Hiến hàng trăm mét đất làm đường, chuyện thường ở Phượng Vĩ

Tô Công |

Phú Thọ - Phong trào hiến đất làm đường đang lan tỏa rộng khắp tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê, cá biệt có những hộ gia đình nghèo tự nguyện hiến tới 400m2 đất.

Không nhận ra ngõ nhà mình

Phượng Vĩ là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Cẩm Khê, cách trung tâm huyện gần 20km. Trước đây, cơ sở hạ tầng giao thông của xã Phượng Vĩ rất khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thế nhưng, về với Phượng Vĩ những ngày cuối tháng 5 này, phóng viên Báo Lao Động ghi nhận, nơi đây đã có những cây cầu mới, những con đường bêtông liên xã, liên thôn khang trang, rộng rãi...

Tuyến đường trục chính của xã Phượng Vĩ đang được đầu tư một cây cầu mới kiên cố, trị giá hơn 25 tỉ đồng. Ảnh: Tô Công.
Tuyến đường trục chính của xã Phượng Vĩ đang được đầu tư một cây cầu mới kiên cố, trị giá hơn 23 tỉ đồng. Ảnh: Tô Công.

Người dân nơi đây kể lại, đã có những người đi làm xa lâu ngày, khi trở về quê hương không nhận ra chính con ngõ, chiếc cổng của nhà mình. Lý do là vì tất cả đều đã được "đập đi xây lại", hàng loạt người dân hiến đất, tài sản trên đất để làm đường.

Hỏi về một dự án đường giao thông nông thôn mới được đầu tư, xây dựng gần đây nhất, người dân xã Phượng Vĩ chỉ cho phóng viên đến khu Xóm Mới, cách trung tâm xã này khoảng 3km. Tại đây, con đường trục chính của xóm vừa được huyện Cẩm Khê đầu tư gần 13 tỉ đồng để nâng cấp, mở rộng, ven đường là hàng loạt những chiếc cổng, tường rào được xây mới.

Tuyến đường mới khang trang của khu Xóm Mới. Ảnh: Tô Công.
Tuyến đường bêtông khang trang của khu Xóm Mới. Ảnh: Tô Công.

Ông Nguyễn Văn Cấn - người dân sống tại khu Xóm Mới, xã Phượng Vĩ cho biết, để có được con đường mới rộng đẹp như ngày hôm nay, rất nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất, các trường hợp hiến trên 100m2 đất thì nhiều không đếm xuể. Riêng với gia đình ông Cấn, dù là một hộ nghèo, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng cũng đã tự nguyện hiến trên 200m2 đất cho con đường này.

"Khi nghe dự án về, không chỉ riêng hiến đất, mà một loạt các cây cối lớn như: Xà cừ, xoan, sấu... tôi đều chặt hết để phục vụ việc mở rộng đường. Cách đây 4 năm, gia đình tôi cũng đã hiến khoảng 500m2 đất để Nhà nước xây trường mầm non. Ở đây chúng tôi nghĩ đơn giản lắm, hiến đất làm đường để quê hương có cơ hội phát triển, bản thân và con cháu sau này được hưởng" - ông Cấn bộc bạch.

Gia đình ông Cấn là hộ nghèo của xã Phượng Vĩ. Ảnh: Tô Công.
Gia đình ông Cấn là hộ nghèo của xã Phượng Vĩ. Ảnh: Tô Công.

Dọn ngay "đại công trường" hiến đất để nhìn cho "đỡ xót"

Với gia đình bà Nguyễn Thị Tập - cùng sống tại khu Xóm Mới, xã Phượng Vĩ, mặc dù hoàn cảnh cũng không "khá khẩm" hơn gia đình ông Cấn là bao, nhưng gia đình bà Tập cũng đã hiến tới hơn 400m2 đất để làm đường, trở thành một trong những hộ "hi sinh" nhiều nhất để tuyến đường trục chính qua Xóm Mới được hoàn thiện như ngày hôm nay.

Bà Tập chia sẻ: "Khi biết dự án làm đường đi qua diện tích đất của gia đình nhiều như vậy, lúc đầu tôi cũng tiếc, nhưng thấy tất cả mọi người đều đồng lòng, nghĩ đến cái chung và tương lai sau này, tôi cũng đã không còn do dự, mong sao Nhà nước sẽ quan tâm nhiều hơn đến người dân xã Phượng Vĩ chúng tôi".

Hàng loạt cổng, tường rào và các công trình được xây mới ngay sau khi phải phá dỡ để mở rộng đường. Ảnh (tháng 12.2022): Tô Công.
Hàng loạt cổng, tường rào và các công trình được xây mới ngay sau khi phải phá dỡ để mở rộng đường. Ảnh (tháng 12.2022): Tô Công.

Tự hào kể lại cho phóng viên về quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện tuyến đường khu Xóm Mới, ông Đỗ Quang Huy - Chủ tịch UBND xã Phượng Vĩ nói: "Nhớ lại những ngày đầu, khi người dân đồng loạt tháo dỡ, phá bỏ những chiếc cổng, tường rào, thậm chí nhà tắm... 2 ven đường giống như một "đại công trường", sợ để lâu nhân dân nhìn vào xót, anh em nhìn cũng xót, tôi phải cho xử lý ngay".

