Hồi sinh sông Tô Lịch: Xử lý ô nhiễm trước khi nghĩ đến xây dựng công viên

Phạm Đông |

Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều ý kiến, giải pháp cải tạo dự án cải tạo sông Tô Lịch được đưa ra nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp nào thực sự khả thi và Tô Lịch vẫn là dòng sông ô nhiễm của Thủ đô. Ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch thành “công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh” sau khi công bố đã gây nhiều ý kiến trong dư luận, một số chuyên gia rất hoan nghênh ý tưởng nhưng cho rằng, việc thực hiện sẽ hơi... ”mơ hồ”.

Biến sông Tô Lịch thành công viên

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) đã công bố bản phối cảnh 3D mới nhất về đề xuất xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành "công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

Theo dự án, để có thể làm sống lại và làm hồi sinh sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần có giải pháp tổng thể như vấn đề thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải; xử lý triệt để nguồn gốc gây ra mùi hôi thối; xử lý bùn đáy, tầng nước đã bị ô nhiễm trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão...

Bên cạnh đó, dự án cũng hướng đến việc bảo tồn giá trị lịch sử văn hoá tâm linh, vấn đề phát triển du lịch. Hiện tại, sông Tô Lịch đang có 3 vấn đề tồn tại là ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch JVE Group cho biết, vừa qua đề xuất "Xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh" đã nhận được giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Việc này không chỉ là sự ghi nhận mà còn là động lực để biến ý tưởng thành thực tế, mang lại không gian văn hoá lịch sử cho người dân. Việc cải tạo, làm đẹp cho sông Tô Lịch là mong muốn của nhiều người dân Thủ đô, nâng tầm dòng sông di sản với lịch sử hơn 2.000 năm.

Dự kiến trước Tết Nguyên đán, đơn vị sẽ có báo cáo các cơ quan liên quan về đề xuất quy hoạch chi tiết Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch cùng toàn bộ tài liệu, báo cáo liên quan đề xuất như nguồn vốn viện trợ ưu đãi, các nội hàm chi tiết về các yếu tố lịch sử, văn hóa, tâm linh.

Lãnh đạo JVE Group cho biết, ý tưởng để lòng sông tự nhiên thì sẽ áp dụng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản. Từ đó xử lý tận gốc triệt để mùi hôi, phân hủy tầng bùn đáy, xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ, diệt các vi khuẩn có hại đã và đang tồn tại trong lòng sông Tô Lịch và duy trì môi trường trong sạch, không còn bốc mùi hôi thối đảm bảo cảnh quan công viên. Trong đó có kết hợp với dự án thu gom nước thải bằng hệ thống cống bao dọc sông Tô Lịch đưa về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và dự án cấp nước bổ cập cho sông mà thành phố Hà Nội đã và đang triển khai để tránh chồng chéo, lãng phí chi phí đầu tư.

Chuyên gia đề xuất giải pháp

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Văn Sỹ - Trưởng Khoa Hóa và Môi trường, Đại học Thủy Lợi - cho rằng, đã có nhiều phương án được đưa ra thử nghiệm và ứng dụng để làm sạch những dòng sông đang bị “bức tử” ở Hà Nội. Tuy nhiên, muốn giải quyết vấn đề này phải thực hiện đồng bộ từ những chính sách, hình thức quản lý và công nghệ kỹ thuật.

Ví dụ ta áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, đơn vị gây ô nhiễm phải đền bù chi phí cho việc xử lý hoặc sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh. Chúng ta chỉ xử được ở một mức độ nào đó để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và hạn chế ô nhiễm môi trường. Sau đó, sử dụng kỹ thuật, công nghệ để tiếp tục để làm sạch như xử lý, pha loãng chất gây độc hại trong môi trường nước hoặc tái sử dụng trong những công việc mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và môi trường. Bên cạnh đó, ông cũng rất kỳ vọng vào hệ thống cống ngầm gom chất thải ở sông Tô Lịch đang được tiến hành xây dựng có thể “giải cứu” được dòng sông này.

“Khi hệ thống cống ngầm được hoàn thành sẽ gom được toàn bộ nước thải xả về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, sau đó một phần nước thải đã qua xử lý sẽ được bổ cập lại cho dòng sông Tô Lịch. Kết hợp với nước sông Hồng đang được nghiên cứu để bổ cập vào sông Tô Lịch. Với biện pháp này tôi kỳ vọng việc sông Tô Lịch sẽ được làm sạch trong tương lai”, ông Sỹ phân tích.

Cũng theo vị chuyên gia, hơn 10 năm nay, rất nhiều đề xuất, thử nghiệm đã được triển khai nhằm tìm phương án "hồi sinh sông Tô Lịch". Tuy nhiên, đa số các phương án chỉ xử lý được hiệu quả trong một khu vực hoặc một khoảng thời gian nhất định. Bởi lẽ dù đã được Chính phủ chỉ đạo nhưng nguồn vốn để thực hiện dự án này vẫn là UBND TP.Hà Nội tự chủ động, trong khi đó, để thực hiện đồng bộ từ thu gom nước thải, nạo vét làm sạch lòng sông, tạo dòng chảy tương đối... cần nguồn vốn rất lớn. Do đó, để dự án có tính khả thi được hay không, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là nguồn vốn, về lâu dài không để đội vốn như các công trình thế kỷ mà chúng ta đã chứng kiến.

