Hơn 200 hộ dân Hà Nội 5 năm mòn mỏi chờ nước sạch

THU GIANG |

5 năm qua, hơn 200 hộ dân sinh sống tại khu đất dịch vụ ở xã Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) dù đã xây nhà cửa kiên cố nhưng vẫn phải sống trong cảnh thiếu nước sạch trầm trọng.

Cuộc sống chật vật

Tìm hiểu của PV Lao Động, UBND xã Vân Canh đã làm thủ tục chia đất, cấp sổ đỏ khu đất dịch vụ 6,9ha từ cuối năm 2018. Nhiều hộ dân đã dọn về khu đất làm nhà sinh sống, nộp 810.000 đồng/m2 để xây dựng hạ tầng khu dân cư nhưng đến nay vẫn chưa có nước sạch.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Văn Chương (sinh sống tại khu đất dịch vụ 6,9ha, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) thông tin, hơn 200 hộ dân tại đây những năm qua phải tìm đủ mọi cách để duy trì cuộc sống. Do thiếu nguồn nước sạch trầm trọng, các hộ dân hằng tuần phải bỏ tiền mua từng xô, téc nước chung với giá 2 triệu đồng/téc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nấu ăn...

“Sau khi dành dụm, tiết kiệm được một khoản tiền, gia đình tôi đã xây được ngôi nhà cao tầng khang trang tại khu đất dịch vụ 6,9ha (xã Vân Canh) nhưng cũng không thể dọn về ở vì chưa có nước sạch. Đa số các hộ dân tại đây đều phải đi mua từng can nước sạch hoặc kéo đường ống nhựa xin từ nhà này sang nhà khác hoặc tận dụng nguồn nước giếng khoan, nước mưa để tắm giặt, sinh hoạt” - ông Chương nói.

Tương tự, anh Nguyễn Khắc Phi (sinh sống tại khu đất dịch vụ xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) chia sẻ, nhiều người dân sau khi xây nhà xong đã phải chuyển đi nơi khác thuê trọ, sinh sống vì chưa có nguồn nước sạch tập trung. Để có nguồn nước sử dụng tạm thời, gia đình anh Phi đã phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo chất lượng để tắm giặt, bỏ tiền mua 38.000 đồng/khối nước sạch để nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.

Đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp nước sạch trên địa bàn, tại văn bản số 80/BC-UBND cuối tháng 2.2024, UBND huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) cho biết, hiện huyện Hoài Đức đang có 46 dự án khu đất dịch vụ với diện tích khoảng 218ha được quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, triển khai đầu tư hệ thống hạ tầng cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, các khu đất dịch vụ này chưa có hệ thống nước sạch tập trung (do suất vốn đầu tư thực hiện dự án hạ tầng các khu đất dịch vụ không quá 810.000 đồng/m2), gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý, chưa thu xếp được nguồn vốn.

5 năm qua, hơn 200 hộ dân sinh sống tại khu đất dịch vụ ở xã Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) phải sống trong hoàn cảnh thiếu nước sạch. Ảnh: Thu Giang
5 năm qua, hơn 200 hộ dân sinh sống tại khu đất dịch vụ ở xã Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) phải sống trong hoàn cảnh thiếu nước sạch. Ảnh: Thu Giang

Hà Nội chưa đạt tỉ lệ bao phủ nước sạch

Báo cáo của Sở Xây dựng TP Hà Nội cho thấy, thành phố đã tiếp cận nguồn nước sạch tập trung cho thêm 15 xã, nâng tổng số xã được đầu tư hệ thống cấp nước tập trung lên 289/413 xã. Tuy nhiên, vẫn còn 124 xã, tương đương với 12 huyện chưa đạt tỉ lệ bao phủ hệ thống cấp nước sạch như: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn.

Đáng chú ý, theo Sở Xây dựng TP Hà Nội, công tác tổ chức triển khai đầu tư mạng lưới nước sạch nông thôn của một số đơn vị cấp nước hiện vẫn còn chậm trễ, mật độ cư dân phân bố rải rác, không tập trung dẫn đến chi phí đầu tư mạng lưới cấp nước lớn. Người dân đang sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau, khiến nhu cầu sử dụng nước sạch ít hơn so với các khu đô thị.

GS.TS Nguyễn Việt Anh - Trưởng Bộ môn Cấp thoát nước, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật môi trường (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) - nhận định, hiện nay, việc phát triển mạng lưới truyền dẫn, phân phối nước sinh hoạt tại TP Hà Nội còn thiếu sự cân đối, đồng bộ, người dân ở một số khu vực tại Hà Nội chưa thể tiếp cận nước sạch.

