Khám phá khu rừng sến lớn nhất Việt Nam

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Khu rừng sến Tam Quy (ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa) rộng hơn 500ha và là rừng sến lớn nhất của nước ta. Tại đây, nhiều cây sến có tuổi đời cả trăm năm tuổi, với đường kính rộng hàng chục cm.

Rừng sến mật lớn nhất

Rừng sến Tam Quy nằm trên địa bàn 3 xã Hà Tân, Hà Đông và Hà Lĩnh của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu đo đạc của cơ quan chức năng, toàn bộ khu bảo tồn này rộng gần 520 ha. Đây là khu rừng sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Rừng sến Tam Quy (ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Ảnh: Q.D
Rừng sến Tam Quy (ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Ảnh: H.D

Theo Trạm bảo vệ rừng sến Tam Quy, trước đây, khu rừng chỉ rộng khoảng 350 ha, nhưng đến nay, nhờ công tác bảo vệ và hạt sến phát tán nên khu rừng đã mở rộng lên gần 520 ha. Loại sến tại đây là sến mật (thân gỗ lớn) có tên khoa học là Madhuca pasquieri thuộc họ hồng xiêm (Sapotaceae). Hiện nay, loài sến này phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

Theo ông Trịnh Xuân Đắc (53 tuổi, nhân viên bảo vệ rừng sến Tam Quy) cho biết, cây sến mật lớn nhất trong khu rừng có tuổi đời ngót 100 năm, đường kính khoảng 70 cm. Ngoài ra, trong khu rừng còn có hàng chục vạn cây lớn nhỏ, với nhiều kích thước khác nhau.

 
Ước tính trong khu rừng có đến hàng chục vạn cây sến, với nhiều kích thước khác nhau. Ảnh: H.D

“Sến mật là giống cây quý trong sách đỏ Việt Nam, nên khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Hầu hết người dân ra vào rừng sến đều phải tuân thủ nghiêm các quy định như cấm chặt phá, đốt lửa... ” - ông Đắc thông tin.

Cũng theo ông Đắc, trước sự quý hiếm của loại cây này, trong khi khu rừng được phân bổ rộng khắp trên diện tích hàng trăm ha, nên lực lượng chức bảo vệ rừng ngoài việc thường xuyên có mặt tại các điểm có nguy cơ bị xâm hại, còn phải tuần tra bằng cách đi bộ khắp rừng, nhằm đảm bảo không để bất cứ cây sến hoặc cây gỗ quý nào bị chặt phá.

Bảo tồn loại sến quý

Ông Nguyễn Văn Chương - Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng sến Tam Quy cho biết, trong nhóm tứ thiệt (đinh, lim, sến, táu), sến mật đứng vị trí thứ 3. Gỗ sến vô cùng chắc, có nhiệt lượng cao và không có loại than nào sánh bằng. Còn quả sến mật ăn có vị ngọt như trái hồng xiêm, vào mùa quả nếu được lực lượng chức năng cho phép, người dân sống quanh rừng sến có thể vào nhặt lấy quả mang về ép dầu.

Hạt quả sến có thể ép dầu để dùng thay cho mỡ động vật. Ảnh: H.Đ
Hạt quả sến có thể ép dầu để dùng thay cho mỡ động vật. Ảnh: H.D

“Dầu hạt sến có thể thay cho mỡ động vật để xào, rán các món ăn và rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí, người dân đã dùng loại dầu này như một loại thuốc dân gian để trị bệnh ngoài da và chữa bỏng” - ông Chương chia sẻ.

Cũng theo ông Chương, hiện nay trong khu rừng, ngoài cây sến, còn phân bố nhiều loài cây khác như lim xanh, giẻ, chẹo, trâm, chẩu... Những năm trở lại đây, cây lim xanh phát triển khá mạnh, khiến rừng sến mật đang phải cạnh tranh tự nhiên với nhiều loài khác để sinh trưởng, phát triển.

Những năm trở lại đây, loài sến mật ở rừng Tam Quy đang phải cạnh tranh với nhiều loài khác để sinh trưởng, phát triển. Ảnh: H.D
Những năm trở lại đây, loài sến mật ở rừng Tam Quy đang phải cạnh tranh với nhiều loài khác để sinh trưởng, phát triển. Ảnh: H.D

“Do cây sến thường có chiều cao khoảng 9m, trong khi cây lim xanh có chiều cao trên 13m, do đó cây sến phải sinh trưởng và phát triển dưới tầng thấp, khả năng hấp thụ được ánh sáng yếu đi, trong khi loại này ưa sáng. Về lâu về dài, đây là một bất lợi để bảo tồn loài cây sến quý này” - ông Chương chia sẻ.

Trước sự quý hiếm của sến mật, ngoài việc bảo vệ, lực lượng chức năng còn đưa ra các giải pháp khác để bảo tồn cây sến sinh trưởng đồng bộ với những loài cây khác. Ảnh: H.D
Trước sự quý hiếm của sến mật, ngoài việc bảo vệ, lực lượng chức năng còn đưa ra các giải pháp để bảo tồn, giúp cây sến sinh trưởng đồng bộ với những loài cây khác trong khu rừng. Ảnh: H.D

Cũng theo ông Chương, trước thực trạng cây sến bị chèn ép và trở nên nên còi cọc, kém phát triển, Ban quản lý rừng sến Tam Quy đang triển khai nhiều giải pháp như tỉa thưa lim, phát quang tán cây, bụi rậm…nhằm vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa cho các loài cây trong khu rừng, vừa bảo tồn tốt loại sến quý hiếm của nước ta.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Phấn đấu trồng trên 5,5 triệu cây xanh và trên 200ha rừng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 7.2 (tức mùng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đồng loạt tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỉ cây xanh.

Quảng Bình: Mỗi năm trồng được thêm 8.000 - 9.000 ha rừng mới

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Sáng 7.2, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp đầu xuân năm mới.

Amazon và những khu rừng với niên đại hàng triệu năm

Anh Vũ |

Cùng với Amazon, các khu rừng khác trong danh sách đã tồn tại từ hàng chục tới hàng trăm triệu năm và vẫn tiếp tục xanh tươi đến tận ngày nay.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ninh Bình: Phấn đấu trồng trên 5,5 triệu cây xanh và trên 200ha rừng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 7.2 (tức mùng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đồng loạt tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỉ cây xanh.

Quảng Bình: Mỗi năm trồng được thêm 8.000 - 9.000 ha rừng mới

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Sáng 7.2, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp đầu xuân năm mới.

Amazon và những khu rừng với niên đại hàng triệu năm

Anh Vũ |

Cùng với Amazon, các khu rừng khác trong danh sách đã tồn tại từ hàng chục tới hàng trăm triệu năm và vẫn tiếp tục xanh tươi đến tận ngày nay.