Học sinh ở các nước có "mất ăn, mất ngủ" vì học thêm?

Dung Hà |

Bệnh thành tích, áp lực học tập, thi cử, điểm số đã đẩy học sinh Việt Nam vào một cuộc đua "học thêm" để "nâng cao thành tích". Học sinh nước ngoài có phải học thêm?

Phạm Thị Hà (du học sinh tại Nhật Bản) cho biết, thực ra, Nhật Bản cũng tổ chức học thêm, dạy thêm nhưng hầu hết học sinh dành phần lớn quỹ thời gian cho việc học tập tại trường. Dạy thêm và học thêm ở đất nước mặt trời mọc chủ yếu được tổ chức theo hai mô hình. Một là các trung tâm luyện thi, hai là các câu lạc bộ năng khiếu.

Có một điều đặc biệt là, lực lượng giáo viên giáo dục chính quy sẽ không được phép dạy thêm, nếu họ bị phát hiện dạy thêm ngoài hoạt động chính quy thì sẽ bị sa thải, thậm chí là hiệu trưởng của trường có giáo viên vi phạm sẽ phải từ chức. Còn lại, các trung tâm luyện thi, các câu lạc bộ năng khiếu nằm ngoài hệ thống giáo dục được phép hoạt động với một đội ngũ giáo viên độc lập, nhưng phải đăng ký và đóng thuế thu nhập.

Việc học thêm hay không là do học sinh tự nguyện chứ không hề có chuyện ép buộc, thường là những học sinh ham học sẽ đến các trung tâm luyện thi để ôn luyện thêm vì việc học trên lớp chỉ giải quyết được những vấn đề cơ bản.

Còn ở Đức, việc học thêm, dạy thêm hoàn toàn bị cấm. Anh Trần Trung Hiếu (25 tuổi) đang sống và làm việc tại Đức cho biết, trẻ em ở đây được học tập theo ý muốn của chúng, hầu như không có bất kỳ áp lực nào từ phía gia đình. Ngay cả ở trường học, học sinh được phát triển một cách toàn diện, không chỉ suốt ngày “cắm đầu” vào học mà chúng được vui chơi nhiều để phát triển thể chất và kỹ năng mềm. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể và các câu lạc bộ để học sinh tham gia.

Cũng theo anh Hiếu, năng lực của học sinh tại đây được phân loại từ rất sớm. Khi kết thúc lớp 5, các em học sinh sẽ được trải qua một bài thi quốc gia. Những học sinh có năng lực học tập sẽ tiếp tục vào những trường học mà chúng yêu thích và phù hợp với khả năng của mình, còn đối với những học sinh yếu hơn sẽ đi theo một đường khác. Chúng có thể được định hướng để học nghề.

“Vì đi học nghề có khi còn thành công hơn là qua đường đại học nên phụ huynh không tạo áp lực cho con cái”, anh Hiếu cho biết.  

Anh Phan Văn Quảng (30 tuổi) đang sống và làm việc ở Đài Loan cho biết, thực chất học sinh ở đây cũng phải chịu áp lực lớn, bởi lẽ sự cạnh tranh nhau là rất lớn. Ở Đài Loan, việc học thêm của học sinh có nhiều hình thức, nhưng không có trường hợp nào học sinh bị ép đi học thêm. Học sinh và phụ huynh hoàn toàn tự nguyện.

“Luật Đài Loan nghiêm cấm giáo viên dạy học bên ngoài nhà trường. Nếu ai bị phát hiện dạy thêm ngoài nhà trường sẽ bị phạt tiền và mất chứng chỉ hành nghề”, anh Quảng chia sẻ.

Dung Hà
TIN LIÊN QUAN

“Hãy cho em được ngủ!”

HUYÊN NGUYỄN - GIANG LINH |

Ngủ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào đang là một trong những biểu hiện đáng lo ngại về tình trạng thiếu ngủ của học sinh hiện nay.

Học sinh kêu cứu vì thiếu ngủ: Trẻ em là nạn nhân của bệnh thành tích?

QUANG ĐẠI |

Làm cha mẹ, ai cũng xót xa khi thấy con mình đang bị vắt kiệt sức vì áp lực học hành, nhưng đành chấp nhận. Đã đến lúc, chúng ta cần nhìn lại, có nên “hi sinh” tuổi thơ của con vì thành tích và những áp lực của tương lai?

Vì sao học sinh kêu cứu: Hãy cho em được ngủ?

B. Hà |

Áp lực học tập, thi cử, điểm số đã khiến học sinh (HS) bị thiếu ngủ trầm trọng, cảm thấy mệt mỏi khi phải tới trường.

Vụ “ngồi mát” thu tiền cấp phép dạy thêm: Tạm dừng nộp tiền về Phòng và Sở GD-ĐT

QUANG ĐẠI |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh việc Sở GD-ĐT Bình Phước tự đề ra quy định thu 3% tiền “cấp phép dạy thêm” trái quy định, cơ quan này đã ban hành văn bản tạm dừng thu số tiền nói trên.

Nâng khống thiết bị giáo dục: Bắt Giám đốc và phó Giám đốc Công ty Lam Hồng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Chiều 12.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, đơn bị vừa tiến hành bắt Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty cổ phần CNTT Lam Hồng về tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Công an tìm người mua máy in siêu tốc trong vụ sai phạm ở Sở GDĐT Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ – Ngày 12.3, Công an TP.Cần Thơ ra thông báo tìm người mua bán máy in siêu tốc để phục vụ công tác điều tra dấu hiệu sai phạm tại Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT).

Đưa hối lộ cho các đăng kiểm viên, một phó tổng giám đốc bị bắt

ANH TÚ |

TPHCM - Ông Mai Văn Quân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ và kỹ thuật ô tô Tiên Phong (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) vừa bị bắt vì hành vi đưa tiền cho các đăng kiểm viên của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Cảnh nude gây sốc ở phim The Glory 2 tạo tranh cãi vì quá trần trụi

Huyền Chi |

Trong "The Glory" 2, Hye Jeong (Cha Joo Young) gây sốc khi cởi áo, để lộ ngực trần.

“Hãy cho em được ngủ!”

HUYÊN NGUYỄN - GIANG LINH |

Ngủ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào đang là một trong những biểu hiện đáng lo ngại về tình trạng thiếu ngủ của học sinh hiện nay.

Học sinh kêu cứu vì thiếu ngủ: Trẻ em là nạn nhân của bệnh thành tích?

QUANG ĐẠI |

Làm cha mẹ, ai cũng xót xa khi thấy con mình đang bị vắt kiệt sức vì áp lực học hành, nhưng đành chấp nhận. Đã đến lúc, chúng ta cần nhìn lại, có nên “hi sinh” tuổi thơ của con vì thành tích và những áp lực của tương lai?

Vì sao học sinh kêu cứu: Hãy cho em được ngủ?

B. Hà |

Áp lực học tập, thi cử, điểm số đã khiến học sinh (HS) bị thiếu ngủ trầm trọng, cảm thấy mệt mỏi khi phải tới trường.

Vụ “ngồi mát” thu tiền cấp phép dạy thêm: Tạm dừng nộp tiền về Phòng và Sở GD-ĐT

QUANG ĐẠI |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh việc Sở GD-ĐT Bình Phước tự đề ra quy định thu 3% tiền “cấp phép dạy thêm” trái quy định, cơ quan này đã ban hành văn bản tạm dừng thu số tiền nói trên.