Chuyên gia cho rằng, dù có xây dựng các nhà máy nước công suất lớn nhưng không có mạng lưới phân phối thì nước sạch cũng không thể đến với người dân. Chính quyền các đô thị, các cơ quan quản lý cần tập trung đầu tư nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước đồng bộ...

Mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn
Ông Lê Văn Du - Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TP Hà Nội) - thông tin, để mở rộng mạng lưới cấp nước cho các xã còn lại, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đưa nước sạch tới 100% địa bàn nông thôn, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi 2 dự án và điều chỉnh 1 dự án. Sở sẽ tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, nhằm tăng tỉ lệ bao phủ hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Người dân Khu đô thị Thanh Hà có đơn vị cấp nước sạch mới

KHÁNH AN |

Theo thông báo của Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5, từ 25.3, cư dân Khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội) sẽ có đơn vị cung cấp nước sạch mới.

Báo cáo vụ việc nước sạch có màu đục, vị mặn sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về kết quả kiểm tra việc cấp nước không đảm bảo chất lượng, nước sạch sinh hoạt bị đục, có vị mặn, lợ xảy ra cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm trong tỉnh.

Ngán ngẩm vì nước sạch không sạch, hơn 20 hộ dân đề nghị mua nước nơi khác

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước tình trạng nước sạch sinh hoạt không đảm bảo chất lượng sử dụng, thường xuyên phải chịu cảnh thiếu nước, hơn 20 hộ dân ở xã Đông Trà (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) hiện đang sử dụng nước sạch của trạm cấp nước sạch Đông Trà đã phải làm đơn gửi đến UBND xã, huyện và Nhà máy nước sạch Đông Trung ở xã bên cạnh để xin đấu nối, mua nước.

Dự báo bão sau hơn 400 ngày nhiệt độ cao bất thường

Song Minh |

Các nhà dự báo bão cảnh báo về một mùa bão sẽ đến sớm sau chuỗi 400 ngày nhiệt độ cao kỷ lục.

Bản tin công đoàn: Ba loại tiền lương dự kiến tăng đồng loạt từ ngày 1.7

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất thêm quyền lợi với lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Công ty ở Đồng Nai thưởng hơn 7 triệu đồng cho công nhân mới; Công nhân sống trong các phòng trọ không đảm bảo chất lượng; Ba loại tiền lương nào dự kiến tăng đồng loạt từ ngày 1.7?

Cựu Vụ trưởng UBCKNN khai lý do sai phạm trong vụ FLC

Việt Dũng |

Việc FAROS của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được công nhận là công ty đại chúng rồi niêm yết, bán cổ phiếu, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ của nhà đầu tư, cựu Vụ trưởng Lê Công Điền đã khai lý do sai phạm.

Đám cháy rừng trên núi đá bùng cháy lại vào sáng sớm

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Vụ cháy rừng trên núi đá dù đã bị khống chế, dập tắt trong đêm nhưng đã bùng phát trở lại vào sáng nay.

TPHCM còn 169 điểm ô nhiễm tồn đọng rác thải

Huyền Trân |

TPHCM - 169 điểm ô nhiễm còn tồn đọng rác thải trên địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, trong đó có 140 điểm đã được dọn dẹp vệ sinh nhưng tái phát sinh rác thải, 15 điểm mới phát sinh và 14 điểm chưa dọn dẹp vệ sinh.

Người dân Khu đô thị Thanh Hà có đơn vị cấp nước sạch mới

KHÁNH AN |

Theo thông báo của Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5, từ 25.3, cư dân Khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội) sẽ có đơn vị cung cấp nước sạch mới.

Báo cáo vụ việc nước sạch có màu đục, vị mặn sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về kết quả kiểm tra việc cấp nước không đảm bảo chất lượng, nước sạch sinh hoạt bị đục, có vị mặn, lợ xảy ra cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm trong tỉnh.

Ngán ngẩm vì nước sạch không sạch, hơn 20 hộ dân đề nghị mua nước nơi khác

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước tình trạng nước sạch sinh hoạt không đảm bảo chất lượng sử dụng, thường xuyên phải chịu cảnh thiếu nước, hơn 20 hộ dân ở xã Đông Trà (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) hiện đang sử dụng nước sạch của trạm cấp nước sạch Đông Trà đã phải làm đơn gửi đến UBND xã, huyện và Nhà máy nước sạch Đông Trung ở xã bên cạnh để xin đấu nối, mua nước.