Hi vọng đòi lại tiền... hóa ra bị lừa đảo thêm lần nữa

Khánh Linh |

Lợi dụng lòng tin và tâm lí muốn lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo, nhiều đối tượng đã giả danh luật sư, kĩ sư công nghệ thông tin, nhân viên ngân hàng dụ dỗ các nạn nhân một lần nữa tiền mất, tật mang.

Giả danh ngân hàng mời khách hàng vay tiền

Đầu tháng 5.2022, chị N.M.A (trú tại TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) nhận được một cuộc gọi từ một số điện thoại lạ, tự xưng là nhân viên của Ngân hàng Quân đội (MB), thông báo khoản vay tại ngân hàng của chị được tăng hạn mức.

Do đã có khoản vay tại ngân hàng này từ trước, lại đang cần thêm tiền để mở rộng việc kinh doanh, chị M.A đã không mảy may nghi ngờ và ngay lập tức kết bạn zalo với đối tượng.

Chị M.A cho hay: "Sau khi kết bạn zalo, họ có gửi cho tôi một đường link để đăng kí, sau khi điền hết thông tin, sáng hôm sau, tôi nhận được tin nhắn thông báo rằng đã được duyệt khoản vay 50 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi vào rút tiền thì hệ thống báo số tài khoản của tôi không đúng và yêu cầu tôi nộp vào 10 triệu đồng để xác minh danh tính, đồng thời sửa số tài khoản".

Sau khi chuyển 10 triệu đồng vào số tài khoản đối tượng yêu cầu, người phụ nữ này lại nhận được thông tin do giao dịch chưa ghi nội dung nên chưa xác minh được danh tính. Tiếp sau đó, chị lại được yêu cầu chuyển thêm 20 triệu đồng vào số tài khoản trên.

"Tâm lý vừa chuyển khoản 10 triệu đồng và muốn lấy lại, với chúng gọi rất nhiều lần, liên tục thúc ép, nói rằng khoản vay đã được duyệt nên hàng tháng vẫn tính lãi, khiến em chuyển tiếp 20 triệu đồng không do dự" - chị M.A nói.

Tài liệu được các đối tượng chuẩn bị tinh vi để chiếm lòng tin của nạn nhân. Ảnh: NVCC
Tài liệu được các đối tượng chuẩn bị tinh vi để chiếm lòng tin của nạn nhân. Ảnh: NVCC

Dù lần này đã cẩn thận ghi họ tên và những nội dung như "nhân viên ngân hàng" yêu cầu. Tuy nhiên, chị lại nhận được thông báo rằng do chị đã thao tác quá nhanh nên toàn bộ hệ thống bị đóng băng cùng với 5 bộ hồ sơ. Đồng thời, nạn nhân được yêu cầu chuyển thêm 30 triệu đồng để giải băng hệ thống cùng lời đe dọa nếu không thực hiện sẽ phải đền bù 5 tỉ đồng.

"Đến đây thì tôi chợt tỉnh ra và biết mình bị lừa, chúng cũng không gọi thúc giục như 2 lần trước mà lật bài ngửa và trêu ngươi" - nạn nhân bức xúc.

Bị lừa thêm lần nữa

Không chỉ nở rộ các hình thức lừa đảo, mà "thừa nước đục thả câu", đánh vào tâm lí hoang mang của những người vừa bị mất tiền, "của đau, con xót", nhiều đối tượng đã đóng vai luật sư, nhân viên ngân hàng, kĩ sư công nghệ thông tin để đưa nạn nhân "vào tròng" thêm một lần nữa.

Hoang mang, rối bời sau khi bị lừa hơn 4 triệu, trong lúc chưa biết xử lí như thế nào thì khi lướt Facebook, chị N.T.T (Hưng Yên) đọc được dòng thông tin về việc nhận giúp đỡ hỗ trợ lấy lại số tiền bị mất, luật sư tốt hỗ trợ thu hồi.

Với tâm lí mong muốn lấy lại tiền đã mất, chị T ngay lập tức liên hệ với số điện thoại được ghim trên bài đăng.

