Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.

Bộ GDĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Trong số những điều học sinh được làm và không được làm, điều lệ mới cũng bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

Lý giải về điều này, đại diện Bộ GDĐT cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là rất cần thiết.

Quy định nói trên lập tức nhận được sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo ngại về mặt trái, bất cập của nó.

Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) không đồng tình với chủ trương cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

“Chỉ có giáo viên bậc THCS, THPT mới thấu hiểu như thế này là ổn hay không, lợi hay hại. Chỉ có các bậc phụ huynh có con đang học THCS, THPT mới thấy rõ tai hại của việc này.

Những nhà giáo tâm huyết, những bậc phụ huynh cũng cần lên tiếng để đừng đẩy con em mình rơi vào tình trạng lạm dụng điện thoại” – thầy Hiếu chia sẻ.

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Khắc Nguyễn tại TP Vinh (Nghệ An) chia sẻ về các bất cập của chủ trương cho phép học sinh sử dụng điện thoại.

“Trong 1 phòng học, cô giáo thì chỉ 1 mà học trò những 40, vậy lấy ai kiểm soát được mục đích sử dụng của học sinh, kiểm soát bằng cách nào?” – nhà giáo Nguyễn Khắc băn khoăn.

Ngoài ra, nhiều ý kiến lo ngại việc mặt trái của mạng xã hội, internet…thông qua điện thoại di động sẽ tác động đến học sinh, như việc “bóc phốt” giáo viên, xem, chia sẻ các thông tin xấu độc, bị rủ rê, lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh, thậm chí phạm pháp, sử dụng điện thoại sẽ làm sao nhãng, mất tập trung, yêu đương sớm…

Tuy nhiên, theo nhà giáo Nguyễn Đức Chiến (Hà Tĩnh), phụ huynh và giáo viên cũng đừng quá lo lắng về chủ trương nói trên.

“Việc học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học phải bảo đảm 2 điều kiện: Phục vụ cho mục đích học tập và được giáo viên cho phép. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về việc học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập, nên giáo viên sẽ hết sức cân nhắc. Mặt khác, không phải trường, lớp nào 100% học sinh cũng có điện thoại di động, nên chủ trương này chưa thể thành hiện thực trong tương lai gần” - thầy Chiến phân tích.

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đồng tình với việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học vì mục đích học tập, bởi vì đây là xu hướng chung không thể ngăn cản, kèm theo đó là nhiều tiện ích từ công nghệ tiên tiến.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý cần nhận thức đầy đủ về mặt trái của chủ trương nói trên, kèm theo các giải pháp quản lý chặt chẽ; ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng lạm dụng và lợi bất cập hại.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tú Quỳnh |

Từ ngày 1.11.2020, học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động trên lớp.

Hà Nội: Nghi án mất 13 tỉ đồng sau cuộc gọi điện thoại lạ

Việt Dũng |

Một người phụ nữ trú ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sau khi nhận cuộc gọi điện thoại lạ đã chuyển 13 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo.

Đâm chết người chỉ vì gọi điện thoại nhầm

Việt Dũng |

Nguyễn Quốc Mạnh (31 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) sau cú gọi điện thoại của ông Nguyễn Thanh Sơn đã thách thức, hẹn gặp rồi cùng đồng bọn gây án giết người.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tú Quỳnh |

Từ ngày 1.11.2020, học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động trên lớp.

Hà Nội: Nghi án mất 13 tỉ đồng sau cuộc gọi điện thoại lạ

Việt Dũng |

Một người phụ nữ trú ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sau khi nhận cuộc gọi điện thoại lạ đã chuyển 13 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo.

Đâm chết người chỉ vì gọi điện thoại nhầm

Việt Dũng |

Nguyễn Quốc Mạnh (31 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) sau cú gọi điện thoại của ông Nguyễn Thanh Sơn đã thách thức, hẹn gặp rồi cùng đồng bọn gây án giết người.