Hé lộ loại vaccine mà 4 hiệp hội kiến nghị Chính phủ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu

Cường Ngô - Vũ Long |

Đại diện 4 hiệp hội vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine hoặc hỗ trợ doanh nghiệp mua vaccine khẩn trương và hợp pháp để tiêm cho người lao động ngành hàng xuất khẩu. Song, việc đàm phán mua vaccine cần rất nhiều thủ tục liên quan, bởi phía cung cấp vaccine chỉ làm việc với Chính phủ.

Tìm được nguồn vaccine, đó là vaccine nào?

4 hiệp hội doanh nghiệp, bao gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và các bộ ngành liên quan đến vấn đề vaccine cho người lao động.

Những hiệp hội này kiến nghị khẩn trương thực hiện 2 giải pháp cấp bách. Thứ nhất, Chính phủ cần tạo điều kiện nhanh nhất và nhiều nhất (cuối tháng 7 và đầu tháng 8) lượng vaccine để tiêm cho người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp của 4 ngành hàng xuất khẩu để tiếp tục vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch.

Thứ hai, 4 hiệp hội cũng đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ các hiệp hội mua vaccine từ nguồn cung tự tìm kiểm để tiêm miễn phí cho người lao động.

“Chúng tôi đã chủ động tìm nguồn cung vaccine từ Tập đoàn Royal Stratergic Partner UAE (UAE). Ngày 13.7, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã tới làm việc với tập đoàn để xác minh về khả năng cung ứng vaccine của họ”, đại diện 4 hiệp hội cho hay.

Trao đổi với Lao Động, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam - cho biết, việc tìm nguồn vaccine ở UAE mới trong giai đoạn khởi động, trao đổi với đối tác về 2 nguồn vaccine. Tuy nhiên, việc cung cấp vaccine chỉ được thông qua các thoả thuận, làm việc trực tiếp với các cơ quan Chính phủ, các tổ chức liên kết nhiều quốc gia, hoặc thông qua các tổ chức phân phối Covax (tổ chức được điều động bởi WHO, Liên minh Vaccine Toàn cầu và Liên minh Đổi mới Sẵn sàng vì Dịch bệnh với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Unicef)...

"Việc đàm phán mua vaccine cần rất nhiều thủ tục liên quan. Phía cung cấp vaccine chỉ làm việc với Chính phủ, còn nhiệm vụ của các hiệp hội là tìm nguồn và chi trả kinh phí, chúng tôi không đủ tư cách cũng như vị trí chuyên môn để đàm phán.

Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ và Bộ Y tế chủ trì đàm phán với tập đoàn trên, hoặc chỉ định đơn vị nhập khẩu Việt Nam đủ điều kiện triển khai thủ tục, ưu tiên hỗ trợ các hiệp hội thực hiện việc tiêm chủng cho người lao động tại nhà máy" - bà Xuân cho biết.

Khi được hỏi về nguồn vaccine mà bốn hiệp hội đang tự tìm kiếm là những loại vaccine nào, bà Phan Thị Thanh Xuân từ chối trả lời và khẳng định "mọi thứ mới ở giai đoạn sơ khai, nên chưa thể cung cấp được".

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) - cho Lao Động biết, vaccine không phải là hàng hóa xuất nhập khẩu bình thường, mà là mặt hàng đặc biệt, thủ tục rất phức tạp, nên phải có sự vào cuộc của Chính phủ và Bộ Y tế mới có thể nhập khẩu về được. Mặc dù các hiệp hội rất mong muốn, nhưng không thể tự đứng ra đàm phán, nhập khẩu.

Trong khi đó, trao đổi với Lao Động, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, nguồn vaccine từ UAE được chào từ lâu rồi. Đây là nhà đầu tư của Nga, chào bán vaccine Sputnik V của Nga. Để mua vaccine này, cần có sự đàm phán của Chính phủ thì họ mới chấp nhận bán.

