Học sinh Vĩnh Phúc sẽ được hỗ trợ theo Chương trình "Sóng và máy tính"

LƯƠNG HẠNH |

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình "Sóng và máy tính cho em" trên địa bàn tỉnh.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của Kế hoạch này nhằm vận động, kêu gọi, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan trong hệ thống chính trị, các tố chức xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện Chương trình với ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Cùng với việc hỗ trợ học sinh khó khăn về máy tính, chương trình còn tiến tới phủ sóng Internet những nơi chưa có sóng, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

 
Chương trình còn tiến tới phủ sóng Internet. Ảnh minh họa: Sở TTTT tỉnh Vĩnh Phúc.

Nội dung Kế hoạch, vận động hỗ trợ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cho học sinh trên địa bàn tỉnh đáp ứng điều kiện học trực tuyến. Phấn đấu 100% các em học sinh có thiết bị công nghệ, kết nối Internet đáp ứng điều kiện học trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức triển khai, phân bổ các nguồn tài trợ từ Trung ương, địa phương bảo đảm phù hợp, đúng đối tượng, không trùng lặp, không sót đối tượng, tránh khiếu kiện.

Đồng thời, triển khai hạ tầng, phát triển các nền tảng đáp ứng yêu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến phủ sóng 3G, 4G, lắp đặt cáp quang đến 100% các khu dân cư, thôn, xóm, bản trên địa bàn tỉnh để sẵn sàng kết nối Internet.

Tăng dung lượng các gói kết nối Internet phục vụ việc dạy, học trực tuyến; xây dựng cơ chế, chính sách miễn, giảm giá tiền lắp đặt, hỗ trợ cước kết nối Internet cho các hộ gia đình có con em là học sinh. Cập nhật, công bố các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam được miễn phí kết nối Internet.

 
Học sinh khó khăn sẽ được hỗ trợ về máy tính. Ảnh minh họa: Sở TTTT tỉnh Vĩnh Phúc.

Về hình thức ủng hộ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân ủng hộ bằng các hình thức: Ủng hộ bằng tiền; ủng hộ bằng thiết bị (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh); ủng hộ bằng cơ chế, chính sách của các doanh nghiệp viễn thông; ngân sách Nhà nước, các Quỹ ủng hộ Chương trình theo quy định của pháp luật liên quan.

Đối tượng hỗ trợ là học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh mà gia đình chưa bảo đảm được các điều kiện học trực tuyến. Hỗ trợ 1 lần/1 học sinh thuộc đối tượng được hỗ trợ. Thời gian triển khai Chương trình từ ngày 21.9.2021 đến hết ngày 26.9.2021.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị đầu mối tiếp nhận, phân bổ nguồn lực từ Chương trình đến các đối tượng được hỗ trợ. Mở tài khoản để tiếp nhận tiền mặt do các cơ quan, đơn vị cá nhân hỗ trợ Chương trình. 

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, thống kê, cung cấp danh sách học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh chưa bảo đảm các điều kiện dạy, học trực tuyến (học sinh chưa có thiết bị công nghệ, gia đình chưa có đường truyền Internet) xong trước ngày 22.9.2021.

Phát động, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo tham gia ủng hộ Chương trình. Tổng hợp, đề xuất phân bổ các nguồn tài trợ từ cấp Trung ương theo ngành dọc bảo đảm phù hợp, đúng đối tượng.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

LĐLĐ Hà Nội trao hỗ trợ “Sóng và máy tính cho em” cho con người lao động

Kiều Vũ |

Chiều 20.9, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã đi thăm, tặng quà, trao hỗ trợ học bổng cho 07 con công nhân lao động vượt khó học giỏi tại các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đó, có trao hỗ trợ hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Cần những "chân kiềng" vững chãi

Mạnh Đức |

Dịch COVID-19 hoành hành khiến tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng, trong đó giáo dục là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ và sự chung tay, góp sức của cộng đồng, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin, sau một vài lúng túng, ngành giáo dục đã kịp thời thích ứng và triển khai mô hình dạy và học trực tuyến khá bài bản. Thế nhưng, hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh trên cả nước đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận mô hình giáo dục mới này do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không có thiết bị cũng như đường truyền internet để kết nối.

“Sóng và máy tính cho em”: Ước mơ không còn xa xỉ với học sinh khó khăn

Phạm Đông |

"Máy tính cho em", "Sóng và máy tính cho em" là những cụm từ bắt đầu trở nên quen thuộc trong tháng đầu bước vào năm học mới. Việc kêu gọi toàn xã hội chung tay sẽ góp phần hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

LĐLĐ Hà Nội trao hỗ trợ “Sóng và máy tính cho em” cho con người lao động

Kiều Vũ |

Chiều 20.9, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã đi thăm, tặng quà, trao hỗ trợ học bổng cho 07 con công nhân lao động vượt khó học giỏi tại các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đó, có trao hỗ trợ hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Cần những "chân kiềng" vững chãi

Mạnh Đức |

Dịch COVID-19 hoành hành khiến tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng, trong đó giáo dục là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ và sự chung tay, góp sức của cộng đồng, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin, sau một vài lúng túng, ngành giáo dục đã kịp thời thích ứng và triển khai mô hình dạy và học trực tuyến khá bài bản. Thế nhưng, hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh trên cả nước đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận mô hình giáo dục mới này do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không có thiết bị cũng như đường truyền internet để kết nối.

“Sóng và máy tính cho em”: Ước mơ không còn xa xỉ với học sinh khó khăn

Phạm Đông |

"Máy tính cho em", "Sóng và máy tính cho em" là những cụm từ bắt đầu trở nên quen thuộc trong tháng đầu bước vào năm học mới. Việc kêu gọi toàn xã hội chung tay sẽ góp phần hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến.