Karaoke hoạt động chui, trường xây xong bỏ không vì vướng quy định phòng cháy chữa cháy

Hoàng Bin |

Trường học tiền tỉ ở huyện nghèo miền núi Quảng Nam xây xong nhưng không được sử dụng vì vướng quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC) mới. Trong khi đó, nhiều cơ sở kinh doanh Karaoke bị đình chỉ để khắc phục PCCC lại đang lén lút hoạt động.

Trường mới xây “treo” vô thời hạn

Sau nhiều năm dạy, học ở cơ sở cũ xuống cấp, không đảm bảo, đầu năm 2023, thầy và trò trường THCS Trà Don (huyện Nam Trà My) vui mừng, phấn khởi khi ngôi trường mới gồm 13 phòng học, phòng chức năng khang trang, có kinh phí xây dựng 8 tỉ đồng được hoàn thành.

Trường mới xây tiền tỉ nhưng “treo” vô thời hạn vì vướng quy định PCCC ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Ảnh Nguyên Bá
Trường mới xây tiền tỉ nhưng “treo” vô thời hạn vì vướng quy định PCCC ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Ảnh Nguyên Bá

Tuy nhiên, niềm háo hức đó nhanh chóng trở nên hụt hẫng, thất vọng khi trường không được đưa vào sử dụng vì không đáp ứng được tiêu chuẩn PCCC mới do Bộ Xây dựng mới ban hành.

Thầy giáo Nguyễn Nguyên Bá - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong suốt thời gian trường mới xây dựng (từ cuối năm 2021), do thiếu phòng học, nhà trường cố gắng sắp xếp, nhường phòng làm việc, phòng họp, phòng chức năng… để ưu tiên bố trí cho học sinh học. Tuy nhiên, phòng nhỏ nên nhà trường “mượn” thêm 1 phòng học mới xây để sử dụng. Dự kiến năm học mới, nhà trường có 7 lớp với 223 học sinh.

Phòng hội trường dùng để sinh hoạt chuyên môn, được nhường lại cho lớp có đông số học sinh học tập. Ảnh Nguyên Bá.
Phòng hội trường dùng để sinh hoạt chuyên môn, được nhường lại cho lớp có đông học sinh. Ảnh Nguyên Bá

Thầy Bá tâm sự: “Nhiều em học sinh miền núi háo hức hỏi "thầy ơi, khi nào em được học trường mới", các thầy cô cũng không biết trả lời thế nào. Mong mỏi của nhà trường, phụ huynh, học sinh là khi bước vào năm học 2023 – 2024, các em sẽ được học trong ngôi trường mới, chứ không thể để chậm trễ được nữa”.

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Lê Trung Thực - Chủ tịch UBND xã Trà Don, huyện Nam Trà My nói: Theo thông tin từ chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án - Quỹ đất - Đô thị huyện Nam Trà My, trường chưa đảm bảo các quy định PCCC nên chưa đưa vào sử dụng được.

“Quan điểm của địa phương là nhu cầu học tập của học sinh rất cấp thiết. Sắp tới năm học mới, vào mùa mưa lũ, sạt lở cũng rất nguy hiểm, đáng ngại. Trường xây xong chưa đưa vào sử dụng thì rất lãng phí”.

13 phòng học, phòng chức năng xây mới đã hơn 6 tháng nhưng đóng cửa im ỉm, khiến chính quyền địa phương, nhà trường, phụ huynh, học sinh rất sốt ruột. Ảnh Nguyên Bá.
13 phòng học, phòng chức năng xây mới đã hơn 6 tháng nhưng đóng cửa im ỉm, khiến chính quyền địa phương, nhà trường, phụ huynh, học sinh rất sốt ruột. Ảnh Nguyên Bá.

“Tôi muốn kiến nghị cấp có thẩm quyền, quy định PCCC thì phải chấp hành nhưng mình nên linh hoạt, có thể bổ sung giải pháp PCCC tạm thời, ngắn hạn để trường đưa vào sử dụng, học sinh yên tâm học tập. Và tiếp tục hướng dẫn bổ sung hoàn thiện theo quy định. Nếu chờ khắc phục hết một lần thì cũng khó”, lãnh đạo xã Trà Don chia sẻ.

Loạt quán Karaoke vẫn lén lút hoạt động dù bị đình chỉ

Nếu ở miền núi đang loay hoay tháo gỡ vướng mắc quy định PCCC để đưa trường học mới vào sử dụng thì tại trung tâm TP Tam Kỳ, Quảng Nam, hàng loạt quán Karaoke bị đình chỉ, vì chưa đảm bảo quy định PCCC vẫn lén lút hoạt động suốt ngày đêm.

Công an TP. Tam Kỳ cho biết, trên địa bàn có 21 quán Karaoke. Trong đó, Phòng Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Nam quản lí 4 quán, Công an TP Tam Kỳ quản lí 12 quán, còn lại 5 quán thuộc thẩm quyền cấp xã.

Hiện chỉ có 2 quán Karaoke là Kingdom và Ruby còn giấy phép, các quán còn lại không đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy nên phải tạm dừng.

Quán Karaoke trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ vẫn hoạt động đến tận khuya dù nằm trong danh sách bị đình chỉ hoạt động để bổ sung PCCC. Ảnh Hoàng Bin
Quán Karaoke trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ vẫn hoạt động đến tận khuya dù nằm trong danh sách bị đình chỉ hoạt động để bổ sung PCCC. Ảnh Hoàng Bin

Ghi nhận của Báo Lao Động vào tối ngày 4.7, nhiều quán karaoke trong danh sách đình chỉ hoạt động, trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Tân Thạnh, đường Lý Thường Kiệt, phường An Mỹ, TP Tam Kỳ, Quảng Nam... tấp nập khách ra vào, hoạt đến tận khuya.

Đại diện một quán karaoke thừa nhận vẫn đang trong quá trình bổ sung hạng mục PCCC theo quy định mới và cho rằng có nhiều quán trong tình trạng tương tự (bị đình chỉ) mà vẫn hoạt động chứ không riêng ở TP Tam Kỳ hoạt động lén.

Thành viên đoàn kiểm tra PCCC tại TP Tam Kỳ cho biết, nhiều quán đang tạm dừng để khắc phục lại chất liệu chống cháy theo quy định mới. Tuy nhiên, những chủ quán karaoke bị đình chỉ đang gặp khó, than phiền vì quy định PCCC mới rất chặt chẽ, tiêu chuẩn cao nhưng hiện thiếu các hướng dẫn chi tiết như vật liệu chữa cháy mới là gì, cần mua ở đâu… khiến họ lúng túng, dù rất muốn khắc phục.

Nhiều quán Karaoke đang gặp khó vì quy định PCCC mới chặt chẽ nhưng chưa có hướng dẫn chi tiết. Ảnh Hoàng Bin
Nhiều quán Karaoke đang gặp khó vì quy định PCCC mới chặt chẽ nhưng chưa có hướng dẫn chi tiết. Ảnh Hoàng Bin

Ông Trần Trung Hậu - Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho hay thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và tỉnh Quảng Nam, chính quyền TP Tam Kỳ tích cực rà soát lại việc đảm bảo điều kiện PCCC của các cơ sở kinh doanh karaoke.

Đối với các quán karaoke hoạt động lén lút trong thời gian yêu cầu ngừng, địa phương sẽ theo dõi và xử lý nghiêm.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

3 con nhỏ theo cha mẹ đi cào hến bị đuối nước ở Quảng Nam

Hoàng Bin |

Gia cảnh khó khăn, hai vợ chồng nghèo ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam rủ nhau đi đãi hến kiếm sống, dắt theo cả ba con nhỏ (từ lớp 1 đến lớp 5). Không may, cả 3 cháu đều bị đuối nước thương tâm.

38.000 cơ sở phải dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Bộ Công an đã rà soát 1,18 triệu công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có 38.000 công trình đưa vào hoạt động nhưng không đáp ứng quy chuẩn phòng cháy chữa cháy.

Doanh nghiệp tại Quảng Nam nợ hơn 100 tỉ đồng kinh phí Công đoàn

Hoàng Bin |

Tính đến cuối năm 2022, các đơn vị, doanh nghiệp tại Quảng Nam đã nợ hơn 100 tỉ đồng kinh phí Công đoàn (KPCĐ), làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động.

Đi tìm lý do khiến cán bộ dân số lạc lõng trong chính "ngôi nhà y tế" của mình

Thùy Linh- Minh Ánh |

Để xác tín cho mấy chữ “nhiệm vụ như nhau” của các cán bộ dân số và cán bộ y tế, chúng tôi đã tìm gặp các Trạm trưởng trạm Y tế - những người trực tiếp phân công nhiệm vụ cho các cán bộ tại trạm.

Gia cố tạm bợ, bờ bao lại bị "ngoạm" ngay tại vị trí đang khắc phục sạt lở

HOÀNG LỘC |

Vĩnh Long - Trong lúc địa phương đang tiến hành gia cố tạm vụ sạt lở bờ bao xảy ra vào ngày 21.6 thì tại vị trí này lại tiếp tục sạt lở nghiêm trọng.

Cầu Vĩnh Tuy được trải thảm nhựa, hoàn thiện để thông xe

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau 2 năm thi công, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang trải nhựa, hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để thông xe trước ngày 2.9.2023.

Nắng nóng 39 độ C, công nhân chỉ dám bật điều hòa 15 phút để giải nhiệt

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Hà Nội - Bên trong các nhà trọ chật chội cạnh khu công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh), hàng nghìn công nhân đang phải vật lộn chống chọi với nắng nóng.

Mất việc, công nhân về nướng bán loại cá “xấu xí” thu tiền triệu mỗi ngày

HOÀNG LỘC |

Mỗi ngày tiêu thụ từ 50 - 70kg cá, thu về gần 3 triệu đồng, giúp thanh niên có thu nhập sau thời gian nghỉ việc do công ty chấm dứt hợp đồng lao động.

3 con nhỏ theo cha mẹ đi cào hến bị đuối nước ở Quảng Nam

Hoàng Bin |

Gia cảnh khó khăn, hai vợ chồng nghèo ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam rủ nhau đi đãi hến kiếm sống, dắt theo cả ba con nhỏ (từ lớp 1 đến lớp 5). Không may, cả 3 cháu đều bị đuối nước thương tâm.

38.000 cơ sở phải dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Bộ Công an đã rà soát 1,18 triệu công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có 38.000 công trình đưa vào hoạt động nhưng không đáp ứng quy chuẩn phòng cháy chữa cháy.

Doanh nghiệp tại Quảng Nam nợ hơn 100 tỉ đồng kinh phí Công đoàn

Hoàng Bin |

Tính đến cuối năm 2022, các đơn vị, doanh nghiệp tại Quảng Nam đã nợ hơn 100 tỉ đồng kinh phí Công đoàn (KPCĐ), làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động.