Im lặng, giận vô cớ khiến vợ hoặc chồng tổn thương cũng là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Theo đại biểu Quốc hội, có những hành vi mà chúng ta không nghĩ đó là hành vi bạo lực gia đình, nhưng lại gây khủng hoảng về tâm lý, tinh thần... thì cũng là biểu hiện của bạo lực gia đình.

Im lặng, "giận cá chém thớt" là hành vi bạo lực gia đình

Chiều 31.5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Trao đổi với PV Báo Lao Động bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) cho biết, những hành vi bạo lực gia đình có biểu hiện cụ thể, rất dễ nhận biết, nhưng có những hành vi mà chúng ta không nghĩ đó là hành vi bạo lực gia đình, nhưng lại gây khủng hoảng về tâm lý, tinh thần... thì cũng là biểu hiện của bạo lực.

Ví dụ chồng đi làm về nhà nhưng im lặng suốt, không nói gì cả, hoặc suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp, chu đáo, "giận cá chém thớt", giận dỗi vô cớ... thì cũng là hành vi bạo lực gia đình, làm cho đối tượng bị tác động khủng hoảng về mặt tâm lý.

"Hành vi này diễn ra khá phổ biến nhưng rất khó nhận biết, nhất là văn hoá người Việt không muốn vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng thì hổ thiếp... Chính vì vậy, để Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả thì giải pháp đó là sự chia sẻ, tư vấn để giải toả tâm lý", bà Dung nói.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An). Ảnh: Quochoi
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An). Ảnh: Quochoi

Theo bà Phan Thị Mỹ Dung, những người bị khủng hoảng về mặt tâm lý, tinh thần trong gia đình cần phải chia sẻ được với Hội Phụ nữ, bác sĩ tư vấn, người già thì có Hội Người cao tuổi... "Chính nạn nhân phải tự chia sẻ, làm sao để cho những đối tượng đó mạnh dạn nói tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình với những người xung quanh", bà Dung nói.

Bổ sung thêm cụm từ “đe dọa” vào khái niệm bạo lực gia đình

Đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang) cho biết, thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã xác định có 4 nhóm hình thức bạo hành gia đình gồm: Bạo lực thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục. Việc nhận diện được những hình thức bạo hành là rất quan trọng giúp triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình. 

Tuy nhiên thực tế chủ yếu mới khảo sát, đo lường được bạo lực thể chất, còn bạo lực tinh thần rất khó phát hiện nhưng lại mang nhiều hậu quả khó lường; Và bạo lực tình dục được hiểu thế nào? Có cần bằng chứng trong điều tra bạo lực tình dục hay dựa trên báo cáo của nạn nhân, nhân chứng? 

Theo đại biểu Vương Thị Hương, cần phải có thang đo đặc thù, cách khảo sát đặc thù của các cơ quan về giới để nhận diện đúng các hình thức bạo hành gia đình, bởi nhiều người bị bạo lực gia đình không biết mình bị bạo lực, dẫn tới việc không thể hoặc gây khó khăn trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.

Tại Khoản 2, Điều 4 dự thảo Luật Quy định hành vi bạo lực gia đình được áp dụng đối với các đối tượng: Người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, người đã từng có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng. 

Theo đại biểu Vương Thị Hương, quy định như vậy là rất phù hợp, dự thảo Luật đã điều chỉnh mở rộng đối tượng gây bạo lực gia đình. Bởi trên thực tế có nhiều trường hợp không phải là vợ chồng khi cùng chung sống dưới một mái nhà, việc bạo hành con riêng xảy ra thời gian gần đây rất thương tâm, thậm chí đã có trường hợp trẻ bị bạo hành dẫn tới tử vong, gây bức xúc dư luận.

Nếu không quy định hành vi bạo lực gia đình áp dụng với người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, người đã từng có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng, chắc chắn sẽ bỏ lọt đối tượng gây bạo lực gia đình.

Thuật ngữ “bạo lực đối với phụ nữ” thừa nhận yếu tố “đe dọa” cũng có khả năng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như làm tổn hại về tinh thần của nạn nhân. Đại biểu Hương đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm cụm từ “đe dọa” vào khái niệm bạo lực gia đình và bạo lực gia đình trên cơ sở giới.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Những vụ bạo lực, quấy rối tình dục biến thang máy chung cư thành nỗi ám ảnh

DIỆU HUYỀN |

Vụ việc người đàn ông xô xát với phụ nữ trong thang máy chung cư mới đây đã khiến nhiều người lo sợ về tình trạng phụ nữ bị quấy rối, bạo hành tại các điểm dân cư công cộng.

Thanh Hóa: Kêu gọi chung tay bảo vệ, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có gần 1 triệu trẻ em, chiếm hơn 1/4 dân số toàn tỉnh. Để chung tay bảo vệ trẻ, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ phát động "Tháng hành động vì trẻ em năm 2022".

Giáo dục 24/7: Thông tin mới vụ bạo lực học đường tại trường quốc tế

nhóm pv |

Giáo dục 24/7: Gần 98.000 học sinh Hà Nội thi tốt nghiệp THPT 2022...TPHCM chỉ đạo khẩn vụ bạo lực học đường tại trường quốc tế; Top 10 trường công lập Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất...

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Những vụ bạo lực, quấy rối tình dục biến thang máy chung cư thành nỗi ám ảnh

DIỆU HUYỀN |

Vụ việc người đàn ông xô xát với phụ nữ trong thang máy chung cư mới đây đã khiến nhiều người lo sợ về tình trạng phụ nữ bị quấy rối, bạo hành tại các điểm dân cư công cộng.

Thanh Hóa: Kêu gọi chung tay bảo vệ, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có gần 1 triệu trẻ em, chiếm hơn 1/4 dân số toàn tỉnh. Để chung tay bảo vệ trẻ, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ phát động "Tháng hành động vì trẻ em năm 2022".

Giáo dục 24/7: Thông tin mới vụ bạo lực học đường tại trường quốc tế

nhóm pv |

Giáo dục 24/7: Gần 98.000 học sinh Hà Nội thi tốt nghiệp THPT 2022...TPHCM chỉ đạo khẩn vụ bạo lực học đường tại trường quốc tế; Top 10 trường công lập Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất...