Khám phá tượng Phật trên đỉnh núi lớn nhất Châu Á

Lục Tùng |

Rộng 27 x 27m, cao 33,6m, nặng gần 1.700 tấn, tượng Phật Di Lặc trên Núi Cấm (Tịnh Biên – An Giang) không chỉ thu hút du khách bởi danh hiệu: Công trình lớn nhất trên đỉnh núi ở Châu Á, mà còn bởi sở hữu nhiều vẻ đẹp hài hòa với ngọn núi cao và hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn huyền bí...

Tượng do nhà điêu khắc Thụy Lam phác thảo bản vẽ và giám sát xây dựng. Sau gần 2 năm thi công (tháng 2.2004 - tháng 12.2005) công trình hoàn thành và liên tục đạt nhiều kỷ lục trong nước và quốc tế.

Nhiều công trình phụ trợ bên ngoài pho tượng cũng được tỉa tót khá công phu. Ảnh: LT
Nhiều công trình phụ trợ bên ngoài pho tượng cũng được thi công khá công phu. Ảnh: LT
Tượng Phật Di Lặc. Ảnh: LT
Tượng Phật Di Lặc. Ảnh: LT

Ngay năm đầu đưa vào hoạt động (2006), công trình nghệ thuật đồ sộ này cũng được xác lập kỷ lục “Tượng Phật ngồi lớn nhất Việt Nam”. Đến năm 2008, tiếp tục được Trung tâm sách Kỷ lục công nhận: “1 trong 14 kỷ lục Phật giáo Việt Nam”. Đến tháng 5.2013, được tổ chức Sách Kỷ lục Châu Á, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên núi ở Châu Á.

Một góc Núi Cấm. Ảnh: LT
Một góc Núi Cấm. Ảnh: LT
Tượng Phật Di Lặc nhìn từ đỉnh Vồ Bồ Hong- đỉnh cao nhất Núi Cấm. Ảnh: LT
Tượng Phật Di Lặc nhìn từ đỉnh Vồ Bồ Hong- đỉnh cao nhất Núi Cấm. Ảnh: LT

Tượng Phật Di Lặc có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu tượng là 33,6 m, diện tích bệ tượng 27 x 27m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép. Tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương.

 
Tượng Phật Di Lặc nhìn từ Chùa Phật Lớn. Ảnh: LT
Tượng Phật Di Lặc nhìn từ Chùa Phật Lớn. Ảnh: LT

Khi đứng ở vị trí nào trên núi Cấm cũng đều thấy được tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền “đặc hữu”. Bên ngoài pho tượng được thiết kế nhiều công trình phụ trợ khá công phu. Và tất cả càng trở nên lung linh khi đặt pho tượng vào mối tương quan với khung cảnh rừng núi bao quanh.

 

Tọa lạc trên vồ cao thuộc khu vực hồ Thủy Liêm nằm vắt mình trên ngọn núi cao trên 700m so mặt nước biển, Tượng Phật Di Lặc lưng tựa núi, mặt hướng ra mặt hồ quanh năm ngấn nước trong xanh, như chiếc gương thiên nhiên khổng lồ bốn mùa soi bóng ngọn núi cao và hùng vĩ nhất trong dãi Thất Sơn huyền bí.

 

Thỉnh thoảng, mây mù sau những giờ rong chơi từ các cánh rừng nguyên sinh lại sà xuống khiến cho mặt hồ đang đón những tia nắng đầu ngày... càng thêm phảng phất chút huyền ảo màu liêu trai.

Chính không gian lung linh sắc màu này đã làm tôn vinh thêm vẻ đẹp của công trình tôn giáo. Vì thế mà tuy chỉ xuất hiện không lâu, nhưng Tượng Phật Di Lặc này đã trở thành biểu tượng văn hóa – du lịch của Núi Cấm, khiến cho vùng đất là điểm đến của An Giang ngày càng thêm nhiều bước chân tìm đến khám phá...

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Người Việt đi du lịch Ấn Độ: Thuê “chuyên cơ” đi lễ Phật!

Hoàng Quân |

Cách đây vài năm, để hành hương sang Ấn Độ lễ Phật, hầu hết người Việt Nam đều phải bay quá cảnh ở Thái Lan. Có khi phải vật vạ quá cảnh 8 tiếng hoặc ngủ lại một đêm, bay về Bắc Ấn, rồi thuê xe, bụi bặm dặm trường, đi tàu hoả trắng đêm, đi xe khách đông như kiến cỏ trong giá rét căm căm.

Bí ẩn xung quanh vụ mất cắp tượng Cô Bơ của chùa Chúc Lý

Tâm Am |

Chùa Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội bị mất một pho tượng Mẫu Cô Bơ vào năm 2013. 3 năm sau, các Phật tử của chùa phát hiện có một pho tượng giống hệt như vậy được thờ ở một phủ điện tại thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nhưng cũng phải mất chừng 3 năm từ lúc các Phật tử trình báo, cơ quan công an mới niêm phong được bức tượng để giám định điều tra.

Xã "bật đèn xanh" cho xây chùa không phép trên đất di tích quốc gia

QUANG ĐẠI |

Lãnh đạo UBND xã Thanh Yên (Thanh Chương, Nghệ An) đã tổ chức họp xóm, chuẩn bị cho việc xây dựng chùa không phép trên đất di tích quốc gia, tham dự lễ khởi công và chậm trễ trong việc đình chỉ xây dựng trái phép.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Người Việt đi du lịch Ấn Độ: Thuê “chuyên cơ” đi lễ Phật!

Hoàng Quân |

Cách đây vài năm, để hành hương sang Ấn Độ lễ Phật, hầu hết người Việt Nam đều phải bay quá cảnh ở Thái Lan. Có khi phải vật vạ quá cảnh 8 tiếng hoặc ngủ lại một đêm, bay về Bắc Ấn, rồi thuê xe, bụi bặm dặm trường, đi tàu hoả trắng đêm, đi xe khách đông như kiến cỏ trong giá rét căm căm.

Bí ẩn xung quanh vụ mất cắp tượng Cô Bơ của chùa Chúc Lý

Tâm Am |

Chùa Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội bị mất một pho tượng Mẫu Cô Bơ vào năm 2013. 3 năm sau, các Phật tử của chùa phát hiện có một pho tượng giống hệt như vậy được thờ ở một phủ điện tại thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nhưng cũng phải mất chừng 3 năm từ lúc các Phật tử trình báo, cơ quan công an mới niêm phong được bức tượng để giám định điều tra.

Xã "bật đèn xanh" cho xây chùa không phép trên đất di tích quốc gia

QUANG ĐẠI |

Lãnh đạo UBND xã Thanh Yên (Thanh Chương, Nghệ An) đã tổ chức họp xóm, chuẩn bị cho việc xây dựng chùa không phép trên đất di tích quốc gia, tham dự lễ khởi công và chậm trễ trong việc đình chỉ xây dựng trái phép.