Khai thác rừng rầm rộ ở Ghềnh Ráng: Yêu cầu Chủ tịch phường rút kinh nghiệm

Hoài Luân |

Bình Định - UBND TP Quy Nhơn vừa có yêu cầu Chủ tịch UBND phường Ghềnh Ráng rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện đúng quy trình về khai thác rừng trồng.

Sau khi Báo Lao Động phản ánh Rừng bạch đàn trong khu di tích Ghềnh Ráng bị khai thác "rầm rộ", UBND TP Quy Nhơn có báo cáo gửi UBND tỉnh Bình Định về kết quả kiểm tra nội dung báo chí nêu.

 
 Khu du lịch Ghềnh Ráng thuộc phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn.  

Theo đó, UBND TP Quy Nhơn yêu cầu Chủ tịch UBND phường Ghềnh Ráng rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ, PCCC rừng và thực hiện đúng quy trình về khai thác rừng trồng.

Bên cạnh đó, UBND TP Quy Nhơn đề xuất UBND tỉnh Bình Định xem xét, chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất rừng của hộ ông Lê Minh Tài để đưa diện tích được thu hồi này vào phạm vi bảo vệ II, tạo cảnh quan, thực hiện dự án khu di tích thắng cảnh Ghềnh Ráng (giai đoạn 2) nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch của tỉnh và thành phố (diện tích đất trồng rừng 7ha của hộ ông Lê Minh Tài hết thời hạn giao đất vào năm 2023).

 
Gốc cây bạch đàn có đường kính lớn bị cưa hạ.  

Đồng thời, chỉ đạo cơ quan thẩm quyền tiến hành cắm mốc ranh giới, phạm vi khu vực bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh Ghềnh Ráng để địa phương tổ chức tốt công tác phối hợp bảo vệ di tích và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đất đai, quản lý bảo vệ PCCC rừng tại địa phương.

Như Báo Lao Động đã phản ánh trước đó, những ngày cuối tháng 9.2022, sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân về tình trạng một số đối tượng tự ý khai thác cây rừng trong Khu di tích danh lam thắng cảnh Ghềnh Ráng, phóng viên đã có mặt tại hiện trường để tìm hiểu rõ vụ việc.

Tại Khu di tích danh lam thắng cảnh Ghềnh Ráng, thuộc phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, đập vào mắt chúng tôi là khung cảnh hàng trăm gốc cây bạch đàn lớn, nhỏ đã bị đốn, hạ sát gốc, trong đó nhiều gốc cây có đường kính từ 20-40cm.

 
 Cây bạch đàn khai thác được chất thành đống đợi đưa ra ngoài tiêu thụ.

Trong Khu di tích này có một con đường tiếp giáp mặt biển, nối liền từ Khu du lịch Ghềnh Ráng với Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa. Tuy nhiên, con đường này nhiều năm nay đã bị chặn không cho du khách và người dân địa phương qua lại. Đây cũng chính là con đường duy nhất để các đối tượng vận chuyển cây rừng ra ngoài để tiêu thụ.

Khu di tích danh lam thắng cảnh Ghềnh Ráng thuộc phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn) đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 2009/QĐ ngày 15.11.1991.

Cây rừng được tập kết trong khu Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương Quy Hòa.
Cây rừng được tập kết trong khu Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương Quy Hòa.

Tại các vị trí dọc tuyến đường tiếp giáp mặt biển trong Khu du lịch Ghềnh Ráng, ông Lê Minh Tài (SN 1960, trú tại phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) đã tổ chức khai thác bạch đàn với diện tích khai thác ước chừng khoảng 2ha. Năm 1990, ông Tài khai hoang, năm 1993 xin giao đất để trồng rừng theo dự án PAM-4304.

Năm 2004, Khu di tích danh lam thắng cảnh Ghềnh Ràng được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận cho Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn thuê đất để thực hiện đầu tư xây dựng Khu du lịch đồi Ghềnh Ráng (giai đoạn 1).

Năm 2006, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Bình Định, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Định đã tiến hành kiểm kê về đất đai, vật kiến trúc, cây cối hoa màu để tính giá trị bồi thường thiệt hại do thu hồi đất giải phóng mặt bằng để giao Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn đầu tư xây dựng Khu du lịch Ghềnh Ráng (giai đoạn 2).

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Rừng bạch đàn trong khu di tích Ghềnh Ráng bị khai thác "rầm rộ"

Hoài Luân |

Bình Định - Sau khi nhận được thông tin phản ánh về tình trạng khai thác cây rừng trong Khu di tích danh lam thắng cảnh Ghềnh Ráng, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định đã tiến hành kiểm tra và yêu cầu dừng việc chặt phá cây rừng, trồng lại rừng, trả lại cảnh quan môi trường di tích.

Vụ “san phẳng” di tích để trồng mía ở Phú Yên: Tổ liên ngành chủ quan?

Hoài Luân |

Phú Yên - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc hộ dân “Đào bới, san phẳng” Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê để trồng mía. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sơn Hòa cho biết sẽ thực hiện cắm mốc và không cho người dân tiếp tục trồng mía tại khu vực kể trên, còn việc xử lý hộ dân thì chưa thể.

Phú Yên: Di tích lịch sử "chìm" trong vườn mía

Hoài Luân |

Phú Yên - Năm 2011, Trại an trí Trà Kê được UBND tỉnh Phú Yên có Quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, nhưng nhiều năm nay, nơi này lại bị vây phủ bởi một... vườn mía.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.  

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Rừng bạch đàn trong khu di tích Ghềnh Ráng bị khai thác "rầm rộ"

Hoài Luân |

Bình Định - Sau khi nhận được thông tin phản ánh về tình trạng khai thác cây rừng trong Khu di tích danh lam thắng cảnh Ghềnh Ráng, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định đã tiến hành kiểm tra và yêu cầu dừng việc chặt phá cây rừng, trồng lại rừng, trả lại cảnh quan môi trường di tích.

Vụ “san phẳng” di tích để trồng mía ở Phú Yên: Tổ liên ngành chủ quan?

Hoài Luân |

Phú Yên - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc hộ dân “Đào bới, san phẳng” Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê để trồng mía. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sơn Hòa cho biết sẽ thực hiện cắm mốc và không cho người dân tiếp tục trồng mía tại khu vực kể trên, còn việc xử lý hộ dân thì chưa thể.

Phú Yên: Di tích lịch sử "chìm" trong vườn mía

Hoài Luân |

Phú Yên - Năm 2011, Trại an trí Trà Kê được UBND tỉnh Phú Yên có Quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, nhưng nhiều năm nay, nơi này lại bị vây phủ bởi một... vườn mía.