưa lớn, gần 10.000ha diện tích lúa hè thu, rau màu bị ngập lụt. Cụ thể: Vũ Quang 127ha, Đức Thọ 1.733ha, Lộc Hà 800ha, TP.Hà Tĩnh 383ha, Hương Sơn 800ha, Can Lộc 1.554ha, Hương Khê 400ha, Thạch Hà 355ha, Nghi Xuân 170ha, Hồng Lĩnh 613ha.

Ngoài ra, hội quán các thôn 4, 5 xã Đức Bồng (Vũ Quang); một số tuyến đường liên thôn; một số cụm dân cư ở vùng thấp trũng đang bị chia cắt... Hương Sơn có 274ha lúa, 567ha đậu và 594ha ngô bị ngập úng hoặc đổ gãy.

Bên cạnh đó, 14 xóm và một số tuyến đường liên xã, liên thôn các xã Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Tiến bị ngập, chia cắt... Vào khoảng 21 giờ ngày18.7, một trận lốc xoáy xảy ra tại xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khiến 13 hộ dân lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” do nhà bị tốc mái, nhiều cây cối cũng hư hại.

Tập trung lực lượng “4 tại chỗ” khắc phục hậu quả

Các địa phương đã tích cực huy động lực lượng, phối hợp với người dân khẩn trương khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại. Khẩn trương tổ chức truy tìm, ứng cứu những người mất tích, thăm hỏi động viên các gia đình có nạn nhân bị thương, tử vong.

Cũng trong sáng ngày 20.7, các cơ quan huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thăm hỏi, hỗ trợ động viên các gia đình có người chết, mất tích, người bị thương và các hộ bị cuốn trôi, sạt lở hư hỏng nhà cửa để động viên nhân dân sớm ổn định đời sống. UBND huyện đã hỗ trợ 3 hộ có nhà bị cuốn trôi, mỗi hộ 20 triệu đồng, thăm hỏi động viên gia đình có người bị chết, mất tích 5,4 triệu đồng/người, thăm hỏi người bị thương mỗi người 1 triệu đồng.

Hội Chữ thập Đỏ tỉnh hỗ trợ mỗi người chết, mất tích 2,5 triệu đồng, Hội chữ thập Đỏ huyện mỗi người chết, mất tích 1 triệu đồng, nhà bị cuốn trôi 1 triệu đồng; UBMTTQ huyện cũng đã thăm hỏi gia đình có người bị chết, mất tích 1 triệu đồng, người bị thương 0,5 triệu đồng; nhà bị cuốn trôi 1 triệu đồng. Tổng kinh phí đã hỗ trợ 110,1 triệu đồng.

Cùng ngày, ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - cùng lãnh đạo huyện Lang Chánh đã đến hiện trường kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả của cơn lũ, thăm hỏi, động viên các gia đình bị nạn.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng cùng chính quyền địa phương huy động tối đa phương tiện, nhân lực để tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích; khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của người dân.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An ứng cứu khắc phục hậu quả bão Sơn Tinh.Ảnh: PV
Bộ đội Biên phòng Nghệ An ứng cứu khắc phục hậu quả bão Sơn Tinh.Ảnh: PV

Ngay trong ngày 19.7, các huyện tại Thanh Hóa đã triển khai công tác kiểm tra, rà soát hệ thống công trình đê điều, hồ đập; chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho công trình, đặc biệt tại các vị trí trọng điểm xung yếu. Riêng các huyện miền núi đã triển khai việc kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông, suối, vùng trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; các huyện, thành phố ven biển đã sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực sát mép nước, cửa sông, ven biển trong phạm vi 200m đến nơi an toàn khi có lệnh.

Các công ty khai thác công trình thủy lợi đã tập trung toàn bộ máy móc, thiết bị vận hành 24/24h phục vụ tiêu úng. Đến nay đã vận hành 78 trạm bơm tiêu, cống tiêu trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để tiêu nước đệm cho các vùng có diện tích lúa mới gieo xạ bị ngập. Bên cạnh đó, các ngành liên quan đang khắc phục những thiệt hại, sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường.

Ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các địa phương tập trung lực lượng phòng chống, khắc phục hậu quả bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, giúp người dân bị thiệt hại sớm ổn định đời sống, khôi sản xuất. Đến nay, cơ bản đã ổn định tình hình, tìm được 35 người dân mất liên lạc.

