Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm nói về nguồn gốc chính xác của lễ Vu Lan

Thành Trung |

Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ một điển tích trong kinh điển của Phật giáo. Điển tích này nhắc tới tôn giả Mục Kiền Liên - 1 trong 10 đệ tử lớn của đức Phật và quá trình xin cho vong mẫu của ông được thoát khỏi chốn khổ đau.

Tháng 7 là tháng mãn hạ 3 tháng an cư của tất cả các vị tăng ni. Ba tháng an cư này các tăng ni phải ở yên một chỗ, không di chuyển, họ tìm những chỗ thuận lợi để lễ bái, học tập kinh điển, nên sau 3 tháng mãn hạ, mùa an cư kết thúc các tăng ni có nguồn năng lượng rất lớn.

Khi tôn giả Mục Kiền Liên tới bạch Phật vì sao đã tu thành chánh quả rồi mà linh hồn của mẹ mình vẫn bị đoạ trong chốn khổ đau, giờ có cách nào cho linh hồn mẹ được siêu thoát hay không?

Đức Phật mới nói với tôn giả Mục Kiền Liên rằng mẹ ngài - bà Thanh Đề khi còn sống đã mắc tội keo kiệt, bủn xỉn.

Theo di chúc của ông Phó tướng Trưởng giả - cha của tôn giả Mục Kiền Liên, khi ông mất gia sản chia làm 3 phần, 1 phần cho bà Thanh Đề dưỡng lão, 1 phần lên cúng các chư tăng, 1 phần cho La Bốc (tên tục của tôn giả Mục Kiền Liên) ăn học.

Cha mất, La Bốc lấy 1 phần tài sản ăn học, khi trở về bà Thanh Đề nói dối với La Bốc rằng đã mời các chư tăng tới nhà cúng giàn cho cha ông và bố thí cho người nghèo.

Thế nhưng, thực tế các tăng ni tới đều bị bà Thanh Đề đuổi đi, người nghèo khổ, đói rách tới xin bà cũng đuổi đi, nên khi chết đi vong hồn bà bị đoạ vào chốn khổ đau.

 
 Cầu nguyện trong lễ Vu Lan tại chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Biết mẹ đã nói dối mình, nhưng vì thương mẹ, tôn giả Mục Kiền Liên xin đức Phật chỉ lối cho cách để vong hồn mẹ được siêu thoát.

Đức Phật nói, tháng 7 là ngày mãn hạ 3 tháng an cư, các chư tăng, ni có rất nhiều năng lượng, hãy tới nhờ họ chú nguyện cho vong hồn mẹ thì sẽ được siêu thoát.

Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm theo lời đức Phật và vong hồn mẹ ông cũng được giải thoát khỏi chốn khổ đau. 

 
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm 

Theo hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, trong Phật giáo có 4 ơn lớn gồm: Ơn Tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành, thầy cô dạy bảo và ơn tất cả mọi loại chúng sinh. Nhưng riêng trong tháng 7 âm lịch thì nặng về báo ơn cha mẹ. Từ đó hình thành nên mùa tri ơn và báo ơn hay còn gọi là mùa Vu Lan.

“Trước kia lễ Vu Lan chỉ chính trong 2 ngày 14-15 tháng 7 Âm lịch, nhưng theo thời gian lễ này đã trở thành một lễ lớn. Nhiều nơi tổ chức thành mùa Vu Lan kéo dài cả tháng”, hoà thượng Thích Bảo Nghiêm lý giải.

Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Tục "bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan ở nước ta có từ bao giờ?

Thành Trung |

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết, bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ một phong tục của người Nhật được hoà thượng Thích Nhất Hạnh đưa về nước từ những năm 1960. Vì đây là một phong tục đẹp, nên dần dần người Việt học theo, làm theo trong mùa Vu Lan báo hiếu.
 

Tâm nguyện người sống trong mùa lễ Vu Lan nơi cửa Phật

Phạm Dung - Nguyễn Hà |

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. 

Mẹ và Vu lan

Y Nguyên |

Ngày còn sống mẹ chưa là Phật tử, không thường xuyên đi lễ chùa; nhưng mỗi rằm, mồng một mẹ đều nhớ nấu ít chén chè, thổi dĩa xôi bày lên cúng Phật tại gia. 

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tục "bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan ở nước ta có từ bao giờ?

Thành Trung |

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết, bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ một phong tục của người Nhật được hoà thượng Thích Nhất Hạnh đưa về nước từ những năm 1960. Vì đây là một phong tục đẹp, nên dần dần người Việt học theo, làm theo trong mùa Vu Lan báo hiếu.
 

Tâm nguyện người sống trong mùa lễ Vu Lan nơi cửa Phật

Phạm Dung - Nguyễn Hà |

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. 

Mẹ và Vu lan

Y Nguyên |

Ngày còn sống mẹ chưa là Phật tử, không thường xuyên đi lễ chùa; nhưng mỗi rằm, mồng một mẹ đều nhớ nấu ít chén chè, thổi dĩa xôi bày lên cúng Phật tại gia.