Hưng Yên: Dòng “sông chết” bốc mùi hôi thối ở giữa làng

LƯƠNG HẠNH |

Vài năm gần đây, người dân thôn Nho Lâm, xã Ngọc Lâm, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên có khi phải đeo khẩu trang kể cả khi đi ngủ chỉ vì dòng "sông chết” chảy qua. Việc này ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

Dòng sông đã từng xanh tươi...

Sáng ngày 19.3, vừa đến đầu làng Nho Lâm, một mùi hôi thối, tanh tưởi xộc thẳng vào mũi chúng tôi. Vậy mà, những người dân sinh sống trong làng đã phải “oằn mình” chịu đựng suốt vài năm qua.

Bà Lê Thị Cậy (1956) - người dân thôn Nho Lâm chia sẻ: “Tôi chuyển về thôn năm 2006. Hồi đó gió mát, mùa hè chỉ cần mở cửa là không phải bật quạt. Bây giờ nước sông đen ngòm, hôi thối đến mức không chịu nổi. Lúc nào tôi cũng phải đóng kín cửa. Mà kể cả đóng kín thì cũng không tài nào hết mùi hôi thối”.

Bà
Nguồn nước từ sông khi xả nước ra đồng ruộng toàn bọt trắng xóa, bốc mùi. Ảnh người dân chụp sáng ngày 14.3.

Được biết, dòng sông này có tên là sông Bắc Hưng Hải (được người dân nơi đây gọi là sông Sặt). Theo bà Cậy, trước kia, bà thường được nhận cá, tôm từ những người cùng làng đi đánh bắt về cho. Đánh cá cũng là một trong những nghề nuôi sống người dân làng Nho Lâm. Còn bây giờ, cá tôm chết hết, loại cá duy nhất còn tồn tại được là cá rô. Nếu có đánh bắt được loại cá này, dân làng cũng không ai dám ăn. Vì vậy, làng Nho Lâm mất nghề đánh cá.

Không thể tưởng tượng được, dòng nước đen xì, đặc quánh hóa chất này là nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
Dòng nước đen sì này là nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Ảnh: Người dân chụp sáng ngày 14.3.

Bà Cậy có một người con gái duy nhất đi lấy chồng xa. Trước kia, bà bảo con cho cháu về chơi với bà để gia đình quây quần bên nhau. Nhưng hiện tại, bà chỉ mong con cháu đừng về. Bởi lẽ, người lớn còn không chịu nổi mùi hôi thối, sức khỏe của con trẻ còn dễ ảnh hưởng hơn. Nhiều đêm đi ngủ, bà phải đeo cả khẩu trang trên giường.

Ông Nguyễn Văn Động (SN 1961) quá bức xúc vì dòng sông đã từng gắn bó một thời với tuổi thơ, giờ trở nên đen ngòm. "Dòng sông này gắn liền với tuổi thơ của tôi và lũ trẻ con trong làng năm ấy. Vài năm trở lại gần đây, các công ty đến Ngọc Lâm xây dựng nhà máy. Kể từ khi ấy, dòng sông không còn trong vắt, xanh tươi như trước kia nữa", ông Động nói.

Ông Động là một người dân trong làng Nho Lâm, tuổi thơ của ông Động gắn liền với con sông này.
Ông Động là một người dân trong làng Nho Lâm, tuổi thơ của ông gắn liền với con sông này.

Ông Động trước kia là công nhân, sau này về hưu ông làm công việc lái đò đưa người dân qua lại thôn Nho Lâm (xã Ngọc Lâm, tỉnh Hưng Yên) với xã Thúc Kháng (huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Đứng trên chiếc đò chòng chành của ông động, PV không thể thở nổi kể cả có đeo khẩu trang.

Dòng sông đen xì như nước cống bẩn, “chết” ngay giữa địa phận hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.
Dòng sông đen sì như nước cống bẩn, “chết” ngay giữa địa phận hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.

Người dân không biết “cầu cứu” ai

Đáng lý, sông Bắc Hưng Hải là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chủ yếu cho đồng ruộng của người dân trong làng. Thế nhưng, mỗi lần xả nước, bọt bẩn trắng xóa cao đến tận 1 mét, nước đen sì khiến nông dân làng Nho Lâm không dám xả ra đồng ruộng. Họ sợ rau màu chết vì bẩn trước khi chết vì hạn hán. Cách duy nhất người dân làng có thể làm là chờ đợi những cơn mưa.

Là một hộ dân thuần nông tại thôn - bà Lê Thị Hoa (SN 1956) đang lo lắng vì không biết sống sao khi ruộng nhà bà tan hoang cả. Đưa PV ra tận mẫu ruộng của nhà mình, bà Hoa bất lực chỉ biết “cầu cứu” ông trời cho mưa. Nếu tiếp tục chờ đợi từ nguồn nước của sông Bắc Hưng Hải, ruộng lúa của gia đình bà Hoa sẽ mất trắng.

Ruộng lúa của gia đình bà Hoa chết cạn, chỉ trông chờ vào những cơn mưa.
Ruộng lúa của gia đình bà Hoa vừa được chút thêm nước nhờ... trời mưa. (Ảnh chụp sáng ngày 19.3).