Ngay sau khi thiên tai ập đến, lãnh đạo huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đến động viên, thăm hỏi những gia đình bị nạn đang tránh trú bão số 3 tại UBND xã Xuân Hội. Tranh thủ nước rút, ngớt mưa, các địa phương đang tích cực huy động các tổ chức đoàn thể cùng bà con nông dân Hà Tĩnh ra đồng khơi thông dòng chảy cho lúa hè thu đang kỳ đẻ nhánh, làm đòng.

Cơ quan chức năng đang phối hợp với các địa phương khắc phục hiện tượng nhiều tuyến đường bị sạt lở taluy, lấp rãnh thoát nước và tràn ra cả mặt đường, đảm bảo an toàn lưu thông.

Ngày 19.7, theo báo cáo của Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, lực lượng vũ trang đã huy động 6.514 cán bộ, chiến sĩ (bộ đội 2.305; dân quân 4.209) giúp nhân dân phòng, chống bão số 3. Trong đó: Thanh Hóa 1.427 người; Nghệ An 4.926 người; Hà Tĩnh 102 cán bộ, chiến sĩ...; các đơn vị đã sử dụng 101 xe ôtô, 25 xuồng tham gia giúp dân ứng phó và khắc phục hậu quả sau bão. Kết quả, đã sơ tán 3.187 hộ với 16.887 nhân khẩu từ nơi ngập úng đến nơi an toàn...

LLVT Quân khu 4 vẫn duy trì nghiêm trực ở các cấp; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sau bão, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời tham gia xử lý các tình huống; tham mưu cho địa phương nắm chắc các khu vực có nguy cơ cao, như: Các hồ chứa, các nơi dễ bị sạt lở… để kịp thời triển khai phương án ứng phó.

Hoàn lưu bão số 3 đe dọa lũ ống, lũ quét: Giám sát, nghiêm cấm người dân vớt củi trên sông

Đó là cảnh báo của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) dù bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. BCĐ Trung ương về PCTT chỉ đạo cơ quan chức năng và các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa sau hoàn lưu bão, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động các phương án ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi; giám sát, nghiêm cấm người dân vớt củi trên sông; kiểm soát chặt chẽ việc giao thông qua khu vực ngầm tràn, đò ngang, đò dọc, đường bị ngập sâu; sẵn sàng phương án cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; tiếp tục tăng cường bơm tiêu úng để hạn chế thiệt hại diện tích lúa vụ mùa mới gieo xạ, sẵn sàng kế hoạch phục hồi, tổ chức lại sản xuất phù hợp đối với diện tích lúa bị mất trắng. Đặc biệt, kiểm tra, rà soát và triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện...

Sau bão, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt các tỉnh như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.  KHÁNH VŨ

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Yên Bái: 24 người chết và mất tích do bão số 3

Thảo Anh - Dương Huyền |

Đã có 24 người chết và mất tích ở Yên Bái do ảnh hưởng của bão số 3. Hơn 2.500 hộ dân phải di dời, nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập úng.

35 người mất liên lạc khi vào rừng hái măng trước bão số 3

HỒNG QUÂN |

40 người đi vào rừng để hái măng trước khi bão Sơn Tinh đổ bộ vào địa bàn Nghệ An, tuy nhiên 35 người đến nay vẫn mất liên lạc.

Nóng: Cập nhất mới nhất thiệt hại sau bão Sơn Tinh

Nhóm PV |

Cơn bão số 3 kèm theo mưa to kéo dài và gió mạnh đã gây thiệt hại lớn tới các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Yên Bái: 24 người chết và mất tích do bão số 3

Thảo Anh - Dương Huyền |

Đã có 24 người chết và mất tích ở Yên Bái do ảnh hưởng của bão số 3. Hơn 2.500 hộ dân phải di dời, nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập úng.

35 người mất liên lạc khi vào rừng hái măng trước bão số 3

HỒNG QUÂN |

40 người đi vào rừng để hái măng trước khi bão Sơn Tinh đổ bộ vào địa bàn Nghệ An, tuy nhiên 35 người đến nay vẫn mất liên lạc.

Nóng: Cập nhất mới nhất thiệt hại sau bão Sơn Tinh

Nhóm PV |

Cơn bão số 3 kèm theo mưa to kéo dài và gió mạnh đã gây thiệt hại lớn tới các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.