"Nếu Chính phủ hỗ trợ đàm phán, chúng tôi sẽ nhập khẩu được vaccine này. Chúng tôi đang tiếp tục vận động, nếu Chính phủ hỗ trợ thì vaccine sẽ nhập về khoảng 2 triệu liều cho ngành Gỗ, dệt may, da giày… là đủ" - ông Đỗ Xuân Lập nói.

Theo ông Lập, doanh nghiệp bỏ tiền mua vaccine và nhờ Chính phủ, Bộ Y tế đứng ra đàm phán. Vaccine nhập khẩu dù đơn vị nào nhập về cũng phải là vaccine đạt chuẩn, đã được Chính phủ, Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam.

“Thậm chí chúng tôi đã lãnh thanh toán 31 triệu USD để mua 1 triệu liều vaccine Moderna, các thủ tục làm xong hết rồi nhưng đến lúc thực hiện thì gian nan, đổ bể hết" - ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.

Tập trung khả năng tiếp cận vaccine nhanh nhất

Theo lãnh đạo các hiệp hội, 3 tháng gần đây, khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại và nghiêm trọng tại các nhà máy khu công nghiệp, đặc biệt tại khu vực phía Nam, các doanh nghiệp được yêu cầu thực hiện "3 tại chỗ" (sản xuất, ăn, ngủ tại chỗ). Tuy nhiên, do các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này có quy mô lớn, dùng hàng nghìn đến vài chục nghìn lao động nên không đủ khả năng triển khai.

Do vậy trên 90% các doanh nghiệp đều phải chấp nhận dừng sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cho các nhãn đã tin tưởng đặt hàng sản xuất tại Việt Nam. Về dài hạn việc này sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của các nhãn hàng các nhà nhập khẩu về thị trường Việt Nam.

Trao đổi với Lao Động, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết, với Vinatex, trong những tháng cuối năm 2021 hệ thống dệt may thuộc Tập đoàn Vinatex phải đương đầu với những rủi ro mới: Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may như Phong Phú, Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, Hữu Nghị nằm trong vùng có dịch bệnh với nguy cơ cao phải làm việc giãn cách, huy động tỉ lệ lao động thấp.

Thứ hai, hiện đã xuất hiện các ca bệnh trong doanh nghiệp của Vinatex hoặc trong cụm/khu công nghiệp có doanh nghiệp của Vinatex đóng quân như tại Đáp Cầu, Hữu Nghị... Trong bối cảnh đó, Tập đoàn và các đơn vị cần đẩy mạnh quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm chính sách phòng, chống dịch COVID-19. Thúc đẩy tối đa việc đăng ký tiêm vaccine cho công nhân từ nguồn kinh phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là ưu tiên cho các doanh nghiệp phía Nam, doanh nghiệp may quy mô lớn.

Một nguồn tin từ Vinatex cũng cho biết, hiện nay, để có vaccine, doanh nghiệp chi tiền mua qua 19 đầu mối của Bộ Y tế, vaccine về kho của Nhà nước sẽ phân bổ ưu tiên những nơi dịch nặng. "Tôi biết, nhiều doanh nghiệp dệt may đã lao đao từ đầu tháng 6.2021, đến nay đã đóng cửa, tạm ngưng hoạt động theo yêu cầu của UBND TP.Hà Nội. Việc tạm ngưng hoạt động khiến bao đơn hàng phải huỷ, công nhân tạm nghỉ, doanh nghiệp cũng cố gắng phụ cấp, san sẻ khó khăn với người lao động, song gánh nặng tài chính lại đè nặng lên vai doanh nghiệp. Nếu tình hình này kéo dài, họ sẽ không gánh nổi nữa. Chính vì vậy, vaccine vẫn là chìa khoá để cứu doanh nghiệp, cứu người lao động" - người này nói.