Cả thu nhập chỉ chờ vào mẫu ruộng, con cá, nhưng thứ duy nhất nuôi sống gia đình của nhiều hộ dân làng Nho Lâm đứng trên nguy cơ mất sạch.

Ông Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng thôn Nho Lâm cho biết: "Người dân chịu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày vì nước sông nhiễm bẩn. Bây giờ không bơm được nước, dân kêu. Phạm vi dòng sông bị ô nhiễm phải gần 10km chứ không chỉ riêng làng tôi. Nếu bảo do công ty nào hay nguyên do tại sao sông bẩn thì tôi cũng không biết".

Ông Tuyến rất mong các cơ quan vào cuộc, trả lại cuộc sống sinh hoạt bình thuonwfng cho người dân.
Ông Tuyến rất mong các cơ quan vào cuộc, trả lại cuộc sống sinh hoạt bình thuờng cho người dân.

Ông Tuyến rất mong các cơ quan chức năng, đặc biệt bộ phận môi trường và công an để xử lý vấn đề này. Ông tâm sự là người được nhân dân giao cho trách nhiệm làm trưởng thôn để đề xuất ý kiến qua các hội nghị và cuộc họp. Mỗi đợt tiếp xúc cử tri, nhân dân đều ý kiến để cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Ông Tuyến cũng đề nghị các cấp, các ngành phải vào cuộc để trả lại dòng sông xanh tươi và cuộc sống sinh hoạt bình thường cho người dân Nho Lâm.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch đất Sông Hồng: Khi bà bán trà đá kiêm luôn nghề... cò đất

Phương Duy - Châu Anh |

Thông tin Hà Nội khẩn trương hoàn thiện đồ án quy hoạch đất Sông Hồng khiến giá đất nhiều nơi nhảy vọt. Lượng người tìm kiếm đất nền tăng nhanh khiến nghề môi giới bất động sản nở rộ.

Phạm Xuân Mạnh tỏa sáng giúp Sông Lam Nghệ An có chiến thắng giải hạn

NGUYỄN ĐĂNG |

Tiền vệ Xuân Mạnh đã có đường kiến tạo tuyệt đẹp để Bruno Henrique ghi bàn duy nhất giúp Sông Lam Nghệ An có chiến thắng 1-0 trước Than Quảng Ninh chiều 18.3.

Bình Phước: Tìm kiếm người đàn ông nhảy cầu xuống sông Bé mất tích

ĐÌNH TRỌNG |

Lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Phước đang nỗ lực tìm kiếm một người đàn ông để lại thư "tuyệt mệnh" rồi nhảy từ trên cầu xuống sông mất tích.

Chợ tự phát "nhếch nhác" bắc qua sông Tô Lịch, ngang nhiên phớt lờ biển cấm

Lê Vương Quang |

Kéo dài trên nhiều đoạn của đường Giáp Nhất, đường Cầu Mới từ điểm giao đường Nguyễn Trãi tới cầu bắc ngang sông Tô Lịch, một khu chợ tự phát với nhiều hình ảnh nhếch nhác, ngổn ngang được hình thành bất chấp những biển thông báo "cấm họp chợ, cấm bán hàng rong".

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì xe “độ chế” trung chuyển du khách tại Kỳ Co

Hoài Luân |

Bình Định - Để trung chuyển du khách từ đỉnh đèo xuống đến bãi biển tại Dự án điểm du lịch Kỳ Co, chủ đầu tư dùng các xe "độ chế", không có dây an toàn khiến nhiều người ngồi trên xe cảm thấy lo lắng, bất an.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Quy hoạch đất Sông Hồng: Khi bà bán trà đá kiêm luôn nghề... cò đất

Phương Duy - Châu Anh |

Thông tin Hà Nội khẩn trương hoàn thiện đồ án quy hoạch đất Sông Hồng khiến giá đất nhiều nơi nhảy vọt. Lượng người tìm kiếm đất nền tăng nhanh khiến nghề môi giới bất động sản nở rộ.

Phạm Xuân Mạnh tỏa sáng giúp Sông Lam Nghệ An có chiến thắng giải hạn

NGUYỄN ĐĂNG |

Tiền vệ Xuân Mạnh đã có đường kiến tạo tuyệt đẹp để Bruno Henrique ghi bàn duy nhất giúp Sông Lam Nghệ An có chiến thắng 1-0 trước Than Quảng Ninh chiều 18.3.

Bình Phước: Tìm kiếm người đàn ông nhảy cầu xuống sông Bé mất tích

ĐÌNH TRỌNG |

Lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Phước đang nỗ lực tìm kiếm một người đàn ông để lại thư "tuyệt mệnh" rồi nhảy từ trên cầu xuống sông mất tích.

Chợ tự phát "nhếch nhác" bắc qua sông Tô Lịch, ngang nhiên phớt lờ biển cấm

Lê Vương Quang |

Kéo dài trên nhiều đoạn của đường Giáp Nhất, đường Cầu Mới từ điểm giao đường Nguyễn Trãi tới cầu bắc ngang sông Tô Lịch, một khu chợ tự phát với nhiều hình ảnh nhếch nhác, ngổn ngang được hình thành bất chấp những biển thông báo "cấm họp chợ, cấm bán hàng rong".