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Trịnh Tiến Hậu - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Cẩm Khê cho biết, với dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn khu Xóm Mới, xã Phượng Vĩ, công tác quản lý dự án, thi công công trình rất thuận lợi do người dân nơi đây luôn phối hợp, tạo điều kiện, đặc biệt là việc tự nguyện hiến đất làm đường.

Hiến đất làm đường đã trở thành một phong trào tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công.
Hiến đất làm đường đã trở thành một phong trào tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công

"Có thể nói, khu Xóm Mới nói riêng, xã Phượng Vĩ nói chung là điểm sáng trong phong trào hiến đất làm đường. Từ hiệu quả của phong trào này, chủ đầu tư các dự án, nhà thầu, cho đến chính quyền địa phương sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, kinh phí, đảm bảo được tiến độ dự án cũng như thiết kế của công trình" - ông Hậu chia sẻ.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Người dân vùng cao Hòa Bình hiến đất xây Trạm y tế xã

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Gia đình bà Bùi Thị Nga tại xóm Bai Vớn, xã Định Cư đã hiến hơn 600 m2 đất đã có sổ đỏ để xây dựng trạm y tế xã, góp phần sớm đưa địa phương về đích nông thôn mới ở vùng cao.

Cầu xây dang dở vì... chờ dân tự nguyện hiến đất

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Cây cầu nối thôn Nam Sơn và Ngọc Hà ở xã Ngọc Sơn thuộc Dự án đường liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà) thi công dang dở rồi dừng lại hơn một năm nay vì vướng vào đất vườn của người dân nhưng không có phương án bồi thường mà chỉ chờ vận động dân... hiến đất.

Thủ tục hiến đất làm lối đi chung

Trang Hà (T/H) |

Hiến đất được hiểu là việc cho, tặng một phần đất của mình cho người khác một cách tự nguyện, không bắt buộc.

Thách thức với tham vọng phổ cập 100% taxi điện

Quốc Dân |

Ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội - nhận định sẽ còn nhiều khó khăn và rào cản trong quá trình phổ cập 100% taxi điện. Trong đó, tập trung nhiều ở các yếu tố bao gồm giá thành, hạ tầng và xử lí pin sau khi sử dụng.

Dấu hiệu làm giả hồ sơ tại gói thầu 34,8 tỉ đồng ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Quá trình mở gói thầu, địa phương phát hiện nhà thầu không cung cấp được bản gốc bằng đại học và chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình… Xác minh tại trường đại học cũng cho ra kết quả “không cấp bằng” với cán bộ nhà thầu.

Đang xử lí 127 tổ chức có sai phạm về tài chính, ngân sách

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chỉ ra việc quản lí sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ở một số bộ, ngành, địa phương còn sai phạm; việc chấp hành thời hạn báo cáo quyết toán chưa đảm bảo theo đúng quy định.

Đề xuất chi 250 tỉ đồng gom nước mưa tưới cho "vàng trắng" ở Lý Sơn

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nguồn nước ngầm trên đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt, nhiễm mặn, khiến nông dân trồng hành, tỏi trên hòn đảo này canh cánh nỗi lo mất mùa vì thiếu nước.

10 năm thành lập văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Bắc Trung Bộ

Nhóm PV |

10 năm trước, ngày 21.5.2013, phòng làm việc nhỏ tại tầng 2 Trường Cao Đẳng nghề số 1 Nghệ An tại Km số 1 - Đại lộ Lê Nin - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An chính thức trở thành trụ sở văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Bắc Trung Bộ. Kể từ đó, văn phòng dần phát triển mạng lưới phóng viên ra khắp 7 tỉnh thành, kéo dài từ Ninh Bình – Thừa Thiên Huế. Cùng với 94 năm chiều dài lịch sử của Báo Lao Động, suốt 10 năm qua, văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; tiếng nói của công nhân, viên chức, người lao động Việt Nam.

Người dân vùng cao Hòa Bình hiến đất xây Trạm y tế xã

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Gia đình bà Bùi Thị Nga tại xóm Bai Vớn, xã Định Cư đã hiến hơn 600 m2 đất đã có sổ đỏ để xây dựng trạm y tế xã, góp phần sớm đưa địa phương về đích nông thôn mới ở vùng cao.

Cầu xây dang dở vì... chờ dân tự nguyện hiến đất

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Cây cầu nối thôn Nam Sơn và Ngọc Hà ở xã Ngọc Sơn thuộc Dự án đường liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà) thi công dang dở rồi dừng lại hơn một năm nay vì vướng vào đất vườn của người dân nhưng không có phương án bồi thường mà chỉ chờ vận động dân... hiến đất.

Thủ tục hiến đất làm lối đi chung

Trang Hà (T/H) |

Hiến đất được hiểu là việc cho, tặng một phần đất của mình cho người khác một cách tự nguyện, không bắt buộc.