Học sinh không cần đeo tấm chắn giọt bắn, cần học cách "gắn bó" khẩu trang

Thùy Linh |

Hình ảnh học sinh đeo tấm kính chắn giọt bắn, đeo khẩu trang kín mít chống COVID-19 trong thời tiết nắng nóng những ngày vừa qua khiến các cháu khó chịu, khổ sở, còn các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Trần Đắc Phu- Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng: Học sinh không cần đeo tấm kính chắn giọt bắn, để phòng chống COVID-19, học sinh chỉ cần đeo khẩu trang, ngồi giãn cách, khử khuẩn lớp học, vệ sinh tay là quan trọng nhất.

"Đeo tấm chắn giọt bắn chỉ dành cho những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, với những người nghi ngờ, những người thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh trong bệnh viện, nhân viên bán hàng... Học sinh không cần thiết đeo tấm chắn giọt bắn, chỉ cần áp dụng những biện pháp giãn cách xã hội"- ông Phu nói.

Theo ông Phu, đeo tấm chắn giọt bắn còn làm hại thị lực của trẻ. "Đó không phải là tấm kính đạt tiêu chuẩn kỹ thuật như ở bệnh viện. Hơn nữa khi đeo người đeo không phải nhìn liên tục, mà các cháu học sinh thì phải điều tiết mắt liên tục. Vì vậy không nhất thiết phải đeo, sẽ hại mắt"- PGS Phu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết: "Học sinh mang nón che giọt bắn liên tục khi đến trường là không cần thiết". Trong lớp học, trẻ ngồi theo một hướng cố định, nón che giọt bắn lúc này cũng không có tác dụng nhiều. Thậm chí, các em có thể đùa nghịch làm kính tấm chắn gãy, dẫn đến nhiều tình huống ngoài ý muốn khác.

Nón che giọt bắn chỉ phát huy hiệu quả và thật sự cần thiết trong trường hợp mặt đối mặt, giao tiếp trực tiếp. Việc mang khẩu trang, rửa tay đúng cách và không đưa tay lên vùng mũi, miệng mới là cách phòng ngừa quan trọng và tốt nhất.

Bác sĩ Khanh cho hay việc mang nón che giọt bắn trong thời gian dài rất khó chịu. Học sinh không sử dụng quen sẽ đổ mồ hôi, ảnh hưởng đến mắt do trẻ thấy khó chịu nên dễ dùng tay để chạm vào mắt thường xuyên, đặc biệt là các em có đeo kính cận. Trong khi đó, việc dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng là hành động cần tránh để phòng ngừa lây nhiễm virus.

Sau những ngày đầu quay trở lại trường học, nhiều phụ huynh phản ánh rằng trẻ cảm thấy khó chịu vì phải đeo khẩu trang trong lớp, thậm chí nhiều em lén mở khẩu trang xuống để thở khi không có giáo viên. Thậm chí, hình ảnh các cháu đeo khẩu trang khi ngủ còn khiến cho phụ huynh vô cùng lo lắng. Nói về vấn đề này, bác sĩ Khanh khuyến cáo: "Hãy dạy cho trẻ cách làm quen dần".

"Thông thường, người không quen đeo khẩu trang, trong khoảng 30 phút sẽ có cảm giác khó thở. Tuy nhiên, điều này sẽ được khắc phục nếu hít sâu, thở chậm để điều hòa nhịp thở. Vì vậy, nhân viên y tế có thể mang khẩu trang liên tục nhiều giờ cũng không vấn đề gì"- bác sĩ Khanh nói.

Ông cũng khuyến cáo phụ huynh và giáo viên nên dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của khẩu trang để các em quen dần. Khi trẻ khó chịu, chúng ta cần hướng dẫn con hít sâu, thở từ từ và không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Không có tiêu chí học sinh phải đeo kính chống giọt bắn khi đến trường

Phạm Đông - Vương Trần |

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, không có tiêu chí nào là học sinh phải đeo nón chống giọt bắn, đây là sự sáng tạo của các địa phương.

Phụ huynh tranh cãi việc cho học sinh đeo kính chống giọt bắn đến trường

Bình Mai - Đặng Chung |

Ngay trong những ngày đầu tiên học sinh trên cả nước quay trở lại trường học, rất nhiều các biện pháp phòng tránh dịch COVID-19 được triển khai nhằm bảo đảm an toàn cho các em. Tuy nhiên, việc cha mẹ cho con đeo kính chống giọt bắn khi trở lại trường đang gây nhiều tranh cãi.

Bệnh nhân mắc COVID-19 số 91 vẫn trong tình trạng rất nguy kịch

Thùy Linh |

Chiều 5.5, theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, bệnh nhân 91 (nam phi công, quốc tịch Anh) - 1 trong 3 bệnh nhân COVID-19 nặng nhất vẫn trong tình trạng rất nguy kịch.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Không có tiêu chí học sinh phải đeo kính chống giọt bắn khi đến trường

Phạm Đông - Vương Trần |

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, không có tiêu chí nào là học sinh phải đeo nón chống giọt bắn, đây là sự sáng tạo của các địa phương.

Phụ huynh tranh cãi việc cho học sinh đeo kính chống giọt bắn đến trường

Bình Mai - Đặng Chung |

Ngay trong những ngày đầu tiên học sinh trên cả nước quay trở lại trường học, rất nhiều các biện pháp phòng tránh dịch COVID-19 được triển khai nhằm bảo đảm an toàn cho các em. Tuy nhiên, việc cha mẹ cho con đeo kính chống giọt bắn khi trở lại trường đang gây nhiều tranh cãi.

Bệnh nhân mắc COVID-19 số 91 vẫn trong tình trạng rất nguy kịch

Thùy Linh |

Chiều 5.5, theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, bệnh nhân 91 (nam phi công, quốc tịch Anh) - 1 trong 3 bệnh nhân COVID-19 nặng nhất vẫn trong tình trạng rất nguy kịch.