Học phí đại học tăng: Con nhà nghèo tạm gác lại ước mơ học trường y dược?

Sương Mai |

Vừa qua một số trường đại học đã công bố mức học phí mới, đặc biệt là khối trường Y Dược với mức tăng “phi mã”. Nhiều học sinh cho biết đành ngậm ngùi tử bỏ ước mơ trở thành bác sĩ khi nhìn những biểu giá học phí.

Mới đây, trong đề án tuyển sinh ĐH năm 2020, nhiều trường đại học công lập đã công bố mức học phí áp dụng cho năm học mới. Đáng chú ý, Đại học Y Dược TP.HCM công bố mức học phí mới tăng gấp 2-5 lần so với mức cũ.

Cụ thể, theo đề án của trường này, học phí năm 2020-2021 ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt 70 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm.

Như vậy, sinh viên học 6 năm ngành Y khoa - ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh sẽ phải đóng khoảng 524,66 triệu đồng, chưa kể chi phí sinh hoạt và nhiều chi phí khác.

Học phí đại học tăng vọt khiến nhiều sinh viên lo ngại. Ảnh: Lao Động
Học phí đại học tăng vọt khiến nhiều sinh viên lo ngại. Ảnh: Sơn Tùng

Sau khi mức học phí mới của ĐH Y Dược TPHCM được công bố, rất nhiều phụ huynh và học sinh tỏ ra lo lắng và băn khoăn.

Em Phạm Trường Giang, học sinh Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, TP. Thái Bình cho biết, với mức học phí các trường y dược tăng cao như vậy em buộc phải từ bỏ nguyện vọng trở thành bác sĩ.

"Từ lúc biết tin ĐH Y Dược TPHCM tăng học phí em hoang mang lắm. Chỉ còn ít ngày nữa là thi đại học rồi nhưng có lẽ em phải chuyển hướng sang thi trường sư phạm, hoặc tìm trường có học phí không quá cao, phù hợp với điều kiện của gai đình em" Giang nói.

Trần Thu Huyền (học sinh Trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh) thì phân vân: "Mức học phí mà Y -Dược TPHCM đưa ra ngang ngửa với trường tư thục. Em nghĩ mức học phí đắt đỏ như vậy đã dập tắt nhiều ước mơ được làm bác sĩ cứu người và khiến nhiều bạn học giỏi nhưng nhà nghèo mất đi cơ hội được theo học ngôi trường mình mơ ước”.

Khác với suy nghĩ lo ngại của các bạn trẻ, Nguyễn Nhật Lệ (sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội) tỏ ra rất lạc quan và tin rằng việc học phí tăng cao cũng góp phần tăng chất lượng đào tạo.

"Với mức học phí dự kiến lên đến hơn 500 triệu/6 năm thì nhà trường sẽ có kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất. Đồng thời cũng khiến sinh viên có ý thức, tập trung hơn trong việc học tập để hạn chế việc phải học lại tốn kém” - Lệ nói.

Trước thông tin trên, trong bài phỏng vấn với Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Dược TPHCM cho biết nhà trường có chính sách cấp học bổng để sinh viên trang trải học phí vài chục triệu đồng/năm.

"Bên cạnh việc tăng học phí thì nhà trường còn hỗ trợ cho học sinh nghèo học giỏi. Tổng học phí học sinh nộp vào nhà trường sẽ dành khoảng 10% để cấp học bổng lại cho sinh viên. Nếu các em thực sự học giỏi, gia đình khó khăn vẫn có thể học tập tại trường. Những người có điều kiện hơn thì nhà trường bắt buộc phải thu đủ" - ông Khôi chia sẻ.

Sương Mai
TIN LIÊN QUAN

Đại học Y- Dược tăng học phí gấp 5 lần: Bộ Y tế yêu cầu giải trình

Thùy Linh |

Sáng 5.6, trao đổi với Lao Động, đại diện Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ Y tế cho hay Bộ Y tế đã yêu cầu Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh giải trình về việc tăng học phí.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu

Đặng Chung |

Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.  

Cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng

HUYÊN NGUYỄN |

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí trường công lập không thể tăng cao đến mức dự tính 70 triệu đến cả trăm triệu/năm. Với mức này, học sinh gia đình không khá giả, giàu có thì làm sao theo học được. Các trường cần phải cân đối và tính toán lại.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Đại học Y- Dược tăng học phí gấp 5 lần: Bộ Y tế yêu cầu giải trình

Thùy Linh |

Sáng 5.6, trao đổi với Lao Động, đại diện Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ Y tế cho hay Bộ Y tế đã yêu cầu Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh giải trình về việc tăng học phí.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu

Đặng Chung |

Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.  

Cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng

HUYÊN NGUYỄN |

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí trường công lập không thể tăng cao đến mức dự tính 70 triệu đến cả trăm triệu/năm. Với mức này, học sinh gia đình không khá giả, giàu có thì làm sao theo học được. Các trường cần phải cân đối và tính toán lại.