"Đánh giá cao việc AAFA kêu gọi Chính phủ Mỹ gửi thêm vaccine cho Việt Nam"

"Để duy trì chuỗi cung ứng, những ngày qua, Hiệp hội May mặc & Giày dép Mỹ (AAFA) đã kêu gọi Chính phủ Mỹ gửi thêm vaccine cho Việt Nam, bao gồm cả vaccine AstraZeneca từ kho dự trữ.

Tôi đánh giá rất cao hành động này từ phía AAFA để duy trì chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp dệt may, da giày giữa Việt Nam và Mỹ. Việt Nam hiện là nhà cung cấp hàng dệt may, giày dép lớn thứ hai cho thị trường Mỹ, chiếm 20% tổng lượng hàng nhập khẩu của nước này. Các doanh nghiệp cung ứng của các ngành này thường tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, xung quanh TPHCM, với lực lượng lao động khoảng 4 triệu người. Hiện các tỉnh này chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng COVID-19 lần thứ tư", bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam nói. Cường Khánh

Cường Ngô - Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

AN An (T/H) |

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.

Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ lên tiếng việc giả mạo tiêm vaccine COVID-19 dịch vụ

AN AN |

Hôm nay 30.7, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có công văn số 1346/VSDTTƯ-TTDV gửi Bộ Y tế, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông để báo cáo hiện tượng xuyên tạc, giả mạo thông tin tiêm vaccine COVID-19.

8 dấu hiệu cần thông báo cấp cứu ngay sau khi tiêm vaccine COVID-19

LÂM ANH |

Người được tiêm chủng cần tự theo dõi sau tiêm chủng vaccine COVID-19. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời gian tự theo dõi là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu.

Lý giải đề xuất sửa đổi, cập nhật gần 400 tên đường ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện) |

Thống kê gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… tại TPHCM nhận được nhiều tranh luận, trong đó không ít ý kiến lo ngại các thủ tục rắc rối, tốn kém nếu điều chỉnh. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS), Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để hiểu rõ hơn về những đề xuất điều chỉnh này.

Khởi tố 14 người thuộc Chi cục đăng kiểm đường thuỷ ở TPHCM, Vũng Tàu

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sáng ngày 17.2, Công an TPHCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thêm một số thông tin mới nhất liên quan đến các trung tâm đăng kiểm có xảy ra sai phạm trong thời gian vừa qua trên địa bàn TPHCM và các tỉnh.

Những quán ăn Hà Nội chẳng khác nào nhà hàng mậu dịch

Chí Long |

Tới các quán ăn này, du khách như ngược dòng thời gian trở về thời "ông bà ta" với khung cảnh xưa cũ, tem phiếu, sổ gạo thời bao cấp, sử dụng vật trang trí như đèn bấc, xe đạp Phượng Hoàng, ăn cơm độn khoai, cà muối.

Kiểm định cầu Nhật Tân, Thanh Trì cùng lúc có gây khó khăn cho người dân?

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến lo ngại việc kiểm định cùng lúc hai cầu Thanh Trì và cầu Nhật Tân sẽ không phù hợp và gây khó cho giao thông, vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng sẽ linh động, nếu ùn tắc kéo dài sẽ mở rào để phương tiện lưu thông.

Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh: Vi phạm mua sắm trang thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh rất lớn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Chiều 16.2, phóng viên Báo Lao Động đã trực tiếp gặp Đại tá Nguyễn Thanh Liêm - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh để nắm bắt thông tin về vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Hà Tĩnh mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố.

Tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

AN An (T/H) |

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.

Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ lên tiếng việc giả mạo tiêm vaccine COVID-19 dịch vụ

AN AN |

Hôm nay 30.7, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có công văn số 1346/VSDTTƯ-TTDV gửi Bộ Y tế, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông để báo cáo hiện tượng xuyên tạc, giả mạo thông tin tiêm vaccine COVID-19.

8 dấu hiệu cần thông báo cấp cứu ngay sau khi tiêm vaccine COVID-19

LÂM ANH |

Người được tiêm chủng cần tự theo dõi sau tiêm chủng vaccine COVID-19. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời gian tự theo dõi là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu.