ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Vòng vây hạn mặn

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL năm nay khá nghiêm trọng nhưng cả hệ thống đã chủ động các giải pháp ứng phó ngay từ đầu mùa. Do vậy, mặc dù phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn có thể ở mức tương đương năm 2015-2016 nhưng khả năng mức độ thiếu nước sinh hoạt giảm khoảng 89.200 hộ so với năm 2015-2016 (210.000 hộ), một phần vì sự chủ động tích cực của các địa phương, một phần bởi Chính phủ đã hỗ trợ ngân sách, các địa phương chủ động kinh phí, cùng với sự hỗ trợ quốc tế, đầu tư của tư nhân đã mở rộng phạm vi cấp nước chủ động.

Theo Bộ NNPTNT, giải pháp trước mắt là khoan giếng bổ sung nguồn nước ngọt; kéo dài các đường ống từ các nhà máy nước tập trung ở vùng nước ngọt cấp cho các vùng dân cư bị ảnh hưởng, lắp thêm các vòi nước công cộng để cấp cho các hộ dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn sử dụng. Bên cạnh đó, cần chủ động chuẩn bị phương án huy động các xe bồn lưu động chở nước ngọt cho khoảng 40.000 hộ dân sống phân tán tại các tỉnh trong khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa. “Bộ NNPTNT cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ bồn nhựa trữ nước, thiết bị xử lý nước hộ gia đình cho người dân bị ảnh hưởng, đặc biệt ưu tiên các hộ dân nghèo, sống phân tán, ven sông, ven biển chưa được tiếp cận nguồn nước sạch” - ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết.

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, về lâu dài, cần khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đặc biệt vùng không chủ động nguồn nước, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triến nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng... Cần tiếp tục tăng cường theo dõi sát tình hình, cập nhật hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Kông và ĐBSCL; tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn ở các vùng cửa sông, cửa lấy nước vào công trình thủy lợi, trong công trình thủy lợi để kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn, thực hiện lấy nước phù hợp; đặc biệt, cần lưu ý đợt xâm nhập mặn khả năng tăng cao trong kỳ triều cường. “Cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thiện các công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đang thi công để kịp thời vận hành ngay trong mùa khô 2019-2020 đối với các công trình như Cống Ninh Quới, Trạm bơm Xuân Hòa, các cống Tân Dinh, Bông Bót, Vũng Liêm. Đồng thời, rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái trong toàn vùng và tại 9 tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng của hạn, mặn, chi tiết đến từng loại cây trồng và từng huyện” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh và cho biết: Bộ NNPTNT sẽ đề xuất Ngân hàng Thế giới hỗ trợ dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn cho các tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó có các tỉnh khu vực ĐBSCL; phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện dự án cấp nước cho các đô thị khu vực  này…

Các giải pháp ứng phó 

Theo chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL - ông Nguyễn Hữu Thiện, ranh giới mặn - ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là sự “tranh chấp” ngày đêm giữa sông và biển. Khi nào nước sông yếu thì biển mạnh, mặn lấn vào sâu. Năm nào nước lũ trên sông Mê Kông thấp, mùa khô năm sau sẽ gay gắt. Điều này đã từng diễn ra trong đợt hạn, mặn lịch sử hồi năm 2016 và tiếp tục lặp lại trong năm 2020. Như vậy, tình hình hạn mặn tại ĐBSCL là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và có các giải pháp căn cơ để ứng phó. Mới đây, tại cuộc họp về giải pháp ứng phó với hạn mặn tại vùng ĐBSCL, Sở TNMT cho biết: TP.Cần Thơ đã triển khai dự án “Nâng cao khả năng chống chịu của TP.Cần Thơ để ứng phó với xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu gây ra”; đồng thời, đưa vào vận hành các trạm quan trắc trên tuyến sông Hậu, tuyến kênh Cái Sắn-Rạch Sỏi và tuyến kênh xáng Xà No... Sở TNMT TP.Cần Thơ đã tham mưu cho UBND các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn trước mắt. Đó là xây dựng kế hoạch đầu tư mạng lưới hệ thống quan trắc cảnh báo độ mặn tự động liên tục, cố định cho cấp quản lý kịp thời triển khai công tác ứng phó; xây dựng phương án cấp nước, trữ nước ngắn hạn và dài hạn trong điều kiện hạn-mặn; xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và nước sạch nông thôn; nghiên cứu thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu giải pháp xử lý nước mặn…

Tại các địa phương đã ban bố tình huống khẩn cấp, các giải pháp ứng phó với hạn hán và ngập mặn đang được triển khai tích cực. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng cho biết từ giữa tháng 2 vừa qua, địa phương này đã công bố tình huống hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng thuộc địa bàn tỉnh cấp độ 1 về rủi ro thiên tai. Hàng loạt các giải pháp ứng phó với hạn hán, thiếu nước ngọt đã được triển khai, nên mức độ thiệt hại giảm hơn so với năm 2016.

Giải pháp chống hạn ở các địa phương ĐBSCL

* Quan trắc độ mặn, liên tục kiểm tra nguồn nước, nếu thấy độ mặn giảm xuống dưới ngưỡng cho phép, lập tức mở cống hoặc bơm chủ động vào hồ chứa, các kênh dẫn vào nội đồng để trữ nước ngọt.

* Nạo vét hệ thống kênh mương làm tăng khả năng trữ ngọt vào mùa khô; duy tu, nâng cấp hệ thống cống, bọng để chủ động khắc phục, hạn chế rò rỉ, xâm nhập mặn; xây dựng đập thép, trạm bơm... tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc điều tiết, sử dụng nước phù hợp cho cây trồng.

* Hỗ trợ dụng cụ trữ nước cho những khu vực dân cư sống phân tán.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị chịu đợt xâm nhập mặn kỷ lục

Khánh Vũ |

Dự báo từ 11-15.3, ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tương đương và cao hơn đợt mặn đỉnh điểm giữa tháng 2.2020, lặp lại đợt xâm nhập mặn kỷ lục của tháng 3.2016.

Đồng bằng sông Cửu Long - thủ phủ điện gió trong tương lai

NHẬT HỒ |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được nói nhiều vì điện gió. Nếu thực hiện đúng quy hoạch, các nhà đầu tư đều khởi công và đi vào hoạt động đúng tiến độ, nơi đây sẽ là thủ phủ điện gió của cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long: Khắp nơi căng mình phòng cháy rừng

NHẬT HỒ |

Toàn bộ diện tích có rừng tại Đồng bằng sông Cửu Long đều báo động cháy. Từ rừng trồng, rừng đặc dụng, rừng sinh thái đều kiệt nước do khô hạn, nắng nóng mặn xâm nhập.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm lối ra giữa vòng vây hạn mặn

Nhóm PV |

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian còn lại của mùa khô, khả năng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Đặc biệt, tại vùng 2 sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn cao nhất vào các tháng 2,3.2020, sau đó giảm dần nhưng kết thúc muộn (cuối tháng 5.2020).

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị chịu đợt xâm nhập mặn kỷ lục

Khánh Vũ |

Dự báo từ 11-15.3, ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tương đương và cao hơn đợt mặn đỉnh điểm giữa tháng 2.2020, lặp lại đợt xâm nhập mặn kỷ lục của tháng 3.2016.

Đồng bằng sông Cửu Long - thủ phủ điện gió trong tương lai

NHẬT HỒ |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được nói nhiều vì điện gió. Nếu thực hiện đúng quy hoạch, các nhà đầu tư đều khởi công và đi vào hoạt động đúng tiến độ, nơi đây sẽ là thủ phủ điện gió của cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long: Khắp nơi căng mình phòng cháy rừng

NHẬT HỒ |

Toàn bộ diện tích có rừng tại Đồng bằng sông Cửu Long đều báo động cháy. Từ rừng trồng, rừng đặc dụng, rừng sinh thái đều kiệt nước do khô hạn, nắng nóng mặn xâm nhập.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm lối ra giữa vòng vây hạn mặn

Nhóm PV |

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian còn lại của mùa khô, khả năng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Đặc biệt, tại vùng 2 sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn cao nhất vào các tháng 2,3.2020, sau đó giảm dần nhưng kết thúc muộn (cuối tháng 5.2020).

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…