GS.TS khoa học Trần Hữu Uyển, nguyên Viện trưởng Viện Cấp thoát nước Việt Nam đánh giá, ý tưởng của JVE Group hay nhưng ông cảm thấy "mơ hồ" khi doanh nghiệp này muốn khôi phục sông Tô Lịch theo hướng du lịch tâm linh. Do đó, ông Uyển cho rằng, mục tiêu lớn nhất là xử lý ô nhiễm, cải tạo con sông Tô Lịch, rồi sau mới tính đến những việc khác. Cần có một hội đồng khoa học tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học bàn bạc kỹ, cho ý kiến về việc cải tạo này cũng như các giải pháp cụ thể để khôi phục dòng sông.

GS,TS Trần Đức Hạ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, cho hay, giải pháp trọng tâm thứ nhất mà hiện nay cần triển khai là thu gom và xử lý nước thải bảo đảm các quy chuẩn môi trường, sau khi xả vào sông coi đây là nguồn bổ cập nước cho sông để giảm lượng nước sạch cần thiết để bổ cập. Việc thu gom nước thải có thể đưa về nhà máy xử lý tập trung, ngoài ra cần là thu gom được các điểm xả phân tán. Hiện nay có khoảng 456 điểm xả phân tán trên toàn tuyến sông Tô Lịch, với ước tính khoảng 8.000 đến 12.000m3 nước thải, chiếm khoảng 8-10%, đây là lượng nước thải khó thu gom vào hệ thống.

Theo GS,TS Trần Đức Hạ, sông Tô Lịch có thể bổ cập bằng nước sông Hồng kết hợp nước thải sau xử lý bảo đảm yêu cầu xả vào sông. Đường nước này có ý nghĩa, thứ nhất là tạo dòng chảy nước sạch cho sông Tô Lịch, ngoài ra có thể bổ cập cho Hồ Tây, phục vụ nước tưới. Tiếp đó, khi đã thu gom nước thải được nước thải thì cần xử lý lượng bùn tồn đọng. Sau khi kè bờ xong thì tiến hành nạo vét bùn, cần có giải pháp xử lý bùn nhưng giữ lại hệ sinh thái, các mầm vi sinh của dòng sông.

Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14,6km cùng sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét tạo nên hệ thống thoát nước chính của thành phố Hà Nội. Về hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội, dự án đang triển khai thi công đồng thời trên cả 4 gói thầu xây lắp theo tiến độ. Đến ngày 17.9, đã hoàn thành nhịp kích ngầm đầu tiên tại vị trí giếng 7.0 (dài 572m). Việc hoàn thành nhịp kích đầu tiên này là cơ sở để nhà thầu triển khai đồng loạt 4 mũi kích tiếp theo trong năm 2021 cũng như đẩy nhanh tiến độ kích ngầm, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ. P.Đông

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Dân đội mưa bắt cá trên sông Tô Lịch

Thế Kỷ |

Ngày 13.10, đoạn sông Tô Lịch chảy qua phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng nhiên xuất hiện rất nhiều cá. Có người chỉ sau vài giờ đã bắt được hàng tạ cá trên sông…

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công hệ thống gom nước thải ở sông Tô Lịch

ĐỨC ANH |

Hệ thống cống gom nước thải dài 21km được kì vọng có thể "giải cứu" dòng sông Tô Lịch đang được nhà thầu Nhật Bản đẩy nhanh tiến độ. Dự án đã bước vào giai đoạn chôn ống và làm kè bê tông.

Theo chân lực lượng "dẹp" chợ tự phát phớt lờ biển cấm cạnh sông Tô Lịch

Vương Lê |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, lực lượng chức năng phường Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) đã tiến hành "dẹp" chợ tự phát với nhiều người bán hàng rong cạnh sông Tô Lịch, trả lại cảnh quan, lòng đường, vỉa hè đảm bảo giao thông đi lại.

Chợ tự phát "nhếch nhác" bắc qua sông Tô Lịch, ngang nhiên phớt lờ biển cấm

Lê Vương Quang |

Kéo dài trên nhiều đoạn của đường Giáp Nhất, đường Cầu Mới từ điểm giao đường Nguyễn Trãi tới cầu bắc ngang sông Tô Lịch, một khu chợ tự phát với nhiều hình ảnh nhếch nhác, ngổn ngang được hình thành bất chấp những biển thông báo "cấm họp chợ, cấm bán hàng rong".

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Dân đội mưa bắt cá trên sông Tô Lịch

Thế Kỷ |

Ngày 13.10, đoạn sông Tô Lịch chảy qua phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng nhiên xuất hiện rất nhiều cá. Có người chỉ sau vài giờ đã bắt được hàng tạ cá trên sông…

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công hệ thống gom nước thải ở sông Tô Lịch

ĐỨC ANH |

Hệ thống cống gom nước thải dài 21km được kì vọng có thể "giải cứu" dòng sông Tô Lịch đang được nhà thầu Nhật Bản đẩy nhanh tiến độ. Dự án đã bước vào giai đoạn chôn ống và làm kè bê tông.

Theo chân lực lượng "dẹp" chợ tự phát phớt lờ biển cấm cạnh sông Tô Lịch

Vương Lê |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, lực lượng chức năng phường Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) đã tiến hành "dẹp" chợ tự phát với nhiều người bán hàng rong cạnh sông Tô Lịch, trả lại cảnh quan, lòng đường, vỉa hè đảm bảo giao thông đi lại.

Chợ tự phát "nhếch nhác" bắc qua sông Tô Lịch, ngang nhiên phớt lờ biển cấm

Lê Vương Quang |

Kéo dài trên nhiều đoạn của đường Giáp Nhất, đường Cầu Mới từ điểm giao đường Nguyễn Trãi tới cầu bắc ngang sông Tô Lịch, một khu chợ tự phát với nhiều hình ảnh nhếch nhác, ngổn ngang được hình thành bất chấp những biển thông báo "cấm họp chợ, cấm bán hàng rong".