"Ban đầu, chúng yêu cầu tôi chuyển 600 nghìn đồng tiền phí và cam kết sẽ lấy lại được, nhưng 3 ngày sau vẫn không thấy thông tin gì. Khi tôi hỏi thì chúng chặn luôn số điện thoại" - chị T cho hay.

Cùng cảnh ngộ, anh P.L (công nhân tại Phan Thiết) cũng vừa bị lừa lần 2 sau khi tin tưởng "luật sư" trên mạng với hi vọng lấy lại được số tiền 5 triệu đồng vừa bị lừa sau khi thực hiện nhiệm vụ trên telegram.

“Thừa nước đục thả câu“, nhiều đối tượng lại lợi dụng lòng tin để lừa nạn nhân thêm lần nữa. Ảnh: MXH
“Thừa nước đục thả câu“, nhiều đối tượng lại lợi dụng lòng tin để lừa nạn nhân thêm lần nữa. Ảnh: MXH

"Chúng yêu cầu chuyển phí rồi mất tích, không liên lạc lại. Nhiều người tin tưởng chúng còn mất cả mấy chục triệu đồng" - anh L bày tỏ.

Thông qua mạng xã hội Facebook, chúng lập nhiều tài khoản giả danh luật sư. Sau đó, đăng bài với nội dung hỗ trợ nạn nhân của các vụ lừa đảo đòi lại tiền.

Những tài khoản này sử dụng ảnh đại diện, tên gọi giống với giới luật sư nhằm khiến nạn nhân tin tưởng.

Tiếp đó, sau khi chiếm được lòng tin, các đối tượng sẽ thông báo đã kết nối được với đơn vị an ninh mạng. Tuy nhiên, thông báo với nạn nhân rằng số tiền trước đó đã bị kẻ xấu chuyển đến nền tảng cược trực tuyến với mục đích rửa tiền.

Để thu hồi tài sản, đối tượng yêu cầu nạn nhân cần lập một tài khoản cá cược mới. Đồng thời cho biết, cùng thời điểm nạn nhân thực hiện giao dịch, đội ngũ an ninh sẽ can thiệp vào hệ thống, giúp nạn nhân chiến thắng và lấy lại tiền.

Cùng với việc hỗ trợ, chúng sẽ thu thêm một khoản phí dựa trên tổng tài sản mà nạn nhân bị lừa. Nếu tiếp tục nghe theo và chuyển khoản, nạn nhân sẽ bị lừa thêm một lần nữa.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Giả danh Công an quận Long Biên để lừa đảo người dân chuyển hơn 3 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Một đối tượng đã giả danh Công an quận Long Biên, yêu cầu người dân phải tất toán số tiền tiết kiệm hơn 3 tỉ đồng rồi chuyển ngay vào một tài khoản do đối tượng này cung cấp.

Cảnh báo 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng

PHƯƠNG ANH |

Mới đây, 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra phổ biến trên không gian mạng vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra. 

Giả danh cả Cảnh sát công nghệ cao để lừa đảo người dân

THANH TUẤN |

Ngày 24.6, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã gửi các khuyến cáo việc người dân không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng qua cuộc gọi điện thoại. Bởi một số đối tượng đã gọi điện giả danh lực lượng Cảnh sát để thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Giả danh Công an quận Long Biên để lừa đảo người dân chuyển hơn 3 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Một đối tượng đã giả danh Công an quận Long Biên, yêu cầu người dân phải tất toán số tiền tiết kiệm hơn 3 tỉ đồng rồi chuyển ngay vào một tài khoản do đối tượng này cung cấp.

Cảnh báo 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng

PHƯƠNG ANH |

Mới đây, 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra phổ biến trên không gian mạng vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra. 

Giả danh cả Cảnh sát công nghệ cao để lừa đảo người dân

THANH TUẤN |

Ngày 24.6, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã gửi các khuyến cáo việc người dân không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng qua cuộc gọi điện thoại. Bởi một số đối tượng đã gọi điện giả danh lực lượng Cảnh sát để thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi.